Vật lý trị liệu cứng khớp gối có hiệu quả không? Chuyên gia giải đáp
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Vật lý trị liệu cứng khớp gối có hiệu quả không? Chuyên gia giải đáp

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    29/08/21

    Vật lý trị liệu cứng khớp gối có hiệu quả không và có những phương pháp trị liệu nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều người tìm hiểu về phương pháp cải thiện chức năng vận động của khớp gối mà không xâm lấn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả.

    5/5 - (22 bình chọn)

    Tôi 45 tuổi, đã thấy có dấu hiệu bị thoái hóa khớp gối. Thời gian vừa qua có mang vác vật nặng nhiều nên có hiện tượng cứng khớp gối. Tôi muốn sử dụng vật lý trị liệu liệu có hiệu quả không và nên thực hiện theo phương pháp nào? Xin chuyên gia giải đáp. 

    (Anh Chu Văn Hải, Quảng Xương, Thanh Hóa)

    1. Tập vật lý trị liệu cứng khớp gối có hiệu quả không?

    vật lý trị liệu cứng khớp gối

    Vật lý trị liệu cứng khớp gối có thể cải thiện khả năng vận động và giảm đau.

    Đau cứng khớp gối là một trong những triệu chứng có liên quan đến viêm bao hoạt dịch khớp gối hoặc thoái hóa khớp gối, bị tổn thương phần sụn chêm hoặc dây chằng ở gối. Cứng khớp gối ảnh hưởng đến khả năng vận động và cần được điều trị để cải thiện. Có nhiều phương pháp giúp tăng độ linh hoạt cho khớp gối, một trong số đó là vật lý trị liệu cứng khớp gối.

    Theo Liên đoàn vật lý trị liệu thế giới, vật lý trị liệu là phương pháp điều trị nhằm duy trì, phát triển và phục hồi tối đa những trường hợp chấn thương, bệnh tật, suy giảm vận động và chức năng ở con người. Phương pháp này tập trung vào khả năng hồi phục, cải thiện và phòng ngừa cũng như điều trị các chức năng vận động. Vì vậy, việc thực hiện phương pháp trị liệu, đặc biệt ở đối tượng cứng khớp gối sẽ giúp cải thiện được những tổn thương ở vùng đầu gối, giúp khớp gối trở nên linh hoạt hơn, cử động thoải mái hơn.

    Tuy nhiên, hiệu quả của các bài tập vật lý trị liệu trong điều trị khớp gối còn phụ thuộc vào mức độ bệnh, cường độ tập, các bài tập hoặc số lần tập luyện. Đối với trường hợp cứng khớp gối nhẹ bệnh có thể cải thiện nhanh chóng. Nhưng với người ở giai đoạn nặng, mạn tính thì cần kiên trì điều trị.

    Click xem thêmĐau đầu gối: Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

    2. Các phương pháp trị liệu cứng khớp gối

    2.1. Sóng ngắn trị liệu khớp gối

    sóng ngắn trị liệu khớp gối

    Sóng ngắn trị liệu tạo hiệu ứng nhiệt, giúp giãn cơ, tăng lưu thông máu

    Tác dụng:

    Sóng ngắn trị liệu là phương pháp điều trị phổ biến đối với những người gặp các vấn đề về thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối, viêm khớp khuỷu, sử dụng các bước sóng từ 11m đến 22m. Các bác sĩ có thể thực hiện một trong 2 loại sóng để điều trị là sóng ngắn liên tục. Trong đó:

    Sóng ngắn liên tục tạo hiệu ứng nhiệt, giúp giãn cơ, tăng lưu thông máu, nhanh chóng làm lành thương tổn và tăng cường trao đổi chất.

    Sóng ngắn ngắt đoạn (sóng ngắn dạng xung) giúp kháng viêm, giãn cơ, giãn mạch, tăng cường lưu thông máu, giảm đau.

    Cách thực hiện:

    Phương pháp sử dụng vật lý trị liệu bằng sóng ngắn để điều trị cứng khớp gối sẽ được thực hiện bởi các kỹ thuật viên hoặc bác sĩ có chuyên môn. Người bệnh không nên tự ý thực hiện theo.

    Trong quá trình thực hiện sẽ điều chỉnh công suất điện tùy thuộc vào sức chịu đựng của người bệnh.

    Thời gian thực hiện với bệnh cấp tính chỉ trong 10 phút, bệnh mãn tính khoảng 20 phút.

    2.2. Vật lý trị liệu khớp gối bằng sóng xung kích trị liệu

    sóng xung kích trị liệu khớp gối

    Sóng xung kích trị liệu giúp giảm các cơn đau.

    Tác dụng:

    Xung kích trị liệu phù hợp với người bệnh bị đau cơ mãn tính. Vì vậy những người gặp vấn đề về cơ hoặc cứng khớp gối đều có thể sử dụng. Máy sóng xung kích giúp điều chỉnh các vôi hóa, chậm liền xương, hỗ trợ giảm đau, nhanh lành các tổ chức bị tổn thương.

    Cách thực hiện:

    Thời gian điều trị từ 5-10 phút/buổi, mỗi buổi cách nhau từ 5-14 ngày. Liệu trình từ 3-5 buổi.

    Sử dụng máy xung kích trị liệu vào vùng bị tổn thương để tạo áp lực cơ học và sức căng lên mô tổn thương. Quá trình này đòi hỏi người có kỹ thuật thực hiện.

    2.3. Dùng điện xung trong vật lý trị liệu khớp gối

    điện xung trị liệu khớp gối

    Điện xung giúp tăng tuần hoàn máu.

    Tác dụng:

    Việc sử dụng dòng điện xung với nhiều tần số khác nhau một chiều và xoay chiều sẽ cải thiện được các triệu chứng của cứng khớp gối như:

    • Tăng tuần hoàn máu
    • Giảm viêm, giảm đau
    • Giải phóng vị trí bị chèn ép
    • Tăng trương lực cơ, giúp cơ linh hoạt hơn

    Cách thực hiện:

    Các bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ tiến hành đưa dòng điện vào trong cơ thể và theo dõi những phản ứng của cơ thể có dòng điện xung như ngưỡng cảm giác, ngưỡng rung, ngưỡng co cơ, ngưỡng đau…

    >>> Tìm hiểu thêm: Đau khớp gối uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

    2.4. Thư giãn khớp gối bằng máy nén ép trị liệu

    máy nén ép trị liệu cứng khớp gối

    Máy nén ép trị liệu này thường được chỉ định cho những đối tượng bị suy giãn tĩnh mạch, có kèm đau cứng khớp gối.

    Tác dụng:

    Phương pháp nén ép trị liệu này thường được chỉ định cho những đối tượng bị suy giãn tĩnh mạch. Bằng cách sử dụng áp lực nén để bơm khí từ các túi khí đến các vòng bít, từ đó giúp:

    • Xoa bóp khớp gối và các vùng lân cận
    • Thúc đẩy quá trình trao đổi chất
    • Tăng cường máu lưu thông
    • Giúp các nhóm cơ thư giãn

    Cách thực hiện:

    Máy nén ép trị liệu này đơn giản, dễ sử dụng, người bệnh có thể tự mình điều chỉnh các chế độ và áp suất trên máy.

    Thời gian điều trị nén ép nên thực hiện từ 15-30 phút

    2.5. Vật lý trị liệu đầu gối bằng hồng ngoại

    trị liệu khớp gối bằng đèn hồng ngoại

    Tia hồng ngoại có khả năng xuyên sâu từ 5-10mm đến các mao mạch, mô, dây thần kinh và các tổ chức dưới da

    Tác dụng:

    Phương pháp vật lý trị liệu cứng khớp gối bằng tia hồng ngoại có khả năng xuyên sâu từ 5-10mm đến các mao mạch, mô, dây thần kinh và các tổ chức dưới da nhằm:

    • Làm ấm vùng tiếp xúc từ đó tăng lưu thông máu
    • Giúp giãn mạch, cung cấp oxy và kích thích chất dinh dưỡng được vận chuyển
    • Giảm đau, làm dịu các dây thần kinh thụ cảm và thư giãn cho cơ

    Áp dụng tia hồng ngoại có thể giúp cải thiện các triệu chứng của viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối, viêm gân hoặc chấn thương dẫn đến đau nhức khớp gối.

    Cách thực hiện:

    • Phương pháp chiếu đèn hồng ngoại trị khớp gối tương đối đơn giản. Để vùng đầu gối thoáng, không có vật cản
    • Bệnh nhân có thể ngồi hoặc nằm thoải mái
    • Chiếu đèn hồng ngoại ở vị trí an toàn và thuận lợi so với vị trí đặt đầu gối
    • Điều chỉnh khoảng cách và góc chiếu của đèn với mặt da
    • Thực hiện trong vòng 15-20 phút.

    2.6. Vật lý trị liệu cứng khớp gối bằng khử Electron ET 21 (công nghệ Nhật)

    Tác dụng:

    Máy khử electron ET21 này sẽ đưa một lượng lớn electron vào cơ thể, từ đó chống oxy hóa, tăng khả năng hoạt động của các tế bào miễn dịch, hỗ trợ làm giảm chứng sưng viêm, cứng khớp gối do tác nhân viêm gây nên.

    Cách thực hiện:

    • Phương pháp này được thực hiện trên máy
    • Người dùng ngồi hoặc nằm ở vị trí thoải mái để đặt máy
    • Tiến hành thao tác trên máy để đưa electron vào trong cơ thể
    • Thời gian thực hiện 15-20 phút

    2.7. Tập vận động trị liệu cải thiện cứng khớp gối

    phục hồi chức năng vận động khớp gối

    Các bác sĩ hoặc kỹ thuật viên có thể chỉ định bài tập phục hồi khớp gối.

    Tác dụng:

    Đây là phương pháp có thể kết hợp song song với các cách trị liệu trên nhằm tăng hiệu quả bệnh. Cứng khớp lâu ngày có thể khiến hai đầu khớp co lại, chân không duỗi thẳng được, bao hoạt dịch tăng sản mỡ, sụn khớp mỏng. Vì vậy, thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối sẽ giúp:

    • Tăng sản sinh dịch khớp để nuôi dưỡng khớp
    • Giảm đau, giãn cơ
    • Tăng lưu thông máu và tăng sức mạnh của cơ bắp

    Cách thực hiện:

    Có 2 cách tập vật lý trị liệu khớp gối bằng cách tập với máy gập duỗi hoặc tập tự thân. Nghĩa là người bệnh tự thực hiện các bài tập hoặc có sự hỗ trợ của chuyên viên.

    Các bài tập vật lý trị liệu cho khớp khối như:

    • Thực hiện động tác gập cổ chân, gập đầu gối
    • Động tác dạng – khép chân nhẹ nhàng
    • Động tác duỗi chân – nâng chân
    • Động tác co kéo giãn cơ chân, bao gồm đầu gối
    • Động tác nằm nghiêng, nâng chân

    3. Ưu và nhược điểm của vật lý trị liệu cứng khớp gối

    ưu và nhược điểm của vật lý trị liệu cứng khớp gối

    Vật lý trị liệu cứng khớp gối nên được áp dụng ngay cả khi bệnh ở thể nhẹ.

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, việc sử dụng phương pháp vật lý trị liệu cứng khớp gối có những nhiều lợi thế, sử dụng các trang thiết bị hiện đại để nâng cao tác dụng trị liệu.

    Ưu điểm:

    • Khả năng kháng viêm cao, kích thích phục hồi những tổn thương
    • Giảm đau, đặc biệt thích hợp cho những trường hợp đau khớp gối cấp tính
    • Không xâm lấn, an toàn cho cơ thể, ít biến chứng
    • Phục hồi chức năng khớp gối
    • Tránh được những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị
    • Các cách thực hiện an toàn, nhanh gọn

    Nhược điểm:

    • Cần thời gian dài để cải thiện hiệu quả
    • Bệnh không thuyên giảm lập tức
    • Cần sự kiên trì khi thực hiện
    • Phải kết hợp cả chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý

    4. Chi phí thực hiện vật lý trị liệu có tốn kém không? Thực hiện ở đâu?

    Đây cũng là thắc mắc của không ít người về chi phí và cơ sở thực hiện vật lý trị liệu điều trị đau cứng khớp gối. Đối với phương pháp vận động bằng các bài tập trị liệu, người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà mà không cần tốn bất kỳ chi phí nào.

    Đối với các cách trị liệu có sử dụng máy móc, chi phí sẽ bao gồm cả công thăm khám, chụp chiếu (nếu có). Mức giá có thể dao động từ 80.000đ – 700.000đ cho một lần thực hiện.

    Bạn có thể tham khảo bảng giá dưới đây:

    Phương pháp vật lý trị liệu Bảng giá (VNĐ/lần)
    Chi phí thăm khám 150.000 – 200.000
    Điện trị liệu 80.000 – 120.000
    Siêu âm trị liệu 120.000 – 250.000
    Sóng ngắn trị liệu 100.000 – 150.000
    Sóng xung kích trị liệu 600.000 – 650.000
    Nén áp trị liệu 80.000 – 100.000

    Hiện nay phương pháp chữa bệnh bằng vật lý trị liệu đã rất phổ biến. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại những phòng khám hoặc bệnh viện lớn trên toàn quốc. Nên lựa chọn những đơn vị chuyên khoa xương khớp để kết quả điều trị được tốt hơn.

    5. Lưu ý khi thực hiện vật lý trị liệu cứng khớp gối

    lưu ý khi thực hiện trị liệu khớp gối

    Người bị cứng khớp gối cần lưu ý kết hợp chế độ dinh dưỡng sinh hoạt hợp lý.

    Khi lựa chọn cách điều trị cứng khớp gối bằng vật lý trị liệu, người bệnh cần lưu ý tâm lý, chế độ dinh dưỡng sinh hoạt trước và sau thực hiện. Cụ thể:

    • Tìm hiểu kỹ các phương pháp trị liệu
    • Nên thăm khám để các bác sĩ tư vấn cụ thể có nên làm vật lý trị liệu hay không hoặc sử dụng cách trị liệu nào cho phù hợp
    • Giữ tinh thần thoải mái cả trước và sau trị liệu
    • Kết hợp chế độ ăn uống khoa học bằng cách tăng cường các dưỡng chất thiết yếu cho khớp gối như bổ sung glucosamine, vitamin D, canxi, omega-3, chất xơ…
    • Tập luyện thể dục đều đặn hoặc tập các động tác nâng lên hạ xuống, hạn chế tình trạng cứng khớp
    • Tuân thủ theo phác đồ trị liệu của bác sĩ
    • Nếu không đạt hiệu quả nên tìm hiểu các phương pháp khác

    Trên đây là một số thông tin về vật lý trị liệu cứng khớp gối bạn đọc có thể tham khảo. Nếu có thắc mắc nào, vui lòng liên hệ hotline 0865 344 349 để được tư vấn.

    XEM THÊM: 

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Món quà “quý hơn vàng” giúp nàng hết đau cột sống thắt lưng 12/10/19
      Sau nhiều năm vất vả chăm chồng nuôi con, sức khỏe sụn, khớp của bà, mẹ, vợ chúng ta sẽ…
      17 bài tập giảm tê bì chân tay – Tập là đỡ 23/10/23
      Có lẽ ít nhất một lần trong đời bạn đã từng gặp phải tình trạng tê bì chân tay nhưng…
      Viêm bao hoạt dịch cổ tay là gì? Cách phòng tránh ra sao? 01/10/23
      Viêm bao hoạt dịch cổ tay gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày bởi cổ tay là…
      Ngâm chân nước muối gừng trị bệnh xương khớp – Có thể bạn chưa biết 05/03/21
      Ngâm chân nước muối gừng được nhiều người mắc bệnh xương khớp sử dụng. Nó có thực sự hiệu quả…
      Xem thêm