Stada là hãng thuốc nổi tiếng trên thị trường dược phẩm Việt Nam với nhiều dòng sản phẩm điều trị mỡ máu cao. Vậy có những loại thuốc mỡ máu Stada nào, công dụng và cách sử dụng ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Thuốc mỡ máu Stada là gì?
Thuốc mỡ máu Stada là một trong những dòng sản phẩm điều trị rối loạn lipid máu (mỡ máu cao) do Công ty TNHH Liên doanh Stada liên doanh với Đức, hiện nay đã đổi tên thương hiệu thành Stella. Công ty Stada có trụ sở đặt tại Thuận An, Bình Dương với hơn 250 sản phẩm đã được xuất khẩu và phân phối cho hơn 50 quốc gia. Đây là một trong những đơn vị sản xuất dược phẩm uy tín trên thị trường, trong đó có lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất thuốc trị mỡ máu.
Các thuốc hạ mỡ máu này giúp hạ các chỉ số như cholesterol toàn phần, triglycerid, cholesterol xấu LDL về ngưỡng an toàn và cải thiện cholesterol tốt HDL.
Ngoài ra, một số thuốc giảm mỡ máu của Stada còn dùng trong điều trị giảm mỡ gan, giảm tình trạng gan nhiễm mỡ và dự phòng các biến chứng tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não…
2. Phân loại thuốc mỡ máu Stada
Các loại thuốc mỡ máu do Stada sản xuất thường chia theo từng nhóm thuốc như nhóm Statin hoặc Fibrate. Các tên gọi thường được đặt theo tên hoạt chất chính cùng tên công ty và hàm lượng. Ví dụ như:
- Rosuvastatin Stada 10mg
- Rosuvastatin Stada 20mg
- Fenostad (Tên đầu hoạt chất và tên đầu tên công ty)
Hiện nay, các loại thuốc này đã được đổi tên thương hiệu nên thay vì Stada ở mẫu cũ, các mẫu mới vừa được đổi lại tên thương hiệu, vừa được thay đổi hình ảnh bao bì nhãn mác.
Dưới đây là một số thuốc giảm mỡ máu mà công ty sản xuất.
3. Các loại thuốc mỡ máu Stada
3.1. Thuốc hạ mỡ máu Rosuvastatin Stada 10mg – 20mg
Rosuvastain Stada sử dụng hoạt chất Rosuvastatin trong nhóm điều trị mỡ máu statin. Đây là hoạt chất có tác dụng mạnh, làm giảm cholesterol xấu LDL nhiều hơn so với các thuốc statin khác.
So với hoạt chất Atorvastatin, Rosuvastain có tác dụng giảm LDL trong huyết thanh nhiều hơn và được ưu tiên sử dụng hơn.
Thông tin thuốc:
- Thành phần: Rosuvastatin calcium 10mg/ Rosuvastatin calcium 20mg
- Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên nén bao phim
Giá bán:
- Rosuvastatin Stada 10mg: 6.000đ/viên
- Rosuvastatin Stada 20mg: 10.000đ/viên
3.2. Thuốc trị mỡ máu Simvastatin Stada 10mg – 20mg
Simvastatin cũng là hoạt chất dành cho điều trị hạ mỡ máu, giảm cholesterol và dự phòng các biến chứng tim mạch. So với Atorvastatin và Rosuvastatin, hoạt chất này có tác động trung bình đến các chỉ số mỡ máu.
Theo kết quả nghiên cứu, sau khi sử dụng liều 10mg simvastatin cho thấy, mỡ xấu LDL giảm 28%, mỡ tốt tăng 5%, triglycerid giảm 12%.
Thông tin thuốc:
- Thành phần: Simvastatin calcium 10mg/ Simvastatin calcium 20mg
- Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên nén bao phim
Giá bán:
- Rosuvastatin Stada 10mg: 1.600đ/viên, 48.000đ/hộp
- Rosuvastatin Stada 20mg: 2.900đ/viên, 85.000đ/hộp
3.3. Thuốc điều hòa lipid máu Lipistad 10mg Stada
Thuốc mỡ máu Lipistad của Stada sử dụng hoạt chất Atorvastatin. Hoạt chất này cũng có tác dụng điều chỉnh các chỉ số cholesterol toàn phần, mỡ xấu, mỡ tốt và triglycerid. Có thể sử dụng Lipistad ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày do thời gian bán thải dài.
Đối với người tăng cholesterol huyết có tính gia đình đồng hợp tử vẫn có thể sử dụng.
Thông tin thuốc:
- Thành phần: Atorvastatin calcium 10mg
- Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên nén bao phim
Giá bán:
Lipistad 10mg: 1.700đ/viên, 49.000đ/hộp
Lipistad 20mg: 2.600đ/viên, 76.000đ/hộp
3.4. Thuốc giảm mỡ máu Fenostad 160 – 200
Thuốc mỡ máu Stada Fenostad này có thành phần chính là Fenofibrat, được dùng trong trường hợp người bị mỡ máu cao không dung nạp được nhóm thuốc statin.
Fenostad có công dụng hạ các chỉ số mỡ xấu, điều trị rối loạn lipoprotein kết hợp với chế độ ăn. Do đó khi uống có thể uống cùng thức ăn.
Khi điều trị bằng thuốc Fenofibrat nhất thiết phải thực hiện chế độ ăn ít dầu mỡ, hạn chế cholesterol và lipid.
Thông tin thuốc:
- Thành phần: Fenofibrat 160mg/ Fenofibrat 200mg
- Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên nang cứng
Giá bán:
Fenostad 200mg: 2.600đ/viên, 73.000đ/hộp
Lipistad 160mg: 2.400đ/viên, 71.000đ/hộp
3.5. Thuốc mỡ máu Stada Gemfibstad 300mg
Thuốc có hoạt chất chính là Gemfibrozil, đây là hoạt chất được sử dụng trong điều trị tăng lipid máu, làm giảm nồng độ lipoprotein giàu triglycerid, chẳng hạn như VLDL (lipoprotein tỷ trọng rất thấp), làm tăng nhẹ HDL (lipoprotein tỷ trọng cao) và các tác động khác nhau trên LDL-cholesterol. Gemfibrozil cũng được sử dụng để giảm sự kết tụ tiểu cầu làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch máu lớn.
Thông tin thuốc:
- Thành phần: Gemfibrozil 300mg
- Quy cách đóng gói: Hộp 6 vỉ x 10 viên nang cứng
Giá bán: 2.600đ/viên
4. Mua thuốc mỡ máu Stada ở đâu?
Bạn có thể tìm mua các thuốc chữa mỡ máu của Stada tại các hiệu thuốc do Stada phân phối trên toàn quốc hoặc các nhà thuốc trong bệnh viện. Tùy thuộc vào mỗi quầy thuốc theo vùng miền mà giá cả có sự chênh lệch.
Khi tìm mua thuốc điều trị mỡ máu, bạn nên kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm, hạn sử dụng, kiểm tra thuốc xem có dấu hiệu bị cạy mở hay không.
5. Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu Stada (Stella)
Theo Dược sỹ Hoàng Mạnh Cường, việc sử dụng các thuốc hạ mỡ máu nói chung và thuốc mỡ máu Stada nói riêng cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn như:
- Uống đúng và đủ liều, không tự ý tăng hoặc giảm liều
- Đọc kỹ hướng dẫn khi sử dụng, một số thuốc giảm mỡ máu chỉ định chỉ uống 1 lần vào buổi tối, một số thuốc chỉ định uống 2 lần/ngày.
- Bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
- Không sử dụng thuốc quá hạn sử dụng
- Đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống khi dùng thuốc mỡ máu để tăng hiệu quả sử dụng
- Liệt kê các loại thuốc, TPBVSK khác để hạn chế tối đa tương tác thuốc
- Ngưng sử dụng thuốc nếu gặp phải tác dụng phụ tăng nặng như viêm cơ, yếu cơ, mề đay…
- Nếu có dấu hiệu bất thường, nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để tìm ra vấn đề
Sử dụng thảo dược hỗ trợ giảm mỡ máu
Việc sử dụng các loại thuốc điều trị mỡ máu nằm trong nhóm statin hay bất kỳ nhóm thuốc tây nào khác đều có thể để lại tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng. Khi lạm dụng còn ảnh hưởng đến gan – cơ quan nhận nhiệm vụ chuyển hóa cholesterol. Do vậy, để có thể giảm mỡ máu lâu dài, hạn chế tác dụng phụ, người dùng có xu hướng tìm đến các thảo dược từ thiên nhiên. Một số vị thảo dược thường dùng trong hạ mỡ máu như: Giảo cổ lam, Trạch tả, Nần vàng, Hoa Bụp giấm… Các vị thảo dược này thường được sao vàng và sắc uống, pha trà.
Trên đây là một số thông tin chung về thuốc mỡ máu Stada. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh mỡ máu, hãy chat trực tiếp với chúng tôi tại đây.
XEM THÊM:
- Bài thuốc dân gian giảm mỡ máu – hạ cholesterol tại nhà – Xem ngay 10+ bài thuốc này
- Top 7+ nhóm thuốc hạ mỡ máu “khẩn cấp” cho người mỡ máu cao
- 11+ thực phẩm chức năng giảm mỡ máu – Cập nhật ngay
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.