[Đánh giá] 5 loại thuốc tây chữa gan nhiễm mỡ chuyên dụng
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    [Đánh giá] 5 loại thuốc tây chữa gan nhiễm mỡ chuyên dụng

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    02/06/21

    Thuốc tây chữa gan nhiễm mỡ giúp giảm lượng mỡ trong gan, ngăn ngừa sự phát triển của các mô mỡ dẫn đến biến chứng như sẹo gan. Tuy nhiên có những loại thuốc nào, ưu và nhược điểm ra sao, hãy cùng điểm qua 5 loại thuốc tây thường dùng trong giảm mỡ gan dưới đây.

    4.9/5 - (84 bình chọn)

    1. Nguyên tắc sử dụng thuốc tây chữa gan nhiễm mỡ

    vì sao cần sử dụng thuốc tây chữa gan nhiễm mỡ

    Thuốc tây chữa gan nhiễm mỡ giúp giảm mỡ gan nhưng cần chú ý một số nguyên tắc.

    Trong hầu hết trường hợp, gan nhiễm mỡ là do tăng tích trữ triglyceride. Khi soi lát cắt gan sẽ nhận thấy các giọt mỡ bên trong bào tương của tế bào gan. Các giọt mỡ này đẩy nhân tế bào gan ra sát màng tế bào. Khi triglyceride không được đào thải ra khỏi gan sẽ gây tích tụ. Do vậy, hướng điều trị gan nhiễm mỡ sẽ tập trung vào loại bỏ lượng triglyceride.

    Tuy nhiên, gan nhiễm mỡ hiện nay vẫn chưa có cách điều trị triệt để. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh hay tình trạng bệnh lý, các bác sĩ sẽ tiến hành kê một số loại thuốc tây chữa trị.

    Nguyên tắc chính khi sử dụng thuốc tây chữa gan nhiễm mỡ bao gồm:

    • Kết hợp sử dụng thuốc với chế độ ăn uống sinh hoạt
    • Điều trị được chỉ định đối với người bị gan nhiễm mỡ cấp độ 2 trở lên
    • Dùng trong trường hợp gan nhiễm mỡ có liên quan đến cải thiện chức năng gan, rối loạn chuyển hóa lipid
    • Giúp cải thiện các tổn thương gan và giảm lượng mỡ dư thừa trong gan

    Dưới đây là một số loại thuốc tây chữa mỡ gan thường dùng trong điều trị gan nhiễm mỡ.

    Xem thêmGan nhiễm mỡ: Tất tần tật thông tin bạn cần biết

    2. Một số thuốc tây chữa mỡ gan thường dùng

    Thông thường, các thuốc tây chữa mỡ gan này đều giúp đẩy mỡ thừa ra khỏi gan và dự phòng hiện tượng tích tụ mỡ trong gan.

    2.1. Choline giúp giảm mỡ trong gan

    Tác dụng:

    Choline là thành phần của phosphatidyl choline, tham gia vào chuyển đổi methyl và thay đổi lipoprotein trong cơ thể. Choline góp phần cấu tạo nên VLDL, một chất giúp tăng cường đào thải cholesterol khỏi gan. Vì vậy, khi thiếu choline có thể gây viêm gan nhiễm mỡ và xơ hóa gan.

    Loại thuốc bào chế thường dùng là cholinechloride, uống mỗi lần 0,1-0,2mg mỗi ngày 3 lần. Có thể sử dụng thuốc tiêm ống 2mg, mỗi ngày tiêm 1-2 lần.

    Đánh giá:

    • Choline chỉ dành cho trường hợp người bệnh thiếu choline. Nếu tùy ý dung nạp còn làm tăng độc tố gan.
    • Chống chỉ định đối với trường hợp người bị gan nhiễm mỡ kèm theo bệnh não bởi trong quá trình hòa tan dễ làm tăng refen gây hôn mê gan nặng.

    2.2. Bổ sung các nhóm hoạt chất thúc đẩy hòa tan mỡ trong gan

    2.2.1. Methionine

    Tác dụng:

    Methionin hay còn gọi là met, là một loại acid amin cần thiết cung cấp methyl để tạo thành choline trong cơ thể đồng thời cũng có tác dụng quan trọng trong việc duy trì quá trình hòa tan phospholipid trong cơ thể.

    • Methionine có tác dụng thúc đẩy quá trình hòa tan mỡ trong gan và bảo vệ gan, giải độc gan.
    • Tác dụng tiêu mỡ của met là thông qua choline gián tiếp phát huy tác dụng nên hiệu quả chỉ chiếm 10-20% so với choline.
    • Liều dùng uống từ 1-3g mỗi ngày 3 lần.

    Đánh giá:

    • Cũng giống như choline, Methionine chỉ dành cho trường hợp liên quan đến gan nhiễm mỡ như dinh dưỡng không đủ.
    • Methionine trong đường ruột có thể giải phóng ra albumin, sau khi qua ruột hấp thu khiến refen tăng cao.
    • Chống chỉ định trong trường hợp mắc bệnh não.

    2.2.2. Các loại vitamin nhóm B, vitamin C và vitamin E

    vitamin hỗ trợ giảm gan nhiễm mỡ

    Các vitamin nhóm B và vitamin A, vitamin C có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ gan.

    Tác dụng:

    Những vitamin này cùng tham gia vào quá trình hòa tan chất béo trong gan và có tác dụng nhất định trong bảo vệ tế bào gan. Đối với bệnh gan nhiễm mỡ do nhiều nguyên nhân gây ra, một trong số đó là rượu, do các mô mỡ tích tụ trong cơ thể, đồng thời trong thức ăn thiếu vitamin, gan giảm hấp thụ vitamin dẫn đến thiếu hụt vitamin, từ đó không đào thải được mỡ thừa.

    Vì vậy việc bổ sung các vitamin nhóm B và vitamin E có tác dụng hỗ trợ cho việc phòng trị bệnh viêm gan nhiễm mỡ do rượu và không do rượu.

    Đánh giá:

    • Chỉ dùng trong trường hợp mắc gan nhiễm mỡ do thiếu vitamin tổng hợp
    • Thận trọng khi dùng bởi nếu bổ sung lượng vitamin không thích hợp dễ sinh tác dụng phụ là tăng độc tố. Ví dụ chỉ bổ sung vitamin B mà không bổ sung các loại khác sẽ đẩy nhanh bệnh gan nhiễm mỡ.

    2.2.3. Các chất bổ sung acid amin

    Tác dụng:

    Protid là chất cơ bản để cấu thành nên mô cơ trong cơ thể và duy trì phục hồi chức năng gan, thúc đẩy phục hồi tổn thương và hợp thành thể miễn dịch globulin. Thiếu protein cũng gây nên gan nhiễm mỡ.

    Vì vậy, để duy trì hàm lượng protein nhất định trong các cơ quan, cần bổ sung lượng acid amin từ bên ngoài đồng thời cung cấp protein cho cơ thể để hòa tan mỡ và lượng protein tiêu hao.

    Đánh giá:

    • Acid amin dùng trong điều trị gan nhiễm mỡ do thiếu dinh dưỡng, không đủ acid amin
    • Dùng trong trường hợp gan nhiễm mỡ do rượu cơ thể gầy đi, kèm theo lượng albumin trong huyết tương thấp
    • Thận trọng khi sử dụng với người bệnh não do gan xơ cứng mất đi chức năng gan.

    2.2.4. Silymarin

    Tác dụng:

    Silymarin là tên gọi chung của một nhóm loại vật chất được chiết xuất từ thực vật, làm ổn định màng tế bào gan, kháng freed-radical và mỡ đã qua oxy hóa, từ đó kích thích tạo thành protein và thúc đẩy sự tái sinh của tế bào gan tổn thương.

    Nghiên cứu chỉ ra những người mắc bệnh gan có tính cồn nếu dùng sily marin dried yeast sau 4 tuần các chức năng gan như ALT, AST, gamma-GT nhanh chóng phục hồi trạng thái bình thường.

    Đánh giá:

    • Có thể dùng cho các loại bệnh gan nhiễm mỡ mà không có biểu hiện tác dụng phụ rõ ràng
    • Trường hợp cá biệt có quan sát thấy đi ngoài nhẹ, buồn nôn, chóng mặt

    2.3. Các loại thuốc chống oxy hóa giúp giảm mỡ máu

    Thuốc chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn chất béo có các gốc tự do và ROS (phân tử có oxy có khả năng phản ứng hóa học), từ đó bảo vệ màng tế bào gan. Ngoài vitamin E, vitamin A còn có một số loại thuốc chống oxy hóa như:

    2.3.1. Taurine

    Taurine thúc đẩy nhanh quá trình phân tiết của tế bào gan, từ đó ngăn hiện tượng mỡ biến tính trong tế bào gan, có sự phát tác của lượng mỡ trong máu cao.

    Nghiên cứu trên mô hình động vật cho thấy, đối với gan nhiễm mỡ có tính cồn, taurine có khả năng làm giảm đáng kể lượng mỡ trong máu của người nghiện rượu, giảm chức năng gan và mức độ bệnh gan nhiễm mỡ nhưng không có tác dụng rõ rệt cải thiện xơ hóa gan.

    2.3.2. Glutathione

    Đây là chất duy nhất tạo thành tripeptide trong tế bào, có khả năng tấn công free radial chống oxy hóa chất béo, bảo vệ màng tế bào gan, phục hồi hoạt tính của các loại dung môi trong môi trường gan, bảo vệ cơ thể tránh tổn hại từ các chất độc hại.

    Ngoài ra, Glutathione còn giúp chống oxy hóa, chống lão hóa, thúc đẩy chức năng gan, kích thích bài tiết acid mật.

    Loại thuốc này đã được dùng để chữa trị các loại gan cấp và mạn tính bao gồm:

    • Gan nhiễm mỡ
    • Viêm gan nhiễm mỡ
    • Gan tổn thương do chất độc hại và sử dụng thuốc gây tổn hại gan

    2.3.3. S-adenosy

    S-adenosy là phân tử do gan tạo ra, giữ vị trí then chốt trong việc duy trì sự hoàn chỉnh về chức năng và cấu tạo của mitochondria trong tế bào gan – một chất có liên quan chặt chẽ tới cơ chế phát sinh và phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ.

    Ở bệnh nhân gan do rượu và không do rượu khi bổ sung liều S-adenosylmethionine (SAMe) với liều 1200mg mỗi ngày sẽ giúp tăng nồng độ glutathione ở gan.

    2.3.4. Matadoxine

    Matadoxine không chỉ dùng trong nhiễm độc rượu cấp tính mà còn làm giảm mỡ gan. Nghiên cứu chỉ ra Metadoxine khi dùng ở dạng phóng thích ngay lập tức với liều từ 300mg 2 lần/ngày đến 500mg 3 lần/ngày trong vòng 3 tháng có cải thiện các chỉ số sinh hóa của chức năng gan cũng như làm giảm bằng chứng siêu âm của bệnh gan nhiễm mỡ.

    Đánh giá chung:

    Dù đã triển khai trên diện rộng việc phòng trừ bệnh gan bằng thuốc chống oxy hóa nhưng cần tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để lựa chọn loại thuốc chính xác nhất cho người mỡ gan.

    2.4. Nhóm thuốc giảm mỡ máu trong điều trị giảm mỡ gan

    Thuốc tây giảm mỡ máu chữa mỡ gan

    Trong tây y, thuốc trị mỡ máu cũng nằm trong nhóm thuốc tây chữa gan nhiễm mỡ.

    Các loại thuốc hạ mỡ máu nhằm mục đích làm giảm cholesterol và triglyceride trong máu, từ đó kiểm soát việc tăng lipid trong máu – yếu tố liên quan trực tiếp đến gan nhiễm mỡ và vừa dùng để điều trị gan nhiễm mỡ.

    Một số loại thuốc hạ mỡ máu thường dùng như:

    • Nhóm thuốc fibrate: Fenofibrate
    • Nhóm thuốc statin: các hoạt chất như pravastatin, atorvastatin

    Hai hoạt chất pravastatin và atorvastatin được dùng điều trị mỡ máu ở đối tượng gan mạn tính với nguy cơ nhiễm độc gan ở mức tối thiểu. Việc sử dụng statin liều thấp đến trung bình vẫn an toàn tương đối nhưng vẫn nên cân nhắc rủi ro khi sử dụng statin điều trị ở liều cao.

    Nhóm fibrate cũng được nghiên cứu ngoài tác dụng hạ mỡ máu còn giảm men gan, giảm mức đề kháng insulin.

    >> Tìm hiểu thêm: Top 7+ nhóm thuốc hạ mỡ máu “khẩn cấp” cho người mỡ máu cao

    2.5. Nhóm thuốc tăng nhạy cảm insulin

    2.5.1. Thuốc tây chữa gan nhiễm mỡ Metformin

    Metformin là thuốc điều trị đái tháo đường, có tác dụng hạ đường huyết do làm giảm sản xuất glucose ở gan và giảm đề kháng insulin. Ngoài ra, thuốc cũng không kích thích tăng tiết insulin nên không gây hạ đường huyết và gây tăng cân.

    Đã có thử nghiệm có kiểm soát ở 36 bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ không do rượu được phân ngẫu nhiên vào hai nhóm có hoặc không dùng thuốc metformin liều 850mgx2 lần/ngày cùng chế độ ăn hạn chế lipid và calo. Kết quả sau 5 tháng cho thấy nồng độ men gan và insulin giảm.

    2.5.2. Thuốc tây chữa gan nhiễm mỡ Pioglitazon

    Pioglitazon là thuốc trị tiểu đường thiozalidinedione làm tăng tính nhạy cảm của insulin.

    Nhiều nghiên cứu đánh giá vai trò của pioglitazon khi sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp cùng vitamin E ở người bệnh gan nhiễm mỡ do rượu có cải thiện về mặt sinh hóa cũng như mô bệnh học.

    2.5.3. Thuốc Rosiglitazon cải thiện thoái hóa mỡ

    Hiệu quả khi dùng rosiglitazone đã được kiểm chứng có cải thiện đáng kể trong mức độ thoái hóa mỡ tuy nhiên không cải thiện nhiều ở những tổn thương mô bệnh học khác, bao gồm cả xơ hóa.

    Tuy nhiên công dụng chính của Rosiglitazon vẫn dùng nhiều trong điều trị đái tháo đường typ 2, giúp cải thiện sự nhạy cảm của insulin với tế bào đích.

    2.5.4. Thuốc Betain

    Đây là một trong những thành phần của chu trình chuyển hóa methionine, có hiệu quả chống lại sự thoái hóa mỡ ở các mẫu trên động vật thí nghiệm. Cũng có nghiên cứu chỉ ra Betain có tác dụng cho người bị viêm gan nhiễm mỡ không do rượu, giúp cải thiện men gan và mô học gan.

    Ngoài các loại thuốc trên còn một số thuốc cũng làm tăng độ nhạy của insulin như:

    • Acid Ursodeoxycholic (UDCA)
    • Losartan
    • Pentoxifyllin
    • Orlistat

    3. Ưu và nhược điểm của thuốc tây giảm gan nhiễm mỡ

    Hiệu quả trị liệu của thuốc tây chữa mỡ gan vẫn chưa thể khẳng định được tuy nhiên chúng giải quyết được phần nào tình trạng mỡ gan. Một số ưu và nhược điểm như:

    Ưu điểm:

    • Giúp giảm mỡ gan, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ ở từng cấp độ
    • Làm chậm quá trình xơ hóa gan
    • Thời gian giảm nhanh chóng từ 1-3 tháng

    Nhược điểm:

    • Không đặc trị được gan nhiễm mỡ mà phải dựa vào từng nguyên nhân để có loại thuốc khắc phục
    • Dễ để lại tác dụng ngược cho gan như:
    • Tăng độc tố trong gan
    • Tăng mỡ gan nếu sử dụng thuốc hạ mỡ máu không đúng cách dẫn đến mỡ hòa tan tắc nghẽn tại gan
    • Làm giảm chức năng gan
    • Có xuất hiện tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi…
    • Không triệt để nếu không kết hợp cùng chế độ ăn uống sinh hoạt.

    4. Lưu ý khi sử dụng thuốc tây chữa mỡ gan

    Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc điều trị mỡ gan mà chỉ áp dụng theo từng giai đoạn và đặc điểm của loại gan nhiễm mỡ. Theo Dược sỹ Hoàng Mạnh Cường, trong quá trình sử dụng các loại thuốc chữa gan nhiễm mỡ cần lưu ý:

    • Chủ động thăm khám để biết mình đang ở gan nhiễm mỡ cấp độ nào từ đó có liệu trình điều trị thích hợp
    • Chỉ sử dụng các loại thuốc được chỉ định, không tùy ý sử dụng thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ
    • Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời
    • Thận trọng với người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
    • Không nên sử dụng cho bệnh nhân có bệnh não gan (hôn mê gan)
    • Không tự ý tăng liều, giảm liều, lạn dụng thuốc

    Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tây chữa gan nhiễm mỡ đạt hiệu quả nhất khi bạn biết kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh như:

    • Bỏ rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích
    • Nên ăn các loại rau xanh, hoa quả giàu vitamin và chất xơ
    • Tăng cường các loại thực phẩm giàu acid amin
    • Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol như các loại thịt đỏ, đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ
    • Thường xuyên tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi lần
    • Giảm cân khoa học, không nên chỉ tập trung giảm mỡ mà còn tập trung săn chắc cơ
    • Ngủ sớm trước 11 giờ để gan thận tăng cường đào thải độc tố

    5. Sử dụng thảo dược giúp hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ gan

    cam-bergamot-giup-ho-tro-giam-mo-mau

    Chiết xuất từ cam Bergamot đã được chứng minh tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu và mỡ gan.

    Bên cạnh thuốc tân dược, có thể sử dụng các loại thảo dược giúp giảm mỡ máu, giảm mỡ gan như Cam Bergamot. Chiết xuất từ cam Bergamot được chứng minh giúp làm giảm mỡ xấu bao gồm LDL cholesterol, triglycerid, tăng mỡ tốt HDL đồng thời bảo vệ tế bào gan, giảm gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, Bergamot cũng giàu chất chống oxy hóa, giúp tăng cường miễn dịch, chống lão hóa các tế bào nhất là thành mạch và tế bào gan.

    Bạn có thể tìm hiểu những dòng sản phẩm thảo dược, có sự kết hợp chiết xuất Bergamot này để hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ gan.

    Để tìm hiểu thông tin về các loại thuốc tây chữa gan nhiễm mỡ hoặc các sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ gan, bạn có thể liên hệ hotline 0865 344 349 để được tư vấn.

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Xơ vữa động mạch cảnh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 01/07/21
      Xơ vữa động mạch cảnh làm hẹp động mạch đưa máu lên não, từ đó có thể gây tai biến…
      Xét nghiệm mỡ máu là gì? Quy trình và cách thực hiện từ A-Z 11/06/21
      Xét nghiệm mỡ máu là phương pháp giúp chẩn đoán, điều trị, dự phòng các bệnh lý liên quan tới…
      Chữa mỡ máu bằng lá xoài: Áp dụng 3 cách này để loại bỏ mỡ xấu 20/05/21
      Thời gian gần đây, xu hướng chữa mỡ máu bằng lá xoài được nhiều người bệnh quan tâm tìm hiểu.…
      [Top 22+] thực phẩm giàu omega-3 làm giảm mỡ máu – Tìm hiểu ngay 14/06/21
      Omega-3 là axit béo quan trọng cho cơ thể, không chỉ có tác dụng cải thiện huyết áp, tim mạch,…
      Xem thêm