Viêm khớp cổ tay là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Viêm khớp cổ tay là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

    Tham vấn y khoa: PGS.TS Nguyễn Huy Oánh

    Biên tập viên: Linh Chi

    11/01/22

    Viêm khớp cổ tay là bệnh lý phổ biến mà mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc phải. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc. Bởi vậy, tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị viêm khớp cổ tay là việc làm vô cùng cần thiết.

    5/5 - (184 bình chọn)

    1. Viêm khớp cổ tay là bệnh gì?

    Khớp cổ tay phải hoạt động nhiều nên rất dễ bị tổn thương. Viêm khớp cổ tay là tình trạng sụn khớp ở bộ phận này bị bào mòn. Điều này khiến các đầu xương cọ xát vào nhau gây viêm, sưng, đau và cứng khớp. Bệnh gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt, vận động của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn biến nặng và chuyển sang giai đoạn biến chứng nguy hiểm.

    Viêm khớp cổ tay

    2. Triệu chứng viêm khớp cổ tay

    Biểu hiện của viêm khớp cổ tay rất dễ để nhận biết. Người bệnh có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng dưới đây:

    DẤU HIỆU Triệu chứng cụ thể
    ✅ Đau khớp Ban đầu âm ỉ, sau dữ dội. Đau nhiều hơn vào đem và sáng sớm
    ✅ Sưng khớp Cổ tay sưng và nhô lên hẳn so với các vùng xung quanh
    ✅ Cứng khớp Cứng khớp cổ tay khiến người bệnh gặp khó khăn khi cử động hoặc cầm, nắm…
    ✅ Nóng, đỏ cổ tay Triệu chứng này xuất hiện khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Lúc này vùng khớp cổ tay sẽ nóng lên và có màu hồng nhạt hoặc đỏ
    ✅ Dấu hiệu khác Sốt nhẹ, đổ mồ hôi, tê bì, mệt mỏi…

    3. Viêm khớp cổ tay có nguy hiểm không?

    Như trên đã đề cập, bệnh gây ra một loạt các vấn đề ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của cổ tay. Từ đó làm giảm khả năng vận động, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt cũng như cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Mất chức năng vận động, biến dạng bàn tay, teo cơ, thậm chí là tàn phế.

    4. Nguyên nhân gây viêm khớp cổ tay

    Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nó có thể xuất phát từ tính chất công việc, môi trường sống hoặc lý do bệnh lý.

    4.1. Viêm khớp cổ tay do đặc thù công việc

    Đặc thù công việc khiến nhiều người phải sử dụng khớp cổ tay một cách liên tục, nặng nhọc. Cổ tay phải hoạt động thường xuyên mà không được nghỉ ngơi sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng co cứng, đau và viêm khớp.

    Viêm khớp cổ tay do đặc thù công việc

    Gõ máy tính thường xuyên cũng có thể gây ổn thương khớp cổ tay

    4.2. Thời tiết, môi trường sống

    Một số trường hợp bệnh có thể xuất hiện do sự tác động của yếu tố thời tiết, môi trường. Thời tiết chuyển lạnh đột ngột, môi trường sống ẩm ướt sẽ khởi phát cơn đau, viêm tại khớp.

    4.3. Chấn thương gây viêm khớp cổ tay

    Trong sinh hoạt, lao động hàng ngày, chúng ta rất dễ gặp phải các chấn thương tại khớp cổ tay. Đó có thể là tai nạn lao động, chấn thương trong lúc chơi thể thao hay vấp ngã, va đập gây tổn thương cổ tay, gãy xương, giãn dây chằng. Khớp cổ tay chịu áp lực lớn dẫn đến viêm sưng.

    Chấn thương gây viêm khớp cổ tay

    Gãy xương cổ tay có thể để lại hậu quả là tình trạng viêm sưng

    4.4. Thoái hóa khớp

    Bệnh có thể xuất phát từ một nguyên nhân bệnh lý khác. Trong đó, thoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân phổ biến. Thông thường tình trạng lão hóa của cơ thể sẽ gây thoái hóa khớp. Do đó, nó thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, xu hướng thoái hóa khớp đang ngày càng trẻ hóa. Thoái hóa khớp gây bào mòn sụn khớp, suy giảm dịch khớp.

    4.5. Viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các mô khớp. Nó xuất hiện ở các khớp đối xứng. Do đó, người bệnh sẽ đồng thời bị viêm ở cả hai khớp cổ tay.

    4.6. Hội chứng ống cổ tay

    Hội chứng ống cổ tay là tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa đi qua cổ tay. Từ đó gây viêm, đau, ảnh hưởng tới khả năng vận động của cổ tay và ngón tay. Người thừa cân, béo phì, phụ nữ có thai, dân văn phòng, thu ngân… thường gặp phải hội chứng này.

    Hội chứng ống cổ tay gây viêm khớp cổ tay

    Hội chứng ống cổ tay có thể là nguyên nhân gây bệnh

    4.7. Viêm khớp nhiễm khuẩn

    Đây là một tình trạng bệnh lý khá hiếm gặp. Viêm khớp nhiễm khuẩn do virus hoặc vi khuẩn ở khu vực khác của cơ thể theo máu lan tới khớp. Bên cạnh đó vi khuẩn, nấm cũng có thể thâm nhập từ vết thương hở tại khớp.

    4.8. Bệnh gút

    Sự gia tăng hàm lượng axit uric trong máu, dẫn tới lắng đọng tinh thể muối urat tại các khớp gây nên bệnh gút. Thường bệnh sẽ ảnh hưởng tới khớp ngón chân cái, khớp khủy tay, ngón tay và cả khớp cổ tay.

    5. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

    Về lý thuyết, bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ cao hơn những người khác.

    – Người cao tuổi: Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương ở sụn khớp. Trong đó có khớp cổ tay.

    – Dân văn phòng: Thường xuyên phải sử dụng tay, cổ tay để đánh máy tính, cầm điện thoại.

    – Công nhân phải dùng tay trong quá trình làm việc.

    – Vận động viên các bộ môn sử dụng tay nhiều, mạnh như: Tennis, cầu lông, bóng bàn, bóng rổ…

    – Phụ nữ sau sinh: Phụ nữ có tỷ lệ bị viêm xương cổ tay cao hơn so với ở nam giới. Đặc biệt, đau khớp cổ tay sau sinh là tình trạng nhiều chị em gặp phải. Lý do là sau khi sinh, nội tiết tố nữ progesterone, estrogen bị giảm sút làm ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.

    – Người có người thân trong gia đình mắc bệnh.

    6. Chẩn đoán

    Một số phương pháp sẽ được thực hiện để chẩn đoán bệnh. Trước hết bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng và tiền sử bệnh. Sau đó sẽ xem xét các biểu hiện trên khớp cổ tay, kiểm tra tầm vận động. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định:

    – Chụp X-quang: Giúp phát hiện những tổn thương tại cổ tay như sụn khớp bị bào mòn, gãy xương, gai xương.

    – Chụp MRI: Giúp bác sĩ đánh giá sâu hơn về tình trạng viêm nhiễm tại khớp và dây chằng.

    – Siêu âm: Cung cấp những thay đổi trong cấu trúc xương khớp cổ tay

    – Xét nghiệm máu: Phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng

    – Phân tích dịch khớp: Bác sĩ sẽ chọc hút dịch khớp để lấy mẫu phân tích trong phòng thí nghiệm.

    7. Điều trị viêm khớp cổ tay

    Tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Về nguyên tắc trong chữa trị là vừa giảm triệu chứng vừa ngăn ngừa biến chứng.

    7.1. Nẹp cổ tay

    Trong trường hợp chấn thương hoặc bác sĩ thấy rằng cần phải hạn chế những vận động có hại, nẹp cổ tay sẽ là giải pháp. Thanh nẹp sẽ giúp cố định cổ tay nhưng người bệnh vẫn có thể cử động ngón tay.

    Nẹp cổ tay chữa viêm khớp cổ tay

    Nẹp cổ tay giúp hạn chế những tổn thương trầm trọng hơn

    7.2. Chườm giảm đau

    Biện pháp nhiệt lạnh sẽ giúp giảm bớt các cơn đau nhức tại chỗ. Người bệnh có thể dùng túi chườm nóng hoặc khăn bọc đá, chai nước đá để chườm vào vùng cổ tay bị viêm. Lưu ý là thời gian chườm không quá 20 phút và không chườm lên vết thương hở.

    7.3. Thuốc tây trị viêm khớp cổ tay

    Đa phần các loại thuốc Tây sẽ giúp giảm bớt tình trạng sưng, đau, nhất là các cơn đau cấp tính. Tuy nhiên, người bệnh chỉ được sử dụng thuốc khi được bác sĩ chỉ định.

    – Thuốc giảm đau: Acetaminophen… giảm nhanh các cơn đau.

    – Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Ibuprofen… giúp giảm bớt tình trạng viêm của khớp. Từ đó giúp giảm đau tại khớp. Tuy nhiên nếu bệnh nhân bị suy thận hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hóa sẽ không thể dùng NSAID trong thời gian dài.

    – Thuốc tiêm corticoid: Chỉ được sử dụng khi bệnh ở giai đoạn nặng mà những loại thuốc khác không hiệu quả.

    Thuốc tây trị viêm khớp cổ tay

    Thuốc Acetaminophen giúp giảm bớt đau nhức cho người bệnh

    7.4. Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp cổ tay

    Từ xa xưa, dân gian đã có rất nhiều bài thuốc để điều trị căn bệnh này. Ưu điểm của các bài thuốc dạng này là lành tính, nguyên liệu dễ tìm và tiết kiệm chi phí.

    Bài thuốc từ ngải cứu

    Theo dân gian, tinh dầu trong ngải cứu có tác dụng như một chất gây tê nhẹ. Nó giúp ức chế, giảm đau nhức, cải thiện tình trạng sưng đỏ, nóng khớp cổ tay.

    – Rửa sạch ngải cứu tươi, để ráo

    – Cho lên chảo rang đến khi khô thì cho muối hạt vào. Đảo thêm 2 phút.

    – Bọc hỗ hợp trong khăn mỏng rồi chườm lên vùng cổ tay bị đau trong vòng 15 phút. Lưu ý tới nhiệt độ để tránh bị bỏng.

    Bài thuốc từ gừng

    Gừng có vị cay, tính ấm. Nó giúp giảm sưng, đỏ, cứng khớp, tăng cường lưu thông máu. Nhờ đó, cổ tay sẽ cử động linh hoạt hơn.

    – Gừng tươi để cả vỏ, rửa sạch rồi thái thành lát mỏng.

    – Cho gừng vào chảo rang cùng với muối hạt cho tới khi nóng

    – Bọc hỗn hợp vào khăn mỏng rồi chườm lên cổ tay trong 15 phút. Trong khi chườm nếu hỗn hợp nguội có thể sao lại để chườm tiếp.

    7.5. Vật lý trị liệu

    Các phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp tăng khả năng vận động của khớp. Khi áp dụng các biện pháp này, người bệnh sẽ cảm thấy bớt đau và thư giãn hơn.

    Vật lý trị liệu trị viêm khớp cổ tay

    Vật lý trị liệu giúp cải thiện khả năng vận động của cổ tay

    7.6. Phẫu thuật

    Đối với những trường hợp nghiêm trọng, không đáp ứng điều trị ngoại khoa, phẫu thuật sẽ được chỉ định. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm: Cắt đốt sống cổ tay, hợp nhất cổ tay, thay thế khớp.

    8. Cách phòng tránh

    Để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị và phòng tránh bệnh, chuyên gia đưa ra một số lời khuyên:

    – Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tốt cho xương khớp. Đặc biệt người bệnh nên bổ sung thực phẩm nhiều vitamin D, canxi, omega-3 như: Cá, rau có màu xanh sẫm, ngũ cốc, sữa… Bên cạnh đó, cần hạn chế nội tạng động vật, thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia…

    – Từ bỏ thói quen xấu như: Rút tay, bẻ tay… Bởi chúng sẽ làm tổn thương khớp, khiến bệnh viêm khớp trở nên trầm trọng hơn.

    – Vận động, tập luyện thể dục thể thao đều đặn như: Bơi, yoga, đi bộ… Đặc biệt, những người do đặc thù công việc phải dùng cổ tay nhiều cần tích cực xoa bóp, thư giãn cổ tay. Từ đó sẽ giảm được tình trạng co cứng khớp.

    – Cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Cố gắng giữ tinh thần thoải mái nhất có thể. Một tinh thần vững vàng, tâm trạng tốt sẽ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị.

    – Khám sức khỏe định kỳ, tái khám đúng hẹn. Điều trị dứt điểm những bệnh lý có khả năng gây viêm khớp cổ tay.

    Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm khớp cổ tay. Nếu cần tư vấn thêm về tình trạng này đừng ngần ngại gọi tới tổng đài 0343 44 66 99

    .

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Lười vận động và những tác động không ngờ tới xương khớp 05/09/23
      Lười vận động đang trở thành một trong những vấn đề nhức nhối trong một bộ phận dân cư, đặc…
      Thuốc chống loãng xương Fosamax – Tìm hiểu công dụng, cách dùng 20/09/22
      Thuốc chống loãng xương Fosamax thường được chỉ định cho phụ nữ loãng xương sau mãn kinh. Người bệnh chỉ…
      Cốt toái bổ – vị thuốc quý được “săn lùng” vì công dụng tuyệt vời 12/01/22
      Cốt toái bổ được biết tới như một thành phần quý trong các bài thuốc Đông y trị nhiều loại…
      Gù lưng là gì? 11 Bài tập chữa gù lưng hiệu quả nhưng nhiều người không biết 01/10/21
      Gù lưng (hay còn gọi là lưng tôm) là dị tật xương gây cảm giác mặc cảm, tự ti cho…
      Xem thêm