Top 10 sai lầm điều trị bệnh gout khiến bệnh càng trầm trọng
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GOUT

    Top 10 sai lầm điều trị bệnh gout khiến bệnh càng trầm trọng

    Tác giả: Linh Chi

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    26/10/20

    Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa mạn tính cần được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng sai lầm trong điều trị bệnh gout vẫn diễn ra và gây những hệ lụy khó lường.

    5/5 - (17 bình chọn)

    1. Top 10 sai lầm điều trị bệnh gout

    1.1. Nhầm lẫn với bệnh giả gout

    Bạn đã bao giờ nghe nói tới bệnh giả gout? Đây là căn bệnh có triệu chứng giống bệnh gout nên dễ gây ra nhầm lẫn. Điều này dẫn đến việc điều trị không mang lại hiệu quả.

    Để nhận biết hai loại bệnh này, bạn cần nắm rõ những điểm khác biệt sau:

    BỆNH GOUT BỆNH GIẢ GOUT
    Nguyên nhân Lắng đọng tinh thể muối urat tại các khớp Lắng đọng muối canxi tại các khớp
    Mối liên quan tới chế độ ăn uống Không 
    Khớp khởi phát Ngón chân cái Gối
    Mức độ đau Cơn gout cấp đau dữ gội trong khoảng 12 – 24 giờ Đau âm ỉ trong nhiều ngày
    Hạt tophi Không

    Xem thêmBệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả

    1.2. Nhận diện tình trạng bệnh dựa vào nồng độ acid uric máu

    Tăng acid uric máu là nguyên nhân cơ bản gây bệnh gout. Chỉ số này cao hơn giới hạn bình thường khi trên 420 µmol/l với nam và trên 360 µmol/l với nữ. Nhưng chỉ có khoảng 10% người có acid uric máu cao bị bệnh gout.

    Một trong những sai lầm điều trị gout cũng phải kể đến quan niệm chỉ cần đưa nồng độ acid uric máu về mức bình thường là ổn định được bệnh. Theo Hội Nội khoa Việt Nam, acid uric sụt giảm có thể làm nặng thêm cơn bệnh gút. Sự sụt giảm đột ngột này do lắng đọng các tinh thể urat không hòa tan bên trong các khớp và mô chung quanh, điều này khởi xướng một viêm khớp do gout – tình trạng này cũng được gọi là viêm khớp di căn “metastatic arthritis”.

    axit uric máu

    Không nên nhận diện tình trạng bệnh gout chỉ dựa vào nồng độ axit uric máu

    1.3. Sử dụng kháng sinh để điều trị gout

    Đây cũng là một trong những sai lầm điều trị bệnh gout phổ biến. Bạn cần biết rằng kháng sinh thực tế không có tác dụng gì trong chuyển hóa acid uric nên không có tác dụng trị gout.

    1.4. Không kiên trì trong điều trị

    Nhiều người sau khi dùng thuốc thấy tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau biến mất liền cho rằng đã khỏi bệnh. Có trường hợp còn tự ý ngưng dùng thuốc hoặc không tuân thủ đúng liều lượng theo chỉ định.

    Đây là quan niệm sai lầm điều trị bệnh gout vì có những loại thuốc mang đến hiệu quả tức thời là cắt những cơn đau nhưng lại không điều trị tận gốc căn nguyên. Hoặc cần sử dụng kết hợp các loại thuốc với đúng liều lượng mới mang lại hiệu quả lâu dài.

    Theo suckhoedoisong.vn, điều trị ngắn hạn chỉ có thể làm giảm nhẹ triệu chứng và theo thời gian bệnh sẽ quay trở lại không thể tránh khỏi. Như vậy điều trị gút phải có kế hoạch dài hạn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.”

    Do đó, người bệnh không được nóng vội, chủ quan trong quá trình chữa bệnh.

    1.5. Lạm dụng thuốc giảm đau và thuốc hạ axit uric máu

    Ngược lại với tình trạng tự ý ngưng dùng thuốc thì lạm dụng thuốc cũng là một sai lầm tai hại. Bạn cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ mới có thể cải thiện tình trạng bệnh. Uống quá liều sẽ gây phản tác dụng, làm ảnh hưởng xấu tới gan, thận.

    Sai lầm điều trị bệnh gout

    >> Xem thêm: [CẢNH BÁO] 7 hiểu nhầm thường gặp về bệnh gút

    1.6. Tự ý sử dụng thuốc

    Tâm lý của nhiều người là ngại đi khám bác sĩ nhưng lại nghe theo lời người khác để tự mua thuốc về chữa trị. Đây là một thói quen nguy hiểm không chỉ trong điều trị gout mà còn đối với tất cả các loại bệnh khác.

    Bởi tình trạng bệnh, thể trạng của mỗi người là khác nhau nên loại thuốc, liều lượng thuốc cũng không giống nhau. Do đó, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

    1.7. Sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ

    Một trường hợp khác còn nguy hiểm hơn đó là sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đó có thể là các loại thuốc sắc uống, thuốc đắp, thuốc viên… bán trôi nổi trên thị trường, chưa được kiểm chứng.

    Các sản phẩm này có thể bị nhiễm tạp chất hoặc trộn lẫn thuốc tây như các thuốc corticoid. Nên khi sử dụng chúng, người bệnh có thể chịu những hậu quả nghiêm trọng như: suy nhược, tăng huyết áp, suy thận, nguy hiểm hơn là nhiễm trùng khớp, nhiễm trùng huyết.

    1.8. Không đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của bệnh gout

    Có người vẫn cho rằng bệnh gout chỉ là tình trạng bệnh diễn biến ở xương khớp mà không để ý tới các cơ quan khác của cơ thể. Khi bệnh chuyển biến tốt cũng không theo dõi.

    Thực chất bệnh gout có thể gây ra những tác động xấu lên các bộ phận khác của cơ thể. Bệnh gout tiến triển có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: suy thận, sỏi thận, bệnh lý tim mạch.

    Sỏi thận

    Sỏi thận

    1.9. Áp dụng chế độ ăn kiêng triệt để sẽ không bị tái phát gout

    Axit uric trong cơ thể có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh. Việc áp dụng chế độ ăn kiêng hà khắc chỉ làm giảm lượng axit uric được chuyển hóa từ thức ăn giàu purin – yếu tố ngoại sinh.

    Việc ăn kiêng triệt để sẽ hỗ trợ quá trình điều trị nhưng không thể chắc chắn rằng sẽ có khả năng ngăn cản gout tái phát.

    1.10. Tất cả các hạt tophi đều cần phải phẫu thuật loại bỏ

    Đây là quan niệm sai lầm trong điều trị bệnh gout. Bệnh nhân cần lưu ý sự xuất hiện của các hạt tophi. Nhưng không phải bất kỳ hạt tophi nào cũng cần phải phẫu thuật. Hạt tophi chỉ được chỉ định phẫu thuật loại bỏ khi:

    • Kích thước quá lớn.
    • Gây chèn ép mạch máu, cản trở chức năng của các bộ phận.
    • Hạt tophi bị vỡ, gây loét, viêm nhiễm.

    2. Hậu quả của sai lầm khi điều trị bệnh gout

    Một người có thể mắc một hoặc cùng lúc nhiều sai lầm điều trị gout kể trên. Việc này sẽ làm giảm hiệu quả trong chữa trị, khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Nguy hiểm hơn là dẫn tới những biến chứng cho người bệnh. Cụ thể là:

    • Hình thành hạt tophi
    • Biến dạng khớp
    • Mất khả năng vận động
    • Bệnh thận: tinh thể urat lắng đọng trong thận gây suy thận, sỏi thận.
    • Bệnh lý về tim mạch, có thể dẫn tới nguy cơ tử vong.

    Hậu quả sai lầm điều trị bệnh gout

    3. Lưu ý cho người bệnh gout

    Nhận diện được những sai lầm điều trị bệnh gout sẽ giúp người bệnh tránh mắc phải, giảm thiểu khả năng xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thực hiện theo lời khuyên sau đây:

    • Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân lành mạnh nếu bạn đang bị thừa cân.
    • Nên bổ sung vào thực đơn: trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt.
    • Uống nhiều nước.
    • Hạn chế thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật.
    • Kiêng bia, rượu, chất kích thích.
    • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, khám sức khỏe định kỳ.
    • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn.

    Bài viết “Top 10 sai lầm điều trị bệnh gout khiến bệnh càng trầm trọng” hy vọng đã đem tới những thông tin hữu ích. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức liên quan tới căn bệnh này trong chuyên mục https://tambinh.vn/article-categories/tin-y-duoc/benh-gout/ hoặc chat trực tiếp với bác sĩ nếu còn bất kỳ thắc mắc nào.

    XEM THÊM:

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    3 bình luận cho “Top 10 sai lầm điều trị bệnh gout khiến bệnh càng trầm trọng”

    1. Phượng viết:

      Sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ là tai hại nhất, trong cộng đồng bị gout chúng tôi cũng thường xuyên cảnh báo về tình trạng này rồi. Rất nhiều người uống thuốc “gia truyền” xong bị phù chân, suy thận. Mong mọi người lưu ý.

    2. Trần Tuấn viết:

      Tôi mới sử dụng viên gout Tâm Bình , hiện tại tôi đang sử dụng TPBVSK ích thận vương, như vậy trong ngày uống 2 loại này có được không ?

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bệnh (gout) gút có được ăn cá hồi không? Nên ăn những loại cá gì? 03/04/20
      Cá hồi là món ăn bổ dưỡng và hấp dẫn với nhiều người. Nhưng người bệnh gout có được ăn…
      Tiết lộ [5+ cách] chữa bệnh gout bằng lá lốt đơn giản 22/09/20
      Lá lốt vốn quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, nó còn được biết đến là một…
      Người bị bệnh gút có uống glucosamine được không? Chuyên gia tư vấn 05/06/23
      Hỏi: Tôi năm nay 56 tuổi, mắc bệnh gút nhiều năm nay. Gần đây tôi đọc tài liệu thấy nói…
      Bệnh gout có được uống rượu vang? Xem ngay lời khuyên của bác sĩ! 08/04/21
      Bệnh gout có được uống rượu vang là câu hỏi của chú Trần Đình Khiêm (Xuân Trường - Nam Định)…
      Xem thêm