Thuốc đau bụng đi ngoài loại nào tốt nhất hiện nay?    - Tâm Bình
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Thuốc đau bụng đi ngoài loại nào tốt nhất hiện nay?   

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    30/09/19

    Đau bụng đi ngoài là dấu hiệu cơ năng cơ bản nhất “báo hiệu” việc hệ tiêu hóa đã hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng. Tuy nhiên, khi biểu hiện đau “lạ” và kèm đi ngoài như tiêu chảy kéo dài có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy thuốc đau bụng đi ngoài nào tốt nhất hiện nay giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng và cải thiện tiêu chảy, hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

    4.9/5 - (210 bình chọn)

    1. Tác dụng của thuốc đau bụng đi ngoài

    Có nhiều cơ chế để giảm đau bụng, cầm tiêu chảy nhưng mục đích cuối cùng của thuốc đau bụng đi ngoài chính là cải thiện các cơn đau, giảm các kích thích trong thành niêm mạc đường ruột, giảm nhu động ruột, đồng thời làm giảm tình trạng đi ngoài, tiêu chảy.

    Đâu là thủ phạm gây đau bụng, đi ngoài

    Đau bụng, đi ngoài dấu hiệu của các bệnh về tiêu hóa

    Thông thường, đau bụng đi ngoài sẽ tự khỏi nếu người bệnh ăn uống và sinh hoạt khoa học. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài gây mất nước và suy nhược cơ thể thì có khả năng bạn đã gặp phải các bệnh về đường tiêu hóa và cần thăm khám để chữa trị kịp thời. Để chữa đi ngoài hiệu quả, đặc biệt tiêu chảy, bạn có thể áp dụng một số loại thuốc dưới đây.

    2. Gợi ý 9 loại thuốc đau bụng đi ngoài tốt nhất năm 2022

    Đau bụng, đi ngoài sẽ tự khỏi nếu người bệnh ăn uống và sinh hoạt khoa học. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài gây mất nước và suy nhược cơ thể thì có khả năng bạn đã mắc các bệnh về tiêu hóa và cần đi thăm khám bác sĩ nhằm chữa trị kịp thời. vậy đau bụng đi ngoài uống thuốc gì? Dưới đây là 9 gợi ý các thuốc trị đau bụng đi ngoài hiệu quả:

    2.1. Dùng thuốc đau bụng đi ngoài Berberin

    Thông thường, nếu bị tiêu chảy người ta thường nghĩ ngay đến thuốc Berberin.

    Đây là loại thuốc điều trị đau bụng tiêu chảy có nguồn gốc thảo dược, được chiết xuất từ các cây giàu hoạt chất Berberin như Hoàng liên, Hoàng bá, Vàng đắng.

    Berberin thường được dùng để điều trị các triệu chứng tiêu chảy, viêm đường ruột. Ngoài ra, nhờ tác dụng kháng khuẩn tốt nên Berberin còn được sử dụng khi mắc các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như: lỵ, viêm đại tràng, viêm loét dạ dày…

    thuốc trị đau bụng đi ngoài Berberin

    Berberin thường được dùng để điều trị các triệu chứng tiêu chảy, viêm đường ruột

    Cơ chế tác dụng của Berberin sẽ ức chế sự chuyển hóa của một số vi sinh vật, ức chế quá trình tiết dịch ruột và các chất điện giải, ức chế co thắt cơ trơn, giảm viêm… từ đó làm giảm tiêu chảy, giảm đau do co thắt cơ trơn.

    Khi sử dụng Berberin cần chú ý đến liều lượng hướng dẫn trên sản phẩm. Nếu uống quá liều có thể gây ra các tác dụng phụ như:

    • Mệt mỏi
    • Căng thẳng
    • Đau bụng
    • Buồn nôn
    • Hạ huyết áp

    2.2. Thuốc trị đau bụng đi ngoài Loperamide

    Loperamide là một trong những loại thuốc chữa tiêu chảy hữu hiệu được nhiều người sử dụng. Thuốc có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa ở ruột, đồng thời cho phép thực phẩm giữ lại trong đại tràng lâu hơn. Từ đó, cơ thể có thể hấp thu chất dinh dưỡng, giảm số lượng nhu động ruột, hạn chế tình trạng đi ngoài.

    Thuốc trị tiêu chảy Loperamide chỉ được sử dụng trong điều trị chứng tiêu chảy cấp không biến chứng hoặc tiêu chảy mạn tính ở người lớn. Trong trường hợp phụ nữ có thai và cho con bú, người mẫn cảm với các thành phần của thuốc hay cần tránh ức chế nhu động ruột, hội chứng lỵ, chướng bụng, suy gan không nên sử dụng.

    Thuốc khi dùng nhiều hoặc dùng quá liều cũng gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

    • Buồn nôn
    • Táo bón
    • Đau bụng
    • Chướng bụng
    • Chóng mặt
    • Nhức đầu
    • Dị ứng…

    2.3. Thuốc chữa đau bụng đi ngoài Diphenoxylate

    Cơ chế hoạt động của Diphenoxylate cũng giống như Loperamide có tác dụng giảm hoạt động của nhu động ruột, từ đó cải thiện triệu chứng đi ngoài thường xuyên.

    Người lớn sử dụng mỗi lần 2 viên, ngày uống 4 viên. Thuốc chưa được nghiên cứu về tác dụng cũng như tác hại với trẻ nhỏ. Do vậy, phụ huynh nên hỏi bác sĩ trước khi cho con sử dụng.

    Thuốc Diphenoxylate

    Thuốc Diphenoxylate

    2.4. Thuốc chữa tiêu chảy Codein

    Khi bị đau bụng đi ngoài tiêu chảy có thể sử dụng thuốc Codein. Thuốc có thành phần chính là hoạt chất codein phosphate, có tác dụng giảm đau và làm chậm nhu động ruột, từ đó cầm tiêu chảy.

    Codein được chỉ đinh trong trường hợp tiêu chảy kèm theo các cơn đau co thắt ở ổ bụng, đặc biệt đây là thuốc rất tốt trong điều trị ỉa chảy do bệnh thần kinh đái tháo đường. Không chỉ định trong trường hợp bị tiêu chảy và tiêu chảy do nhiễm khuẩn.

    2.5. Thuốc hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột, giảm đau bụng đi ngoài Smecta

    thuốc đi ngoài Smecta

    Smecta có hiệu quả trong việc giảm tiêu chảy.

    Thành phần chính trong Smecta là hoạt chất diosmetite, có khả năng bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa và tương tác với glycoprotein của chất nhầy trong niêm mạc, làm tăng sức chịu đựng của lớp gel dính trên niêm mạc tiêu hóa, từ đó tạo thảnh hàng rào bảo vệ niêm mạc.

    Smecta có tác dụng điều trị cả trường hợp tiêu chảy cấp và mãn tính cho nhiều đối tượng, cả trẻ em và người lớn đều dùng được. Tuy nhiên, một số trường hợp mẫn cảm vẫn có thể gặp tác dụng phụ (với tỉ lệ chỉ 1-7%) như:

    • Táo bón
    • Nôn
    • Phát ban

    Trước khi uống thuốc smecta cầm tiêu chảy cần phải bù nước.

    2.6. Thuốc trị đau bụng đi ngoài Actapulgit

    Thuốc trị đau bụng đi ngoài Actapulgit

    Thuốc trị đau bụng đi ngoài Actapulgit

    Atapulgit là chất hấp phụ có tác dụng chống tiêu chảy, thích hợp trong trường hợp đau bụng đi ngoài. Cũng giống như thuốc Smecta, Atapulgit (chứa hoạt chất hydrat nhôm magnesi silicat) có tác dụng bao phủ mạnh, bảo vệ niêm mac ruột bằng cách tạo thành một lớp màng bảo vê. Chúng được cho là hấp phụ nhiều vi khuẩn, độc tố, giảm mất nước.

    2.7. Thuốc đau bụng tiêu chảy bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol)

    Trong trường hợp tiêu chảy do ăn uống thông thường hoặc có vi khuẩn gây tiêu chảy, bismuth subsalicylate có thể làm chậm quá trình phát triển của các loại vi khuẩn.

    Tuy nhiên, trường hợp đau bụng tiêu chảy kèm sốt, máu lẫn trong phân hoặc trong phân có lẫn chất nhầy không nên tự ý điều trị bằng bismuth subsalicylate bởi thuốc sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

    2.8. Dùng dung dịch bù nước và điện giải (Oresol)

    Oresol bù nước

    Trường hợp tiêu chảy mất nước có thể dùng Oresol.

    Trong trường hợp đau bụng tiêu chảy mất nước, người bệnh nên sử dụng dung dịch bù nước và điện giải (Oresol). Mặc dù không có tác dụng giảm đau bụng, cầm tiêu chảy nhưng oresol có hiệu quả trong việc bù lại lượng nước và các chất điện giải đã bị mất qua phân.

    Oresol có thể sử dụng được cho cả trẻ em và người lớn. Nên pha oresol uống đều đặn sau khi tiêu chảy.

    2.9. Cải thiện đau bụng đi ngoài bằng men vi sinh, men tiêu hóa

    Trong trường hợp đau bụng đi ngoài do ăn phải thức ăn lạ, thức ăn khó tiêu hoặc hệ vi sinh đường ruột gặp “trục trặc” có thể bổ sung men vi sinh tăng cường lợi khuẩn hoặc men tiêu hóa để thúc đẩy tiêu hóa thực phẩm.

    Đây cũng không phải là thuốc đặc trị đau bụng đi ngoài nhưng nên bổ sung khi cần thiết để ổn định hệ tiêu hóa.

    Tuy nhiên không nên quá lạm dụng men tiêu hóa và men vi sinh bởi nếu bổ sung quá nhiều sẽ ức chế các tuyến bên trong cơ thể, dẫn đến giảm tiết men tiêu hóa nội sinh.

    3. Lưu ý khi dùng thuốc đau bụng đi ngoài

    Hầu hết các thuốc cầm tiêu chảy, chữa đau bụng đi ngoài trên chỉ tập trung điều trị triệu chứng chứ không điều trị nguyên nhân gây bệnh. Do vậy, điều quan trọng bạn nên xác định được đúng nguyên nhân gây bệnh để có cách xử lý thích hợp.

    Trong quá trình dùng thuốc điều trị đau bụng đi ngoài tại nhà cần lưu ý:

    Tăng cường rau xanh, củ quả tươi phòng đau bụng, đi ngoài

    Tích cực tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi

    • Nên uống đúng liều, không tự ý tăng liều
    • Nên uống thuốc với nước lọc, không nên dùng chung với nước ngọt, rượu bia
    • Có thể uống men tiêu hóa chung với sữa hoặc nước hoa quả
    • Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tương tác thuốc để tránh phản ứng
    • Không nên dùng nhiều hơn 1 loại thuốc trị tiêu chảy cùng lúc, trừ khi được chỉ định
    • Nên hạn chế dùng các loại thuốc kháng viêm, kháng virus… trong điều trị đau bụng tiêu chảy hay đau bụng đi ngoài
    • Nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, nhẹ nhàng, hạn chế thực phẩm làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa
    • Uống nước thường xuyên để bù nước cho cơ thể

    Trên đây là một số lưu ý khi dùng thuốc đau bụng đi ngoài bạn có thể tham khảo. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn hỗ trợ.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Trẻ bị táo bón nên ăn gì kiêng gì? 18 loại thực phẩm cha mẹ chớ bỏ qua 25/01/21
      Trẻ bị táo bón nên ăn gì kiêng gì là vấn đề luôn khiến các bậc cha mẹ “đau đầu”.…
      Viêm đại tràng mạn tính là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 24/10/23
      Viêm đại tràng mạn tính kéo dài dai dẳng, các triệu chứng dễ tái đi tái lại. Không ít trường…
      Viêm loét đại tràng nên ăn gì kiêng gì? [Bỏ túi 10+] thực phẩm này ngay 09/11/20
      Viêm loét đại tràng nên ăn gì kiêng gì là câu hỏi của rất nhiều người. Trong trường hợp của…
      Trùng amip là gì? Đặc điểm, cấu tạo và các bệnh lý liên quan 27/06/20
      Trùng amip là gì? Chúng có đặc điểm, cấu tạo và gây ra những bệnh lý nguy hiểm nào và…
      Xem thêm