Hỏi: Tôi thường xuyên bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tối thì mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Đi khám bác sĩ nói tôi bị thiếu máu lên não gây mất ngủ, đau đầu. Vậy cho tôi hỏi, thiếu máu lên não có thể gây mất ngủ thật không? Và cách điều trị thế nào?
(Lê Thị Định, 56 tuổi, Hà Đông, Hà Nội)
Trả lời
Cảm ơn chị Lê Thị Định đã tin tưởng và gửi thắc mắc về cho chúng tôi. Mất ngủ là triệu chứng điển hình của việc thiếu máu lên não. Tuy nhiên, thực hư thiếu máu lên não gây mất ngủ thế nào, chị Nguyễn Thị Định và độc giả có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.
Bài viết đã được tham vấn bởi TTUT.Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, hi vọng thông qua bài viết chị Lê Thị Định và độc giả có thêm kiến thức về tình trạng thiếu máu lên não cũng như giải đáp thắc mắc thiếu máu lên não gây mất ngủ không.
1. Thiếu máu lên não là gì?
Thiếu máu não hay còn gọi là thiếu máu lên não là tình trạng phổ biến ở nhiều người hiện nay. Tình trạng này được hiểu là giảm tuần hoàn máu lên não, dẫn tới giảm cung cấp oxy và dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động của não. Từ đó, ảnh hưởng tới cấu trúc và chức năng của một phần hoặc nhiều phần trên não.
Như vậy, khi bị thiếu máu lên não, các tế bào não có nguy cơ không thể duy trì chức năng hoạt động như bình thường. Thiếu máu lên não càng nghiêm trọng thì mức độ tổn thương não càng lớn.
Những người bị thiếu máu não thường gặp phải các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, người mệt mỏi, uể oải…
Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu lên não có thể là do tuần hoàn máu kém, chít hẹp mạch máu, cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu….
2. Vậy, thiếu máu lên não gây mất ngủ thật không?
Thực tế, thiếu máu não gây mất ngủ và mất ngủ khiến tình trạng thiếu máu não diễn ra trầm trọng hơn. Vì vậy, câu hỏi của chị Lê Thị Định là đúng. Thiếu máu não và mất ngủ có mối liên hệ với nhau.
Nghiên cứu đã chỉ ra, thiếu máu lên não khiến tế bào thần kinh làm việc kém hiệu quả (chậm chạp, không nhạy bén, phát ra tín hiệu sai lệch) ức chế hệ thống thần kinh của não bộ. Lúc này, lượng hormone melatonin tiết ra ít đi dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.
Như chúng ta đã biết, melatonin là hormone quan trọng đóng vai trò điều chỉnh giấc ngủ. Nồng độ melatonin cao giúp chúng ta dễ ngủ hơn và ngược lại melatonin thấp sẽ gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Không chỉ làm giảm lượng hormone melatonin, thiếu máu não còn khiến người bệnh cảm thấy đau đầu, chóng mặt, ù tai, mệt mỏi, ảnh hưởng tới bệnh lý thuộc các cơ quan như bệnh tiêu hóa, tim mạch.\
Mất ngủ kéo dài – Hội chứng phổ biến ở cả người già lẫn giới trẻ
3. Mất ngủ khiến tình trạng thiếu máu lên não trầm trọng
Thiếu máu lên não gây mất ngủ và mất ngủ cũng khiến tình trạng thiếu máu lên não trở nên trầm trọng hơn. Khi mất ngủ, người bệnh thường dễ sinh tâm lý cáu gắt, khó chịu, mệt mỏi, chán ăn… Đồng thời, sẽ phát sinh hoặc khiến những bệnh lý huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, thiếu máu… diễn ra nặng hơn. Từ đó, lượng máu cung cấp lên não bộ suy giảm và dẫn đến thiếu máu lên não.
Để cải thiện tình trạng này cần điều trị cả 2 vấn đề: thiếu máu não và mất ngủ. Cần xem xét yếu tố khởi là do thiếu máu não hay mất ngủ. Khi xác định cụ thể nguyên nhân thì mới có phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu không người bệnh sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn thiếu máu não – mất ngủ và ngược lại.
4. Thiếu máu não gây mất ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
Thiếu máu não ảnh hưởng tới giấc ngủ và kéo theo nhiều hệ lụy tới sức khỏe, cụ thể:
Đau đầu: Người bệnh thường có cảm giác căng thẳng đầu, đau nửa đầu hoặc cả đầu.
Ù tai, tầm nhìn kém: Những mảng xơ vữa mạch máu có thể làm giảm lưu lượng máu đến những cơ quan như cơ điều, tiết mắt, tiền đình ốc tai… Từ đó gây mờ mắt, ù tai.
Suy giảm trí nhớ: Người bệnh cũng dễ bị suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung và giảm sự chú ý.
Ảnh hưởng tới hiệu quả và chất lượng giấc ngủ: Tình trạng này kéo dài khiến bạn mệt mỏi, không tập trung công việc, tính tình dễ cáu gắt. Công việc và cuộc sống luôn căng thẳng. Giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, trằn trọc.
Các triệu chứng thiếu máu não trầm trọng hơn: Triệu chứng tê bì chân tay, mệt mỏi, uể oải… xuất hiện với tần suất dày và nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, khi bị mất ngủ do thiếu máu lên não nên tích cực điều trị, càng sớm càng tốt để tránh hệ lụy nguy hiểm sau này.
5. Phải làm sao khi bị mất ngủ do thiếu máu não?
Thiếu máu não gây mất ngủ nếu để lâu dài không cải thiện sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, cần khắc phục càng sớm càng tốt.
Người bệnh có thể tham khảo các cách cải thiện thiếu máu não như sau:
5.1. Điều chỉnh lối sống và thói quen sinh hoạt
Lối sống, sinh hoạt hàng ngày có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị thiếu máu não và cải thiện giấc ngủ. Trong đó, chủ động điều chỉnh lối sống tích cực chính là giải pháp đơn giản để tăng cường máu não.
5.1.1. Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học
Cụ thể:
- Hạn chế căng thẳng: Stress, căng thẳng làm giảm lưu lượng máu đến não và các tế bào. Từ đó, để tăng tuần hoàn não người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, tâm lý ổn định, tránh stress. Có thể thử yoga, thiền định… để cải thiện căng thẳng.
- Tập thể dục và tăng cường vận động: Khi vận động, cơ thể sẽ sử dụng nhiều oxy hơn, tăng cường lưu thông máu để cung cấp oxy, dưỡng chất cho cơ thể, não. Do đó, hãy cố gắng vận động, tập thể dục, đi bộ, đạp xe…
- Từ bỏ thói quen xấu: Như sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, ngủ gối đầu quá cao, hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu…
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp tăng cường máu lên não, cải thiện chức năng não. Do đó, người bệnh cần ngủ đủ giấc và ngủ sớm trước 11h đêm.
5.1.2. Bổ sung thực phẩm tốt cho não
Nên bổ sung những dưỡng chất giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não trong bữa ăn hàng ngày như:
- Sắt: Sắt là thành phần quan trọng giúp tạo ra tế bào hồng cầu. Do đó người thiếu máu não nên bổ sung thực phẩm nhiều sắt như thịt bò, gan bò, cá mòi, bí ngô…
- Vitamin (Vitamin B12, B9, C, A…): Các loại vitamin góp phần tạo nên hồng cầu và vận chuyển oxy lên não. Trái cây tươi (cam, quýt, bưởi, ổi…), bắp cải, súp lơ, sữa chua, pho mát… là thực phẩm giàu vitamin.
- Omega-3: Có nhiều trong cá, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám… cũng rất tốt cho người bị thiếu máu não.
Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, người bệnh cũng lưu ý tránh nội tạng động vật, cà phê, thuốc lá, rượu bia, chất tạo ngọt…
5.2. Sử dụng thuốc điều trị thiếu máu não
Mắc bệnh thiếu máu não uống thuốc gì là điều mà rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị thiếu máu não:
- Cinnarizine: Thuốc có tác dụng chẹn canxi chọn lọc, giảm hoạt tính của các chất gây co mạch, góp phần tăng cường lưu thông máu lên não.
- Piracetam: Loại thuốc giúp tăng cường chuyển hóa oxy và glucose trên não, giúp não hoạt động hiệu quả trong môi trường thiếu oxy. Đồng thời, phục hồi tổn thương, duy trì khả năng tổng hợp năng lượng ở não. Từ đó, cải thiện tình trạng thiếu máu não, suy giảm trí nhớ.
- Cerebrolysin: Giúp điều hòa chức năng của tế bào thần kinh, tăng cường máu lên não.
- Vitamin: Một số vitamin nhóm B, C, sắt giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho máu và não.
5.3. Bài thuốc dân gian
Bên cạnh thuốc tây, các bài thuốc dân gian cũng được nhiều người nhắc đến để cải thiện tình trạng thiếu máu não. Có thể kể đến như:
5.3.1. Bạch quả
Bạch quả được dùng để điều trị thiếu máu não do dược liệu có chứa các chất flavonoid, terpenoid có tính chống oxy hóa, chống viêm… Dược liệu giúp tăng cường lưu lượng máu lên não, tăng dẫn truyền thần kinh trong não.
Cách sử dụng:
- Ngày dùng 80mg cao Bạch quả chia 2 lần, uống liên tục từ 3 – 6 tháng.
- Hoặc sử dụng kết hợp 4g lá khô cây Bạch quả, 4g Xuyên khung, 4g Tế tân, 4g Thục địa, 4g Bạch chỉ. Sắc uống trong 15 ngày, uống đều đặn.
5.3.2. Tam thất
Tam thất vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, quy kinh can vị, tác dụng hoạt huyết, chỉ thống. Dược liệu có tác dụng bổ huyết, tăng cường lưu lượng tuần hoàn máu não, điều trị chứng hoa mắt, mất ngủ.
Cách dùng: Sử dụng bột Tam thất uống 1.5g/ ngày, chia 2 lần, liên tục từ 2 – 4 tuần.
5.3.3. Bài thuốc Xuyên khung
Xuyên khung có vị cay, tính ôn, tác dụng hành khí hoạt huyết, trừ phong thấp chỉ thống. Dược liệu có tác dụng hoạt huyết, điều huyết giúp lưu thông khí huyết, tăng cường lưu lượng máu lên não, giãn mạch, hạ áp, điều trị chứng đau đầu…
Cách dùng: Xuyên khung nghiền thành bột mịn uống ngày 2 lần, mỗi lần 6g trong 2 – 4 tuần. Hoặc kết hợp Xuyên khung, Trà diệp, Bạch chỉ mỗi loại 6g, sắc uống trong 10 – 15 ngày.
5.3.4. Sử dụng bài thuốc lá sen
Lá sen có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như nuciferine, lotusine, dimethyl… giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đột quỵ. Đồng thời, chống lại các tác nhân gây lão hóa cho cơ thể.
Ngoài ra, lá sen cũng được nhắc đến với công dụng tăng cường chức năng hệ thần kinh, cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ điều hòa giấc ngủ.
Với lá sen, bạn chỉ cần phơi khô, hãm như hãm trà uống hàng ngày. Cách làm đơn giản nhưng cực hiệu quả.
Như vậy, qua bài viết trên chắc hẳn chị Lê Thị Định và độc giả đã hiểu qua về tình trạng thiếu máu não gây mất ngủ. Nếu đang gặp tình trạng này nên thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra, nếu muốn được tư vấn về mất ngủ hoặc thiếu máu não, độc giả có thể liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được chuyên gia hỗ trợ miễn phí.
Xem thêm:
- Tâm sen trị mất ngủ – Vị thuốc dân gian cực hay và hiệu quả
- Thử ngay 20+ mẹo chữa mất ngủ tại nhà – Hết “đếm cừu” nhờ những mẹo này
- 16 loại thức uống giúp bạn ngủ ngon – Hiệu quả ngay sau lần thứ 2 áp dụng
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.