Nếu cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, muốn được thư giãn đầu óc hãy tận hưởng liệu pháp tinh dầu giảm stress. Giải pháp này sẽ giúp bạn xua tan mệt mỏi, căng thẳng và sớm lấy lại năng lượng làm việc.
1. Tinh dầu là gì?
Tinh dầu là dạng chất lỏng được chiết xuất bằng nhiều phương pháp từ rễ, thân, vỏ cây, lá, hoa… Mỗi loại lại có mùi hương và đặc điểm riêng, phụ thuộc vào nguyên liệu chiết xuất.
Vì có mùi thơm đặc trưng nên nhiều loại tinh dầu được sử dụng nhằm mục đích tạo hương thơm. Đồng thời, tinh dầu còn mang tác dụng làm dịu thần kinh, an thần, giảm căng thẳng, lo lắng.
2. Vì sao tinh dầu giảm stress, căng thẳng?
Khi tìm hiểu về liệu pháp mùi hương nhiều người đặt ra câu hỏi “vì sao tinh dầu giảm stress, căng thẳng”. Theo các chuyên gia, tác dụng giảm căng thẳng nhờ vào cơ chế tác động trực tiếp lên hệ thần kinh và tâm trạng con người thông qua liệu pháp mùi hương, cụ thể:
- Tác động lên hệ thần kinh: Khi hít mùi hương, các phân tử nhỏ của tinh dầu đi qua niêm mạc mũi. Sau đó, chúng kích thích dây thần kinh khứu giác. Tín hiệu từ dây thần kinh được truyền đến hệ viền não (phần não liên quan đến cảm xúc, hành vi). Hệ viền não điều hòa cảm xúc giúp bạn thư giãn, thoải mái.
- Kích thích sản xuất hormone thư giãn: Một số loại tinh dầu như lavender được nghiên cứu giúp kích thích sản sinh hormone endorphin cải thiện tâm trạng, tạo cảm giác thoải mái.
- Cân bằng cảm xúc: Tinh dầu cũng có tác dụng cân bằng cảm giác, giúp người dùng bình tĩnh hơn, giảm bớt căng thẳng tâm lý.
- Tăng cường sự tập trung: Một số tinh dầu như bạc hà, chanh, hương thảo… có tác dụng tăng cường sự tập trung, tỉnh táo. Rất hiệu quả cho những người làm việc căng thẳng.
Tóm lại, tinh dầu làm giảm căng thẳng, mệt mỏi nhờ tác động tích cực lên hệ thần kinh. Từ đó, người dùng sẽ được thư giãn, giảm bớt lo âu.
Stress là gì? – Đi tìm nguyên nhân và cách xử lý triệt để
3. Top 10 + tinh dầu giảm stress, căng thẳng CỰC TỐT VÀ AN TOÀN
Rất nhiều người thích sử dụng tinh dầu giảm căng thẳng, stress. Đây được xem là giải pháp an toàn, hiệu quả, bởi mang lại cảm giác dễ chịu, giải tỏa tâm trạng mệt mỏi.
Dưới đây là những tinh dầu thường được sử dụng để giảm căng thẳng, stress:
3.1. Tinh dầu hoa oải hương (Lavender) giảm căng thẳng
Tinh dầu hoa oải hương được chưng cất từ hoa oải hương, trồng nhiều ở vùng nam nước Pháp, ven Địa Trung Hải.
Từ lâu, tinh dầu hoa oải hương đã được chứng minh có tác dụng mang lại cảm giác thư giãn, êm dịu tuyệt vời. Cụ thể, tinh dầu này giúp giảm căng thẳng thần kinh, tiêu trừ cảm giác bồn chồn, bất an. Đồng thời, chúng còn được nhắc đến với công dụng điều trị mất ngủ, khó ngủ.
Theo nghiên cứu, trong tinh dầu hoa oải hương chứa hợp chất linalyl axetat và linalool có tác dụng an thần, giảm lo lắng. Từ đó, tinh dầu giúp bạn thư giãn và dễ chìm vào giấc ngủ.
Vì vậy, hãy thử tinh dầu hoa oải hương nếu bạn đang căng thẳng, lo lắng và áp lực trong công việc, cuộc sống.
3.2. Tinh dầu bạc hà giảm căng thẳng, tăng tập trung
Theo nghiên cứu, tinh dầu bạc hà có tác dụng tạo cảm giác sảng khoái, giảm mệt mỏi, thư giãn cơ thể. Cơ chế thúc đẩy sự thư giãn và giảm căng thẳng của tinh dầu này là nhờ tác dụng làm mát, kích thích sự tỉnh táo của Menthol cùng với tác dụng giảm đau đầu, giảm cảm giác căng thẳng mệt mỏi tinh thần của Peppermint.
Chính vì vậy, khi sử dụng tinh dầu bạc hà nhiều người có cảm giác sảng khoái, nhẹ nhàng. Đồng thời, tăng sự tập trung, hưng phấn để học tập và làm việc hiệu quả.
3.3. Tinh dầu vỏ cam – Tinh dầu giảm stress hiệu quả
Ngoài tác dụng tạo mùi hương cho căn phòng, tinh dầu vỏ cam còn giúp xua tan căng thẳng, phiền muộn, lo âu trong cuộc sống. Đó là lý do vì sao khi căng thẳng, không tập trung trong công việc nhiều người hay đốt tinh dầu vỏ cam.
Bên cạnh đó, tinh dầu vỏ cam còn có khả năng đuổi côn trùng, muỗi và khử mùi ẩm thấp khi thời tiết nồm.
3.4. Tinh dầu quế giảm stress
Tinh dầu quế được biết đến với nhiều công dụng, trong đó nổi bật nhất là giảm stress. Trong một số nghiên cứu nhất định người ta phát hiện ra, tinh dầu quế có hoạt tính tương tự như superoxide dismutase (1 loại enzyme). Chúng có tác dụng chống stress oxy hóa tự nhiên trong cơ thể hiệu quả.
Ngoài ra, khi sử dụng những tinh dầu quế massage cơ thể còn giúp tăng tuần hoàn máu, xua tan mệt mỏi, lo âu và cải thiện giấc ngủ.
3.5. Hãy thử tinh dầu hoa hồng
Tinh dầu hoa hồng được chiết xuất từ cánh hoa hồng bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Một trong những công dụng phổ biến mà nhiều người nhắc đến khi dùng tinh dầu hoa hồng là giảm lo âu, trầm cảm, stress. Để giải tỏa căng thẳng sau một ngày dài làm việc vất vả, bạn có thể sử dụng tinh dầu hoa hồng để tắm hoặc xông mặt.
3.6. Tinh dầu chanh tươi mát
Mùi tinh dầu chanh tươi mát, nồng nàn có thể cải thiện tâm trạng và làm dịu cảm giác căng thẳng, bồn chồn.
Nghiên cứu tại Đại học Bang Ohio (Mỹ), tinh dầu chanh có thể cải thiện tâm trạng tốt hơn cả hoa oải hương. Lý do là vì chúng làm tăng norepinephrine – chất hóa học trong não làm giảm mức độ lo lắng, trầm cảm.
Ngoài ra, một nghiên cứu ở Ấn Độ cũng chỉ ra, tinh dầu chanh đẩy nhanh quá trình sản xuất dopamine. Đây là chất hóa học tạo cảm giác dễ chịu trong não. Từ đó, nó giúp đầu óc thư giãn, tinh thần thoải mái.
3.7. Tinh dầu hoa nhài giảm căng thẳng, mệt mỏi
Hoa nhài có mùi thơm dịu nhẹ, khi ngửi có cảm giác dễ chịu, thư thái. Vì vậy, nếu bạn ưa chuộng mùi hương hoa nhài có thể sử dụng tinh dầu hoa nhài để xông phòng.
Một chút tinh dầu thoang thoảng trong nhà sẽ xua tan stress, tâm trạng lo âu và giúp tinh thần phấn chấn trở lại.
Xem thêm:
Bật mí giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc không cần dùng 1 viên thuốc nào!
3.8. Tinh dầu giảm stress hiệu quả từ tràm trà
Làm gì khi bị căng thẳng đầu óc? Hãy thử với tinh dầu tràm trà. Tinh dầu có mùi thơm mát, dịu nhẹ, được đánh giá có hiệu quả giải tỏa căng thẳng, xua tan uể oải.
Bạn có thể sử dụng tinh dầu này để xông phòng hoặc xông mặt. Ngoài ra, tinh dầu này còn được biết đến với công dụng làm đẹp da, tiêu viêm và kháng khuẩn hiệu quả.
3.9. Tham khảo tinh dầu ngọc lan tây
Với thành phần: Terpenoid, axit dihydroxybenzoic, terpenes…, tinh dầu ngọc lan tây có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm trầm cảm, căng thẳng.
Cụ thể, mùi hương dễ chịu cùng một số hoạt tính có trong tinh dầu ngọc lan tây giúp cải thiện tâm trạng tiêu cực như buồn bã, lo lắng, căng thẳng. Đồng thời, chúng cũng có tác dụng kích thích cảm xúc vui vẻ, thoải mái và tinh thần phấn chấn để làm việc.
Một nghiên cứu từng được công bố vào năm 2006 cho biết, tinh dầu ngọc lan tây giúp giảm căng thẳng, trầm cảm.
3.10. Thư giãn đầu óc với tinh dầu trà xanh
Tinh dầu trà xanh không chỉ giúp khử mùi, tiêu diệt vi khuẩn, nấm trong không khí màn còn giảm căng thẳng, mệt mỏi. Đồng thời, loại tinh dầu này cũng được nhắc đến với tác dụng duy trì sự tỉnh táo, độ tập trung cao khi làm việc nhiều giờ liên tục. Vì vậy, hiện nay dân văn phòng, những người thường xuyên căng thẳng, áp lực thường sử dụng tinh dầu trà xanh để xông phòng làm việc.
3.11. Tinh dầu trầm hương
Công dụng chính của trầm hương là làm dịu thần kinh. Vì vậy, tinh dầu này được nhiều người sử dụng để giảm stress, căng thẳng.
Mùi hương đặc trưng của trầm hương có khả năng kích thích phản ứng trong não bộ, gửi tín hiệu cho hệ thần kinh và tạo cảm giác thư giãn. Vì vậy, nhiều người sử dụng tinh dầu này trong liệu pháp aromatherapy (liệu pháp hương thơm) để tạo cảm giác bình yên, tĩnh lặng và tăng khả năng tập trung.
Ngoài ra, tinh dầu trầm hương còn được biết đến với khả năng tạo sự cân bằng, ổn định cảm giác. Đặc biệt là khi sử dụng để xông hơi hoặc massage, cơ thể sẽ dễ chịu, tâm trí thoải mái.
4. Những lưu ý khi sử dụng tinh dầu giảm stress, căng thẳng
Mặc dù tinh dầu mang lại tác dụng giảm căng thẳng, stress hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng chúng ta cần lưu ý những điều sau:
4.1. Lưu ý khi sử dụng
- Nên khuếch tán tinh dầu trong không gian thông gió, lượng tinh dầu phù hợp. Chỉ nên xông chừng 30 – 90 phút rồi tắt, sau 1 tiếng lại bật lại. Không nên xông tinh dầu liên tục.
- Mỗi loại tinh dầu sẽ có mức pha loãng để sử dụng cho hợp lý. Vì vậy, hãy đảm bảo tuân thủ nguyên tắc an toàn để giảm thiểu rủi ro khi dùng.
- Lựa chọn tinh dầu phải đảm bảo có đầy đủ nhãn mác theo quy định, xuất sứ rõ ràng. Và nên mua tinh dầu ở những địa chỉ bán hàng uy tín.
4.2. Tác dụng phụ khi dùng
Hầu hết các loại tinh dầu đều được xem là an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gây nên tác dụng phụ, cần chú ý:
- Có thể gặp phải một số phản ứng như: Phát ban, lên cơn hen suyễn, bị đau đầu, phản ứng dị ứng.
- Trong dầu quế chứa nhiều phenol có thể gây kích ứng da, bỏng da. Vì vậy, chỉ nên dùng dầu quế trên da khi kết hợp với dầu nền.
- Tinh dầu được chiết xuất từ trái cây họ cam quýt có thể tăng phản ứng của da khi tiếp xúc với ánh nắng.
- Tuyệt đối không được uống tinh dầu vì có thể gây tử vong.
4.3. Đối tượng cần tránh sử dụng
- Người có làn da nhạy cảm hay vết thương hở dễ bị dị ứng, bị viêm…
- Phụ nữ mang thai giai đoạn đầu nên cẩn trọng với việc sử dụng tinh dầu.
- Người bị dị ứng với mùi thơm tinh dầu có thể sẽ bị mệt, buồn nôn, có triệu chứng hô hấp…
Tóm lại, liệu pháp tinh dầu giảm stress được đánh giá hiệu quả, an toàn. Tuy nhiên, khi sử dụng độc giả cần nắm rõ đầy đủ những lưu ý để tránh gặp phải rủi ro. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào vui lòng liên hệ Hotline 1800 282885 để được hỗ trợ tư vấn.
Xem thêm:
- 15 tinh dầu trị mất ngủ – Giúp THƯ GIÃN, NGỦ SÂU
- Cách giảm stress cho phụ nữ – Xua tan căng thẳng ngay tức khắc
- 10 bài tập chữa suy nhược thần kinh – Đánh bay căng thẳng, stress trong 5 phút
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.