Tổng hợp 15 loại thuốc chữa viêm đại tràng co thắt được chú ý nhất
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Tổng hợp 15 loại thuốc chữa viêm đại tràng co thắt được chú ý nhất

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    23/03/23

    Viêm đại tràng co thắt là một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến. Tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng tình trạng này gây ra nhiều khó chịu, bất tiện cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe. Để giảm nhanh các triệu chứng bệnh, nhiều người đã tìm đến thuốc chữa viêm đại tràng co thắt.

    5/5 - (7 bình chọn)

    1. Tác dụng của thuốc chữa viêm đại tràng co thắt

    Viêm đại tràng co thắt còn được biết đến với tên gọi hội chứng ruột kích thích. Dâu hiệu nhận biết viêm đại tràng co thắt là đau bụng, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy, mệt mỏi… Mặc dù khi nội soi hình ảnh viêm đại tràng co thắt không phát hiện tổn thương thực thể ở niêm mạc đại tràng nhưng các triệu chứng vẫn khá rõ nét, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt và công việc.

    Một số loại thuốc chữa viêm đại tràng co thắt có thể làm giảm triệu chứng bệnh cũng như hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh tái phát. Việc sử dụng thuốc cũng khá tiện lợi và đơn giản.

    Vậy viêm đại tràng co thắt uống thuốc gì? Một số nhóm thuốc có thể được chỉ định là:

    • Thuốc chống co thắt đại tràng: Giảm cơn đau.
    • Thuốc giảm đầy hơi, chướng bụng.
    • Thuốc cầm tiêu chảy
    • Thuốc nhuận tràng
    • Thuốc chống trầm cảm: Được sử dụng cho những bệnh nhân bị viêm đại tràng co thắt do yếu tố tâm lý.

    2. Giới thiệu 15 loại thuốc chữa viêm đại tràng co thắt

    Không có loại thuốc nào được coi là thuốc chữa viêm đại tràng tốt nhất hiện nay. Loại thuốc tốt nhất đối với bạn là thuốc được bác sĩ chỉ định phù hợp với tình trạng bệnh và thể trạng của bạn. Dưới đây là một số loại thuốc có thể được kê đơn.

    thuốc chữa viêm đại tràng co thắt

    2.1. Thuốc Buscopan chữa hội chứng ruột kích thích

    Loại thuốc này được chỉ định trong trường hợp bị hội chứng ruột kích thích, giảm đau do co thắt… Ngoài ra, Buscopan cũng được dùng để giảm các cơn đau bụng kinh.

    Công dụng: Giảm co thắt đại tràng

    Liều dùng: 1 hoặc 2 viên/lần, không quá 4 lần/ngày.

    Tác dụng phụ:  ngứa, nổi mề đay, tim đập nhanh, tiểu khó…

    Chống chỉ định:

    • Người dị ứng với thành phần thuốc.
    • Phụ nữ có thai, cho con bú.
    • Người bị megacolon, nhược cơ nặng, bí tiểu, liệt ruột, hẹp ống tiêu hóa, rối loạn nhịp tim nhanh.

    Tương tác: Thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống loạn thần, thuốc kích thích beta giao cảm…

    Thuốc Buscopan trị viêm đại tràng co thắt

    2.2. Thuốc Actapulgite

    Actapulgite là thuốc chữa viêm đại tràng co thắt với khả năng bao phủ, bảo vệ niêm mạc ruột.

    Công dụng: Hấp phụ độc tố để loại bỏ vi khuẩn gây tiêu chảy, giảm mất nước.

    Liều dùng: 2 hoặc 3 gói/ngày.

    Tác dụng phụ: Táo bón trong trường hợp sử dụng liều cao và kéo dài.

    Chống chỉ định:

    • Quá mẫn với thành phần của thuốc.
    • Người bị hẹp đường tiêu hóa…

    Tương tác: Penicillamine, muối sắt, Corticoid, kháng histamine H2…

    Thuốc Actapulgite trị viêm đại tràng

    2.3. Thuốc Loperamid

    Loại thuốc này giúp giảm nhu động ruột, giảm lượng nước trong phân từ đó giảm bớt số lần đi cầu phân lỏng.

    Công dụng: Cầm tiêu chảy

    Liều dùng:

    • Tiêu chảy cấp: Liều khởi đầu 4mg sau đó uống 2mg mỗi khi đi ngoài phân lỏng. Liều thông thường 6 – 8mg/ngày.
    • Tiêu chảy mạn: Liều khởi đầu 4mg sau đó uống 2mg mỗi khi đi ngoài phân lỏng. Liều thông thường 4 – 8mg/ngày.

    Tác dụng phụ: Táo bón, buồn nôn, nôn, chóng mặt, khô miệng…

    Chống chỉ định:

    • Người mẫn cảm với thành phần của thuốc.
    • Người bị táo bón, viêm đại tràng giả mạc, viêm đại tràng cấp tính, tổn thương gan, chướng bụng, lỵ…
    • Không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi

    Tương tác: Thuốc ức chế thần kinh trung ương, thuốc chống trầm cảm 3 vòng…

    Thuốc Loperamid trị viêm đại tràng

    2.4. Thuốc Spasmaverine chữa viêm đại tràng co thắt

    Bên cạnh là thuốc trị viêm đại tràng co thắt, thuốc Spasmaverine còn có thể được chỉ định trong các bệnh liên quan tới đường tiết niệu, mật.

    Công dụng: Chống co thắt, giảm đầy hơi.

    Liều dùng: 1 hoặc 2 viên/lần, 1 – 3 lần/ngày.

    Tác dụng phụ: Phát ban, chóng mặt, đau đầu…

    Chống chỉ định:

    • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
    • Phụ nữ mang thai, cho con bú.
    • Người bị tắc ruột, đi cầu ra máu, táo bón nặng, xuất huyết âm đạo bất thường…

    Thuốc Spasmaverine chữa viêm đại tràng co thắt

    2.5. Thuốc Papaverin chữa hội chứng ruột kích thích

    Sử dụng loại thuốc này được coi là một cách giảm đau khi bị co thắt đại tràng.

    Công dụng: Giảm đau chống co thắt

    Liều dùng: Tiêm 1 – 2 ống/lần, 3 – 4 giờ tiêm nhắc lại nếu cần.

    Tác dụng phụ: Loạn nhịp tim, tăng huyết áp nhẹ, chóng mặt, nhức đầu…

    Chống chỉ định:

    • Người bị dị ứng với thành phần của thuốc,
    • Bệnh nhân bị bloc nhĩ – thất hoàn toàn …

    Tương tác: Thuốc chữa bệnh Levodopa, morphin…

    thuốc Papaverin trị viêm đại tràng co thắt

    2.6. Thuốc Duspatalin

    Đây là thuốc trị triệu chứng đau do rối loạn đại tràng, thuốc chữa hội chứng ruột kích thích… Thành phần chính của thuốc là hoạt chất mebeverine hydrochloride.

    Công dụng: Giãn cơ trơn, chống co thắt.

    Liều dùng: 1 viên 200mg/lần, 2 lần/ngày.

    Tác dụng phụ: Phát ban, nổi mẩn đỏ, sưng chân…

    Chống chỉ định:

    • Người có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
    • Phụ nữ mang thai, cho con bú.

    Duspatalin chữa viêm đại tràng

    2.7. Thuốc Berberin

    Berberin là thuốc phổ biến trong trường hợp bị đau bụng tiêu chảy. Loại thuốc này thông dụng và cũng khá rẻ.

    Công dụng: Giảm tình trạng tiêu chảy

    Liều dùng: Từ 12 – 15 viên 10mg, 2 lần/ngày.

    Tác dụng phụ: Trong trường hợp quá liều, bạn có thể bị buồn nôn, nôn, kích thích nhu động ruột…

    Chống chỉ định:

    • Người mẫn cảm với thành phần của thuốc.
    • Phụ nữ có thai, cho con bú.

    Tương tác: Vitamin B6, PABA…

    Berberin trị tiêu chảy do viêm đại tràng

    2.8. Thuốc Ercefuryl

    Hoạt chất chính trong thuốc Ercefuryl là nifuroxazid. Thuốc có tác dụng trong điều trị tiêu chảy cấp do vi khuẩn.

    Công dụng: Giảm tiêu chảy cấp.

    Liều dùng: 3 – 4 viên 200mg/ngày chia làm  2 – 4 lần.

    Tác dụng phụ: Nổi mẩn, phù nề…

    Chống chỉ định:

    • Người dị ứng với thành phần của thuốc.
    • Phụ nữ có thai và cho con bú.
    • Người không dung nạp fructose, hội chứng kém hấp thu glucose – galactose hoặc thiếu men sucrase – isomaltase

    Tương tác: Thuốc an thần, thuốc cai rượu…

    Ercefuryl trị viêm đại tràng co thắt

    2.9. Thuốc Flagyl chữa viêm đại tràng co thắt

    Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng như HP, amip, trùng roi…

    Công dụng: Giảm tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn.

    Liều dùng: 2 viên 250mg/lần, 3 lần/ngày.

    Tác dụng phụ: Đau thượng vị, buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, rối loạn thị giác thoáng qua, nước tiểu màu đỏ…

    Chống chỉ định:

    • Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
    • Phụ nữ mang thai, cho con bú, đặc biệt là phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

    Tương tác: Thuốc chống đông máu, Cyclosporin, Lithium, Busulfan…

    Thuốc Flagyl chữa viêm đại tràng co thắt

    2.10. Thuốc Ciprofloxacin

    Thuốc có dạng viên nén, viên đạn trực tràng, tiêm và nhỏ với các hàm lượng khác nhau. Thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp nhiễm khuẩn nặng mà kháng sinh thông thường không có hiệu quả.

    Công dụng: Kháng sinh

    Liều dùng: Uống từ 250 – 500mg/lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.

    Tác dụng phụ: Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn

    Chống chỉ định:

    • Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
    • Phụ nữ mang thai, cho con bú.
    • Thận trọng với người có tiền sử động kinh, suy chức năng gan thận…

    Tương tác: Thuốc chống viêm không steroid, Warfarin, chế phẩm có sắt, Theophylin…

    Ciprofloxacin chữa viêm đại tràng

    2.11. Thuốc Biseptol

    Đây là thuốc nằm trong nhóm thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt ký sinh trùng, nấm… Thuốc có dạng viên nén, siro.

    Công dụng: Tiêu diệt vi sinh vật gây hại gây viêm đại tràng.

    Liều dùng: 1 viên 480mg/lần, 2 lần/ngày.

    Tác dụng phụ: Nôn, tiêu chảy, viêm lưỡi, phát ban…

    Chống chỉ định:

    • Có tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc.
    • Phụ nữ mang thai, cho con bú.

    Tương tác: Thuốc lợi tiểu Thiazid, Digoxin, Methotrexat…

    Biseptol giảm triệu chứng của viêm đại tràng co thắt

    2.12. Thuốc Smecta dành cho người viêm đại tràng co thắt

    Nhắc tới thuốc chữa viêm đại tràng co thắt không thể quên Smecta.

    Công dụng: Giảm bớt tình trạng tiêu chảy,

    Liều dùng: 3 gói/ngày trong 7 ngày.

    Tác dụng phụ: Táo bón, nôn, đầy hơi,  mề đay…

    Chống chỉ định: Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

    Thuốc Smecta dành cho người viêm đại tràng co thắt

    2.13. Thuốc Forlax

    Forlax phù hợp với người bị viêm đại tràng co thắt có triệu chứng táo bón. Thuốc có dạng bột với hàm lượng 10g.

    Công dụng: Nhuận tràng, trị táo bón.

    Liều dùng: 1 hoặc 2 gói/ngày, không quá 8 gói/ngày.

    Tác dụng phụ: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy…

    Chống chỉ định:

    • Quá mẫn với thành phần của thuốc
    • Người bị đau bụng không rõ nguyên nhân, mắc bệnh Crohn, thủng đường tiêu hóa, tắc ruột, hẹp ruột…

    Forlax thuốc chữa viêm đại tràng co thắt

    2.14. Thuốc Sorbitol chữa viêm đại tràng co thắt

    Một trong những loại thuốc nhuận tràng cũng khá phổ biến là Sorbitol. Thuốc có tác dụng làm mềm phân, kích thích nhu động ruột, tăng bài tiết dịch tụy.

    Công dụng: Nhuận tràng.

    Liều dùng: 1 – 3 gói/ngày.

    Tác dụng phụ: Buồn nôn, tiêu chảy, kích ứng hậu môn…

    Chống chỉ định:

    • Người có tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc.
    • Người không dung nạp fructose, mắc bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng, tắc ruột…

    Tương tác: Các thuốc nhuận tràng khác

    Thuốc Sorbitol chữa viêm đại tràng co thắt

    2.15. Thuốc Duphalac

    Thuốc có dạng dung dịch với thành phần chính là lactulose cùng hàm lượng đa dạng như 15, 200, 500, 1000ml.

    Công dụng: Trị táo bón, cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

    Liều dùng:

    • Khởi đầu: Từ 15 – 45ml/ngày.
    • Duy trì: Từ 15 – 30ml/ngày.

    Tác dụng phụ: Đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy…

    Chống chỉ định:

    • Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
    • Người bị tắc ruột, thủng đường tiêu hóa, bị galactose huyết…

    Thuốc Duphalac trị viêm đại tràng

    3. Một số lưu ý

    Để việc sử dụng thuốc đảm bảo hiệu quả và an toàn bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định. Dùng đúng liều lượng, thời gian theo hướng dẫn. Liều lượng từng thuốc nêu trong bài chỉ mang tính tham khảo và dành cho người lớn.
    • Thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng để tránh tương tác.
    • Trong quá trình dùng thuốc nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường hãy thông báo ngay cho bác sĩ.
    • Bài viết không liệt kê tất cả tác dụng phụ của các loại thuốc mà bạn có thể gặp phải.
    • Kết hợp với việc thay đổi chế độ dinh dưỡng. Bổ sung tực phẩm dễ tiêu, ăn sữa chua và uống đủ nước. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay, đồ tái sống. Hạn chế đồ uống có ga, có cồn…
    • Rèn luyện thể lực hàng ngày để hỗ trợ cho hoạt động của hệ tiêu hóa, tạo cảm giác thư giãn.

    Trên đây là 15 loại thuốc chữa viêm đại tràng co thắt phổ biến. Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ. Nếu cần giải đáp về vấn đề liên quan tới viêm đại tràng co thắt hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99.

    XEM THÊM

    chat với bác sĩ

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Viêm đại tràng ăn bánh trung thu được không? Chuyên gia mách bạn 30/09/20
      Tôi đi khám phát hiện bị viêm đại tràng cách đây 2 năm. Dạo gần đây tôi có ăn bánh…
      Viêm đại tràng có nên ăn khoai lang? Chuyên gia giải đáp thắc mắc 26/08/20
      Người bị viêm đại tràng rất quan tâm đến chế độ ăn uống. Một trong những câu hỏi thường gặp…
      Táo bón ở trẻ em: Cha mẹ cần biết nguyên nhân, cách điều trị 15/11/23
      Táo bón ở trẻ em là bệnh thường gặp có thể gây ra những hậu quả khó lường, điển hình…
      Bấm huyệt chữa táo bón là gì? Áp dụng ngay 10 huyệt quan trọng nhất 09/10/21
      Táo bón là một vấn đề tiêu hóa khá phổ biến. Khi gặp phải tình trạng này nhiều người lo…
      Xem thêm