[Tham khảo] 11+1 mẹo dân gian chữa gan nhiễm mỡ, hiệu quả tức thì
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    [Tham khảo] 11+1 mẹo dân gian chữa gan nhiễm mỡ, hiệu quả tức thì

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    16/04/21

    Hỏi: Cách đây vài ngày tôi đi khám sức khỏe định kỳ thì phát hiện mình bị gan nhiễm mỡ độ 1, chỉ số men gan cao. Được nhiều người tư vấn là dùng thuốc tây có tác dụng phụ nên tôi đang tìm các mẹo dân gian chữa gan nhiễm mỡ. Rất mong được bác sĩ tư vấn.

    5/5 - (99 bình chọn)

    (Nguyễn Hữu Tuấn, 42 tuổi, Thái Bình)

    Trả lời:

    Chào anh Nguyễn Hữu Tuấn, với tình trạng gan nhiễm mỡ độ 1, anh chưa vội dùng thuốc tân dược mà có thể cải thiện bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thường xuyên và kết hợp sử dụng mẹo dân gian chữa gan nhiễm mỡ.

    Để rõ hơn về phương pháp chữa gan nhiễm mỡ tại nhà, anh có thể tham khảo những gợi ý của Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường trong bài viết dưới đây:

    1. Vì sao nên chọn các mẹo dân gian chữa gan nhiễm mỡ?

    Chữa gan nhiễm mỡ tại nhà từ các bài thuốc dân gian “cây nhà lá vườn” kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt hợp và luyện tập thể dục hàng ngày đang được nhiều người áp dụng. Bởi, phương pháp an toàn, tiết kiệm chi phí, dễ thực hiện và có hiệu quả chữa bệnh.

    Tuy nhiên, phương pháp điều trị tại nhà chỉ phù hợp với trường hợp gan nhiễm mỡ độ nhẹ, bệnh mới khởi phát chưa có biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe. Còn với những người có triệu chứng cụ thể, mắc bệnh nền hoặc gan nhiễm mỡ độ nặng thì nên tới cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ điều trị phù hợp.

    Xem thêm 5 loại thuốc tây chữa gan nhiễm mỡ chuyên dụng – Người bệnh cần phải nắm rõ ưu, nhược khi sử dụng

    2. 11+1 mẹo dân gian chữa gan nhiễm mỡ, đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ

    Áp dụng ngay các mẹo chữa gan nhiễm mỡ tại nhà dưới đây, bạn sẽ không còn phải băn khoăn, lo lắng biến chứng của bệnh.

    2.1. Điều trị gan nhiễm mỡ từ lá sen

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lá sen giúp giảm tích tụ mỡ ở gan, thích hợp trong điều trị gan nhiễm mỡ.

    Cách thực hiện:

    • Lá sen chọn lá non hoặc lá bánh tẻ, bỏ phần cuống.
    • Thái lát mỏng, phơi khô (nếu không có lá sen tươi có thể mua dạng khô)
    • Dùng 10g lá sen khô pha cùng 500ml nước sôi hãm lấy nước uống.

    Uống lá sen phơi khô hàng ngày vừa giải nhiệt, mát gan lại giúp an thần, ngủ ngon giấc.

    mẹo chữa gan nhiễm mỡ

    2.2. Mẹo dân gian chữa gan nhiễm mỡ với mướp đắng

    Theo Đông y, mướp đắng có công dụng hạ đường huyết, tốt cho người đáo tháo đường. Bên cạnh đó, công dụng thanh nhiệt, giải độc cũng rất tốt cho người gan nhiễm mỡ.

    Mướp đắng khô hãm trà

    Mướp đắng khô hãm trà

    Cách thực hiện:

    • Mướp đắng thái mỏng, cho lên chảo đảo qua để khô nước(hoặc phơi nắng, sấy khô mướp đắng)
    • Sau đó cho vào hộp đậy kín, bảo quản tủ lạnh, có thể dùng được khoảng 2 tháng.
    • Mỗi lần dùng cho một ít mướp đắng vào nước sôi để hãm trà.
    • Khi uống có thể cho thêm chút đường hoặc mật ong tùy vị.

    2.3. Giảo cổ lam

    Theo nghiên cứu khoa học, trong thân và lá của cây Giảo cổ lam có thành phần Saponin, khi dung nạp vào cơ thể hoạt chất này sẽ có tác dụng giải độc, tăng cường chức năng gan, đồng thời tiêu mỡ thừa trong gan.

    Với Giảo cổ lam, bạn chỉ cần thực hiện đơn giản:

    • Giảo cổ lam và nước nóng cho vào bình trà, hãm như hãm trà.
    • Chờ hoạt chất ra hết thì chia thành 3 phần.
    • Dùng đều đặn hàng ngày sẽ cải thiện bệnh.

    2.4. Điều trị gan nhiễm mỡ từ cây lô hội

    Ngoài công dụng làm đẹp, cây lô hội còn được biết đến với tác dụng thanh nhiệt, giải độc tốt cho gan.

    Chuẩn bị: 100g lô hội, mật ong, nước lọc.

    Nước lô hội

    Nước lô hội

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch lô hội, cắt loại bỏ đi phần vỏ, lấy gel bên trong.
    • Đem gel vào máy ép để ép lấy nước cốt.
    • Cho nước cốt lô hội cùng 2 thìa mật ong và nước lọc vào cốc.
    • Khuấy đều, uống hết trong ngày.
    • Thưởng thức mỗi ngày 1 ly không chỉ mát gan, thanh nhiệt, tốt cho sức khỏe gan mà còn tăng cường sức khỏe.

    2.5. Cây cà gai leo

    Trong cây cà gai leo có rất nhiều hoạt chất như: Diosgenin, Glycoalkaloid, Saponin, Steroid…  những hoạt chất này có tác dụng giải độc gan, chống oxy hóa. Đặc biệt, thành phần Glycoalkaloid trong cà gai leo ức chế các tế bào hình thành gan nhiễm mỡ, ngăn ngừa xơ gan, ung thư gan…

    Chuẩn bị: 30g Cà gai leo, 40g Xạ đen.

    Cách thực hiện:

    • 2 nguyên liệu cho rửa sạch, có thể rửa qua nước muối để diệt khuẩn.
    • Sau đó, cho Cà gai leo và Xạ đen vào ấm, thêm 1,5l nước đun cùng.
    • Khi nước sôi chừng 15 phút thì tắt bếp, lọc bỏ bã, lấy nước cốt.
    • Dùng 1-2 tháng sẽ hạn chế mỡ trong gan.

    2.6. Bài thuốc dân gian chữa gan nhiễm mỡ với cây an xoa

    Thành phần của cây an xoa không chỉ có tác dụng đào thải mỡ dư thừa trong cơ thể, gan mà còn chống oxy hóa, rất tốt cho cơ thể.

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch 150g cây An xoa.
    • Sau đó, cho vào ấm đun với 2 lít nước cho tới khi còn 1 lít thì dừng lại, lấy nước cốt.
    • Tiếp tục cho 1,5l nước vào đun tiếp, dừng khi còn ½ lượng nước.
    • Hòa 2 lần nấu với nhau thì được 1,5l nước thuốc, dùng hết trong ngày
    • Dùng liên tục 10-30 ngày sẽ thấy chuyển biến tích cực.

    2.7. Bài thuốc lá vối chữa gan nhiễm mỡ trong dân gian

    Theo Y học cổ truyền, lá vối dù tươi hay khô đều có công dụng chữa bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ. Hơn nữa, cách thực hiện với bài thuốc này cũng khá đơn giản.

    Bạn chỉ cần cho lá vối và nước sôi vào hãm, uống thay nước lọc hàng ngày. Tuy nhiên, lá vối chỉ phù hợp với người huyết áp cao, người huyết áp thấp khi uống có thể gặp phải cảm giác khó chịu, người nôn nao, buồn nôn…

    Trà lá vối

    Trà lá vối

    2.8. Bụp giấm (Atiso đỏ)

    Theo Y học cổ truyền, Atiso tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, chữa bệnh gan mật, cao huyết áp tốt. Nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra trong Atiso có hoạt chất Hibithocin, được các chuyên gia dược lý người Senegal chứng minh có tác dụng điều hòa chỉ số rối loạn mỡ máu, hỗ trợ giảm cân, giải độc gan và bảo vệ gan.

    Cách pha trà Atiso:

    • Hoa Atiso phơi khô.
    • Cho vào cốc thủy tinh, đổ nước nóng và ngâm trong 10 phút.
    • Sau đó, cho thêm mật ong, nước cốt chanh vào ly, khuấy đều rồi uống.

    2.9. Nấm lim xanh – Bài thuốc chữa gan nhiễm mỡđược truyền bao đời nay

    Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, một số hoạt chất trong nấm lim xanh có tác dụng giảm tích tụ mỡ tại gan, tăng cường chức năng gan tốt, ngăn ngừa tích lại của cholesterol xấu.

    Thực hiện với nấm lim xanh khá đơn giản, bạn chỉ cần sắc với nước trong 30 phút và uống hết trong ngày.

    2.10. Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học

    Theo Báo sức khỏe và đời sống, người bị gan nhiễm mỡ nên thực hiện chế độ ăn uống như sau:

    • Bổ sung rau quả tươi chứa nhiều chất xơ và vitamin như: cà chua, rau ngót, đậu hà lan, rau cần ây, nấm hương, táo, chuối…
    • Bổ sung nhiều cá trong bữa ăn thay cho thịt đỏ.
    • Hạn chế nội tạng động vật, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
    • Thay mỡ động vật bằng dầu thực vật.

    2.11. Tránh bia rượu

    Nghiên cứu đã chỉ ra, uống càng nhiều bia rượu tỷ lệ thuận với mỡ gan, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan, xơ gan. Do đó, hạn chế bia rượu là một trong những mẹo mà quý ông cần phải biết nếu muốn cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.

    Nếu trong hoàn cảnh bắt buộc, bạn chỉ nên dùng ở mức khuyến cáo, tối đa 100ml rượu hoặc 1 lon bia mỗi ngày.

    Tránh rượu bia

    Tránh rượu bia

    2.12. Vận động 30 phút/ngày

    Gan nhiễm mỡ do nhiều nguyên nhân gây nên trong đó điển hình là thừa cân, béo phì. Vì vậy, để tiêu mỡ thừa của cơ thể và giảm mỡ gan, người bệnh nên siêng năng vận động.

    Đi bộ, đạp xe, chạy bộ, đánh cầu lông, bơi lội … vận động ít nhất 30 phút/ngày, 5 lần/tuần để ngăn ngừa bệnh.

    Ngoài ra, người bệnh cũng chú ý hạn chế thức khuya, giữ tinh thần thoải mái, ngủ đúng giờ đủ giấc để có sức khỏe tốt.

    3. Lưu ý khi áp dụng mẹo chữa gan nhiễm mỡ tại nhà

    Theo dược sĩ Hoàng Mạnh cường, khi thực hiện các cách chữa gan nhiễm mỡ tại nhà ở trên, người bệnh cần chú ý:

    • Chỉ điều trị gan nhiễm mỡ tại nhà khi ở giai đoạn nhẹ. Trường hợp nặng, bệnh đã chuyển sang viêm gan thì tốt nhất nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
    • Các liệu pháp dân gian chỉ mang tính chất hỗ trợ, không thể thay thế thuốc điều trị.
    • Điều trị bệnh dù ở phương pháp nào cũng cần sự kiên trì, vì vậy, người bệnh không nên nóng vội, cố gắng kết hợp chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý để sớm cải thiện bệnh.
    • Đừng quên tái khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

    Qua bài viết trên, bạn đọc đã bổ sung cho mình thông tin về mẹo chữa gan nhiễm mỡ tại nhà. Hi vọng, chúng sẽ có ích cho bạn trong chăm sóc sức khỏe gia đình. Nếu còn băn khoăn về bênh, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn sức khỏe 0865344349 để được tư vấn.

    chat với bác sĩ

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thuốc điều trị tắc nghẽn mạch máu – Dùng sao cho đúng? 13/08/21
      Thuốc điều trị tắc nghẽn mạch máu là vấn đề luôn được người mỡ máu cao, xơ vữa động mạch…
      Thuốc mỡ máu Surotadina: Công dụng gì? Có tác dụng phụ không? 27/05/21
      Hỏi: Tôi đi khám sức khỏe định kỳ thì phát hiện bệnh mỡ máu, bác sĩ có kê đơn thuốc…
      Cholesterol cao ở trẻ em có nguy hiểm không? Gợi ý 6 cách điều trị 30/07/21
      Cholesterol cao ở trẻ em là vấn đề đáng quan ngại đối với các bậc làm cha mẹ, bởi chỉ…
      [Mỡ máu có nên ăn lạc]? Top 6 cách ăn lạc chuyên gia mách bạn 12/05/21
      Mỡ máu có nên ăn lạc, người có chỉ số lipid máu cao ăn lạc có tốt không, ăn thế…
      Xem tất cả bài viết