Viêm khớp cùng chậu rất dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh xương khớp khác. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng phá hủy xương khớp.
1. Viêm khớp cùng chậu là gì?
Khớp cùng chậu nằm ở phần dưới cột sống, nối xương chậu với xương cột sống. Viêm khớp cùng chậu gây cảm giác đau nhức khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của bệnh nhân. Bệnh dễ bị nhầm lẫn với thoát vị đĩa đệm, gai cột sống nên gây khó khăn trong điều trị.
2. Triệu chứng viêm khớp cùng chậu
Do nằm ở vị trí đặc thù nên khi bị viêm khớp cùng chậu, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng:
- Đau lưng dưới, lan xuống hông, mông và chạy dọc xuống chân.
- Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội. Đau nặng hơn khi leo cầu thang, chạy bộ, đi bộ bước dài, đứng lâu trong một tư thế.
- Khó khăn khi cúi, nghiêng, xoay người
- Có thể kèm sốt nhẹ
- Mất ngủ
3. Biến chứng của viêm khớp cùng chậu
Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời, dứt điểm sẽ tiến triển thành mạn tính và gây ra nhiều biến chứng như:
- Tổn thương dây thần kinh tọa
- Teo cơ đùi, mông
- Dính khớp, gây khó khăn cho phụ nữ trong quá trình mang thai và sinh nở.
- Tàn phế
4. Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp cùng chậu
4.1. Nhiễm khuẩn
Tuy ít khi xảy ra nhưng khớp có thể bị viêm do nhiễm virus, vi khuẩn và thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Việc không giữ vệ sinh sạch sẽ trong kỳ kinh nguyệt hoặc bị viêm nhiễm vùng kín sẽ gây nhiễm khuẩn. Virus, vi khuẩn từ đó sẽ lan xuống vùng khớp cùng chậu gây viêm nhiễm.
4.2. Do mắc phải một số bệnh lý
Nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ một số bệnh lý khác, có thể kể đến là:
- Viêm đại tràng
- Viêm ruột thừa
- Viêm đường tiết niệu
- Viêm cột sống dính khớp
- Viêm khớp phản ứng
Viêm cột sống dính khớp cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh
>> Xem thêm:
Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả
Viêm cột sống dính khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, uống gì khỏi bệnh
[Viêm khớp phản ứng] – Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh
4.3. Chấn thương
Các chấn thương trong lao động, chơi thể thao, tham gia giao thông tại vùng chậu hông có thể là nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra việc thường xuyên mang vác nặng, ngồi làm việc sai tư thế cũng có thể gây viêm khớp cùng chậu.
4.4. Viêm khớp cùng chậu do mang thai
Khớp xương cùng chậu ở phụ nữ có bầu có sẽ mở rộng và kéo dài hơn so với bình thường để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Thêm vào đó, sự phát triển của thai nhi cùng sự gia tăng trọng lượng của bà bầu tạo thêm sức ép cho khớp cùng chậu. Do đó, khớp ở vị trí này của bà bầu dễ bị viêm hơn.
5. Chẩn đoán
- Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ kiểm tra phản ứng của cơ thể, vị trí đau ở vùng hông, mông. Cùng với đó, bác sĩ hỏi người bệnh về tiền sử bệnh lý, triệu chứng.
- Chụp X-quang khung chậu: xác định tổn thương tại khớp
- Chụp MRI: cho hình ảnh rõ nét của xương, mô
- Xét nghiệm nước tiểu
- Xét nghiệm dịch âm đạo: xác định bệnh do nhiễm khuẩn.
6. Điều trị viêm khớp cùng chậu
Viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không là thắc mắc của nhiều người. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị khác nhau.
6.1. Thuốc tây
- Thuốc giảm đau chống viêm không steroid: Acetaminophen (Dolodon, Tylenol…), Diclofenac (Votaren)…
- Thuốc kháng sinh: Doxycyclin, Amoxicillin...
- Thuốc corticoid: Hydrocortison, Methylprednisolon (Depo medrol)…
Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc Hydrocortison
Sử dụng các loại thuốc này lâu ngày, người bệnh có thể sẽ gặp phải các tác dụng phụ như đau bụng, tăng men gan và suy thận… Do đó, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ.
6.2. Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp cùng chậu
Từ hàng ngàn năm trước, cha ông ta đã sử dụng các vị thuốc từ cây cỏ quen thuộc ngay trong vườn nhà để chữa viêm khớp cùng chậu. Các bài thuốc đông y có ưu điểm là lành tính nhưng tác dụng chậm, cần kiên trì thực hiện mới đem lại hiệu quả.
- Bài thuốc từ đu đủ và mễ nhân: giúp đẩy lùi các chứng đau nhức xương khớp
- Bài thuốc từ rễ cây trinh nữ: Sử dụng rễ cây trinh nữ để chữa trị viêm khớp là một bài thuốc phổ biến. Rễ loại cây này có tác dụng chống viêm, làm dịu các cơn đau nhức.
- Bài thuốc từ cà tím: theo đông y, cà tím có tính hàn, vị ngọt, hiệu quả trong điều trị viêm khớp.
- Bài thuốc từ ngải cứu: đắp ngải cứu vào vùng bị đau giúp giảm đau tại chỗ hữu hiệu.
- Bài thuốc chữa viêm khớp cùng chậu từ lá lốt.
6.3. Vật lý trị liệu
Phương pháp này giúp làm mềm cơ, giảm đau, tăng cường sức mạnh, sự linh hoạt của khớp cùng chậu. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng liệu pháp nhiệt, xoa bóp hoặc các bài tập vận động.
6.4. Phẫu thuật
Khi các phương pháp trên không phát huy tác dụng, tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để tránh biến chứng.
7. Lưu ý cho người bệnh
- Tránh vận động nhanh, mạnh, đột ngột, không khom lưng để khiêng đồ nặng. Không ngồi xổm hoặc ngồi xếp bằng. Người bệnh nên giữ thẳng lưng khi ngồi.
- Để giảm đau tại chỗ, người bệnh có thể chườm nóng, chườm lạnh như một biện pháp hỗ trợ.
- Tập luyện thể dục thể thao phù hợp tình hình bệnh để tăng sự linh hoạt cho khớp.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D, B12, canxi, kali, omega-3 vào thực đơn hàng ngày. Kiêng rượu, bia, thuốc lá.
- Chữa trị triệt để các bệnh lý, chấn thương là nguyên nhân gây viêm khớp cùng chậu.
- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tái khám theo lịch hẹn.
Do những ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và biến chứng mà viêm khớp cùng chậu có thể gây ra, người bệnh tới ngay các cơ sở y tế khi phát hiện triệu chứng bệnh. Chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng trợ giúp qua hotline 0865 344 349 hoặc chat trực tiếp.
[Bệnh viêm khớp]: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và lưu ý
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.