Người bị viêm đại tràng rất quan tâm đến chế độ ăn uống. Một trong những câu hỏi thường gặp của người bệnh là viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không. Chuyên gia sẽ giải đáp thắc mắc này trong bài viết ngay sau đây.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống trong điều trị viêm đại tràng
Trong quá trình điều trị viêm đại tràng, ngoài thuốc, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu để cơ thể hấp thụ những thức ăn có hại sẽ khiến bệnh lâu khỏi, thâm chí diễn biến nặng hơn. Ngược lại, việc nạp vào cơ thể những thực phẩm có ích sẽ giúp tăng cường sức khỏe, góp phần làm giảm các triệu chứng bệnh.
Viêm đại tràng ăn gì tốt là câu hỏi của nhiều người bệnh. Người bị viêm đại tràng nên ưu tiên các loại thực phẩm lành tính, giàu chất xơ, nhiều vitamin và khoáng chất để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Vậy viêm đại tràng có nên ăn khoai lang hay không?
Xem thêm:
- Viêm đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Viêm đại tràng mạn tính là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
2. Lợi ích của khoai lang
Khoai lang có tên khoa học là Ipomoea batatas. Trong củ khoai lang tươi chứa protein, chất béo, các diastasse, canxi, đồng, vitamin A, B, C, D, tanin, pentosan, magie, kali,…
Theo đông y, củ khoai lang có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ hư tổn, ích khí lực, mạnh tỳ thận.
Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng, là một loại thực phẩm ngon và còn là một vị thuốc quý. Các lợi ích cơ bản của khoai lang có thể kể đến là:
– Phòng ngừa xơ vữa động mạch.
– Ngăn ngừa ung thư, đột quỵ nhờ chứa một loại protein có khả năng ức chế hoạt động của protease.
– Tốt cho hệ hô hấp.
– Bôi trơn khoang khớp.
– Thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.
3. Viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không?
Dù khoai lang có nhiều lợi ích như trên đã nêu nhưng liệu viêm đại tràng có nên ăn khoai lang?
Thực tế khoai lang là một loại thực phẩm tốt cho người bị viêm đại tràng.
– Các thành phần trong khoai lang tạo nên một lớp màng bọc ngoài niêm mạc, giúp bảo vệ đại tràng khỏi các tác nhân gây hại.
– Thành phần Choline trong khoai lang giúp chống viêm tốt, làm dịu các tổn thương trên niêm mạc đại tràng.
– Các nhóm chất batafoside trong khoai lang còn giúp chống lại các loại vi khuẩn và nấm gây hại đường ruột.
– Ngoài ra, do chứa nhiều vitamin và khoáng chất, khoai lang còn cung cấp năng lượng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tìm hiểu ngay:
- Viêm đại tràng có nên ăn sữa chua? Xem bài viết hết băn khoăn
- Người bị viêm đại tràng nên hạn chế ăn bánh trung thu
4. Nguyên tắc ăn khoai lang dành cho người viêm đại tràng
– Không ăn khoai lang vào lúc đói vì dễ làm kích thích tiết axit dạ dày, gây nóng ruột, ợ chua, làm hạ đường huyết.
– Không nên ăn vào buổi tối bởi đây là thời gian nghỉ ngơi, ít vận động. Ăn khoai lang vào thời điểm này sẽ khó tiêu hóa, gây đầy hơi.
– Chỉ nên dùng từ 200 – 300g khoai lang/ngày. Ăn quá nhiều khoai lang sẽ có nguy cơ bị sỏi thận.
– Người viêm đại tràng đồng thời có bệnh lý về dạ dày, thận, có hệ tiêu hóa không tốt, bị tiêu chảy không nên ăn khoai lang.
– Không ăn khoai bị hà, khoai đã có mầm, vỏ xanh.
– Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất đồng thời có chức năng bảo vệ dưỡng chất bên trong củ khoai. Do đó, sau khi đã rửa sạch, lúc hấp khoai nên để cả vỏ, tránh làm xây xát phần vỏ.
– Nên ăn kèm khoai lang với đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
5. Gợi ý 7 món ăn từ khoai lang cho người viêm đại tràng
Dù đã biết viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không nhưng không phải ai cũng nắm được cách chế biến khoai lang thành những món ăn hấp dẫn. Sau đây là gợi ý 7 món ăn từ khoai lang để bổ sung vào thực đơn cho người viêm đại tràng.
5.1. Khoai lang hấp
Hấp là cách chế biến giúp giữ lại tối đa chất dinh dưỡng trong khoai lang. Khi ăn khoai hấp cũng sẽ ngọt hơn so với luộc và mềm hơn so với nướng.
Cách thực hiện:
– Khoai lang rửa sạch, cho vào nồi hấp cách thủy.
– Xếp những củ to xuống dưới, củ nhỏ lên trên.
– Đầu tiên bật bếp to để nước sôi bốc hơi lên. Sau đó, hạ nhỏ lửa hơn và hấp khoai tới khi chín.
5.2. Chè khoai lang
Chuẩn bị:
– 2 củ khoai lang
– Bột báng
– Nước cốt dừa
– Hương vani
– Đường cát
Cách thực hiện:
– Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành khúc ngắn.
– Hấp khoai cách thủy cho đến khi chín mềm.
– Lấy 1/4 lượng khoai đã hấp cho vào bát nghiền nhuyễn cùng 1 ít nước cốt dừa và đường cát.
– Luộc bột báng cho đến khi nở to rồi vớt ra ngâm vào nước lạnh trong 5 phút. Sau đó vớt ra để ráo.
– Cho phần khoai còn lại, bột báng, đường, hỗn hợp khoai đã nghiền vào nồi với một lượng nước vừa phải, đun sôi.
– Khi chè sôi thì vớt bỏ phần bọt bên trên, nêm nếm rồi tắt bếp.
5.3. Cháo khoai lang
Chuẩn bị:
– 200g khoai lang đỏ
– 100g gạo tẻ
Cách thực hiện:
– Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng vừa ăn.
– Cho gạo tẻ vào nồi nấu thành cháo với 1,5 lít nước.
– Cho khoai lang vào nồi cháo nấu tới khi khoai chín.
– Có thể cho đường cho dễ ăn.
5.4. Canh khoai lang hầm xương
Chuẩn bị:
– 500g khoai lang vỏ đỏ ruột vàng.
– 300g xương lợn.
Cách thực hiện:
– Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng nhỏ vừa ăn.
– Xương lợn rửa sạch, chặt khúc ngắn vừa ăn rồi ướp gia vị.
– Hầm xương lợn cho đến khi chín thì cho khoai lang vào hầm chung.
– Nấu cho đến khi tất cả các nguyên liệu chín nhừ, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.
5.5. Canh khoai lang thịt lợn băm
Chuẩn bị:
– 200g khoai lang vàng
– 100g thịt lợn băm
Cách thực hiện:
– Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng vừa ăn.
– Thịt băm cho vào nồi nước nấu lửa nhỏ.
– Khi thịt chín cho khoai vào nấu tới khi khoai chín. Lưu ý để lửa nhỏ.
– Nêm nếm gia vị vừa ăn.
5.6. Khoai lang hầm cá quả
Chuẩn bị:
– 1 con cá quả nhỏ
– 500g khoai lang
– 1 củ nghệ tươi
Cách thực hiện:
– Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng vừa ăn.
– Nghệ gọt vỏ, rửa sạch, giã nát.
– Cá quả sơ chế sạch, cắt thành từng khúc ngắn, ướp gia vị trong 15 phút.
– Cho khoai lang, cá, nghệ và nước vừa đủ vào nồi hầm trên lửa nhỏ cho đến khi các nguyên liệu chín nhừ. Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
5.7. Bánh bao khoai lang
Chuẩn bị:
– 300g bột mỳ
– 400g khoai lang ruột vàng
– 1 hộp sữa tươi không đường
– 50g vừng
– 150g đường cát trắng
Cách thực hiện:
– Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành các miếng nhỏ, hấp chín.
– Khoai chín thì nghiền nhuyễn, chia làm 2 phần. Một phần trộn với bột mỳ để làm vỏ bánh. Phần còn lại làm nhân bánh.
– Chia bột mỳ làm 2 phần. Một phần cho ra bát trộn với một phần khoai lang và một ít sữa tươi đến khi bột mịn. Phần bột mỳ còn lại nhào mịn với sữa tươi.
– Ủ 2 phần bột trong 30 phút.
– Phần khoai còn lại trộn đều với đường, viên tròn rồi lăn qua vừng để làm nhân bánh.
– Lấy 2 phần bột ra nhào lại rồi cán dẹt. Chồng 2 phần bột lên nhau rồi cuộn tròn. Sau đó cắt bột thành từng phần nhỏ đều nhau để làm vỏ bánh.
– Cán dẹt các khối bột nhỏ, cho nhân vào giữa. Gấp mép bánh lại sao cho bao trọn phần nhân.
– Cho bánh bao vào nồi hấp chín trong khoảng 15 phút.
6. Lời khuyên của chuyên gia
Ngoài việc trả lời ăn khoai lang có tốt cho đại tràng không, TTƯT, Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng (Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) còn đưa ra một số lưu ý cho người bệnh:
– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn vấn đề dinh dưỡng cho người viêm đại tràng, trong bài viết Người bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh?
– Ăn đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn.
– Uống đủ nước mỗi ngày.
– Ăn chín, uống sôi, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng.
– Tập thể dục thể thao đều đặn, phù hợp với tình trạng bệnh.
– Điều trị bệnh viêm đại tràng theo phác đồ của bác sỹ.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Trong bài viết trên, chuyên gia đã giải đáp cho bạn viêm đại tràng có nên ăn khoai lang hay không, ăn thế nào cho đúng và gợi ý một vài món ăn làm từ khoai lang. Đừng ngần ngại liên lạc với chuyên gia qua hotline 0865.344.349 hoặc chat trực tiếp nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào. Hoặc bạn cũng có thể tìm thêm thông tin trong Bệnh tiêu hóa.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.