Tê đùi không phải lúc nào cũng nguy hiểm bởi đôi khi chúng chỉ là tín hiệu cho thấy bạn đã ngồi quá lâu một chỗ, nhưng đôi khi đây lại là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến dây thần kinh. Để tìm hiểu cụ thể về hiện tượng tê bì ở đùi, nguyên nhân và cách điều trị, hãy theo dõi giải đáp từ chuyên gia dưới đây.
1. Tê đùi là gì?
Tê đùi là tình trạng đặc trưng bởi cảm giác ngứa ran, tê và đau rát vùng đùi. Nguyên nhân gây tê thường do chèn ép dây thần kinh hoặc nhánh thần kinh vùng đùi bị tổn thương. Hiện tượng này có thể khiến bạn bị mất cảm giác tạm thời ở một phần hoặc toàn bộ đùi, gây nên yếu cơ và các chức năng bình thường của chân. (Theo Healthline)
Có nhiều yếu tố tác động khiến vùng đùi bị tê bì, co cứng, có thể tê một hoặc hai bên đùi. Vậy nguyên nhân do đâu?
2. Nguyên nhân gây tê đùi
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê đùi, tuy nhiên, phổ biến nhất là hiện tượng chèn ép dây thần kinh gây nên các cơn đau mỏi. Cụ thể:
2.1. Đau đùi dị cảm
Người thường xuyên ngồi bắt chéo chân quá lâu khiến các dây thần kinh bị chèn trong thời gian dài, ngăn cản sự liên lạc của não và các dây thần kinh ở chân. Điều này khiến cho chân của bạn có hiện tượng “ngủ quên”.
Đau đùi dị cảm thường biểu hiện bằng các triệu chứng như:
- Nóng ran
- Tê ngứa
- Cảm giác da như kiến bò
- Khi cử động lại chân cảm giác tê bì chân sẽ biến mất
2.2. Đau thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa chạy dọc từ lưng dưới qua hông và xuống chân. Do vậy khi bị chèn ép dây thần kinh sẽ gây nên hiện tượng tê đùi chạy dọc theo dây thần kinh, thường là mặt sau của đùi.
Đau thần kinh tọa thường ảnh hưởng đến một bên cơ thể, do đó bạn thường cảm thấy một bên đùi bị tê kèm theo các biểu hiện như:
- Đau lưng lan xuống mông và chân
- Cơn đau tăng nặng khi ho, hắt hơi hoặc ngồi lâu
- Yếu cơ
- Ngứa, vùng đùi đau tê nhức
Đau thần kinh tọa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
2.3. Bệnh tiểu đường gây bệnh lý thần kinh ngoại vi
Lượng đường trong máu cao về lâu dài có thể làm tổn thương các dây thần kinh khắp cơ thể, thường ở bàn chân và cẳng chân. Đau thần kinh ngoại vi không chỉ gây tê bì bắp đùi mà còn khiến tay, cánh tay bị tê.
Các cơn đau do tác động thần kinh ngoại vi càng trở nên trầm trọng vào ban đêm.
2.4. Nguyên nhân do động mạch ngoại vi (PAD)
Động mạch có thể bị thu hẹp khi bị viêm hoặc bị tổn thương khiến máu không được lưu thông đến các chi. Ngoài hiện tượng đùi bị tê còn gặp phải các dấu hiệu như:
- Chuột rút
- Mỏi chân và hông
- Đau khi đi bộ hoặc leo cầu thang
Bệnh lý động mạch ngoại vi có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, vì vậy bạn nên thận trọng khi gặp phải các dấu hiệu này.
2.5. Bệnh đa xơ cứng
Đau phía trước vùng đùi là một trong những biểu hiện phổ biến của bệnh đa xơ cứng (MS). Lúc này hệ thống miễn dịch do nhận nhầm sẽ tấn công hệ thần kinh trung ương, gây nên cảm giác kim châm tại đùi hoặc tê đến mức bạn không cảm nhận được cảm giác đau, khó đi lại.
Bạn cũng dễ gặp các hiện tượng:
- Cơ thể mệt mỏi, cảm giác choáng váng
- Cứng cơ, co thắt cơ
- Cơ đùi yếu
- Hạn chế tầm nhìn
- Thay đổi tâm trạng
2.6. Tê đùi do khối u dây thần kinh ngoại vi
Khối u dây thần kinh ngoại vi thường phát triển trong hoặc gần các dây thần kinh kiểm soát cơ ở chân. Những khối u này thường lành tính, không phải ung thư nhưng có thể gây tổn thương thần kinh và cảm giác đau, tê bì, sưng tấy tại vùng đùi, khiến tê một vùng da đùi.
>> Tìm hiểu thêm: Tê buồn chân tay là bệnh gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị
2.7. Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những bệnh lý trên, tê đùi còn do:
- Tiếp xúc với thời tiết lạnh, chất độc hại
- Thương tật
- Béo phì
- Các hoạt động nghề nghiệp tác động nhiều đến đi ngoài (chấn thương do tai nạn, không gian làm việc chật hẹp)
- Mặc đồ chật
- Các bệnh lý khác như: bệnh thần kinh do rượu, ung thư, hội chứng rối loạn thần kinh tự miễn Guillain Barre, zona, lupus ban đỏ hệ thống
- Thiếu hụt vitamin
3. Biến chứng nguy hiểm của tê đùi
Trong một số trường hợp, vùng đùi có cảm giác đau, tê là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng như đột quỵ, có các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (các triệu chứng này giống đột quỵ tạm thời, có thể là dấu hiệu cảnh báo một cơn đột quỵ sắp xảy ra).
Bên cạnh đó, tê đau vùng đùi nếu không sớm tìm ra nguyên nhân có thể để lại những biến chứng nặng nề khác như:
- Tác dụng phụ khi điều trị
- Tổn thương não nếu tê cóng đùi do đột quỵ
- Tê liệt
- Tàn tật vĩnh viễn
- Tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn
4. Điều trị tê đùi
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để biết cách điều trị, trước hết người bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách xử trí thích hợp. Trong trường hợp nhẹ, tình trạng tê bì vùng đùi sẽ hết dần theo thời gian và không cần điều trị y tế.
Tuy nhiên một số trường hợp liên quan đến dây thần kinh, các bác sĩ sẽ tập trung giải nén dây thần kinh và giảm đau như:
- Sử dụng thuốc kê đơn điều hòa thần kinh như pregabalin hoặc gabapentin
- Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm để cải thiện triệu chứng tạm thời như tiêm corticosteroid
- Trường hợp có xuất hiện khối u có thể phẫu thuật cắt bỏ hoặc hóa trị, xạ trị
- Kết hợp phương pháp vật lý trị liệu nếu bị đau thần kinh tọa
- Đối với đau thần kinh tọa có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian
Thay đổi lối sống cũng có thể giúp bạn hạn chế tình trạng tê đùi bằng cách:
- Giảm cân, duy trì cân nặng thích hợp
- Mặc quần áo thoải mái để thúc đẩy lưu lượng máu
- Nên thường xuyên tập thể dục thể thao
- Thay đổi chế độ ăn uống tốt cho xương khớp
Trên đây là một số thông tin về tê đùi, nguyên nhân, triệu chứng đi kèm và cách điều trị cụ thể. Bạn nên thường xuyên thăm khám kiểm tra định kỳ để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp.
XEM THÊM:
- Chèn ép dây thần kinh– Nguyên nhân hàng đầu gây tê
- Chân tay buồn bực– Xem ngay nếu chưa rõ nguyên nhân
- Đau dây thần kinh tọa uống thuốc gì an toàn nhất? – Nắm rõ để biết dùng đúng cách
- Thấp diệu nang Tâm Bình– 5+ lý do người dân tin dùng
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Nguyên nhân gây tê đùi
https://www.webmd.com/a-to-z-guides/leg-numbness-causes - Tê đùi: Nguyên nhân và biến chứng
https://www.healthgrades.com/right-care/symptoms-and-conditions/numb-thigh
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.
Cần tư vấn
Chào bạn, bạn chú ý điện thoại để được tư vấn cụ thể nhé!
Chào bác sy gần đấy cạnh đùi bên phải của em bị tê bì không có cảm giác mong bác sỹ tư vấn a
Chào bạn! Tê đùi do rất nhiều nguyên nân gây ra như bài viết đã chia sẻ. Để nhận định được tình trạng cụ thể của bạn do nguyên nhân gì bạn chia sẻ cụ thể hơn về các triệu chứng bạn gặp phải như tê bì đùi có nóng rát, châm chích hay tê như kiến bò, đau và vận động khó khăn kèm theo không? Bạn chú ý điện thoại để được các Dược Sĩ Tâm Bình liên hệ hỗ trợ tình trạng của mình nhé.
bác sĩ tư vấn cho e vs ạ sdt em 0913221590
Chào bạn! Bạn chú ý điện thoại để được các Dược Sĩ Tâm Bình liên hệ hỗ trợ tình trạng của mình nhé.
Em bi tê đùi trái,nóng ran,kien ăn xin bs tư vấn dùm và cách điều tri
Chào bạn! Bạn chú ý điện thoại để được các Dược Sĩ Tâm Bình liên hệ hỗ trợ tình trạng của mình nhé.
Mình thường bị co cơ đùi đau không ngay ra được co lại thì hết đau nhưng dũi chân thẳng ra là đau cả hai bên nguyên nhân sao ạ bác sĩ
Chào bạn!
Hiện tượng co cơ đùi đau khi duỗi thẳng chân ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
– Chuột rút cơ: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, thường xảy ra do mất cân bằng điện giải, thiếu nước, hoặc cơ bắp bị làm việc quá mức mà không được nghỉ ngơi.
– Thiếu khoáng chất: Thiếu hụt các khoáng chất quan trọng như kali, canxi, hoặc magiê có thể làm tăng nguy cơ bị chuột rút cơ bắp.
– Tư thế ngủ không đúng: Nếu bạn ngủ với tư thế không đúng, đặc biệt là tư thế khiến cơ bắp bị kéo căng liên tục, điều này có thể gây ra đau đớn khi bạn duỗi thẳng chân.
– Luyện tập quá mức: Nếu bạn vừa tham gia hoạt động thể dục cường độ cao hoặc vận động nhiều hơn thường ngày, cơ bắp có thể bị mỏi và dẫn đến co cơ.
– Tuần hoàn máu kém: Tuần hoàn máu không tốt đến các cơ bắp có thể gây ra tình trạng này, thường gặp ở người lớn tuổi hoặc những người có vấn đề về mạch máu.
– Tình trạng cơ hoặc khớp: Các vấn đề liên quan đến cơ hoặc khớp, chẳng hạn như viêm khớp hoặc căng cơ, cũng có thể gây ra triệu chứng này.
Lời khuyên:
– Uống đủ nước và bổ sung khoáng chất cần thiết.
– Thực hiện các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để giúp cơ bắp thư giãn.
– Xem xét tư thế ngủ của bạn và điều chỉnh để không làm căng cơ quá mức.
– Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài hoặc gây nhiều khó chịu, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Chúc bạn sức khỏe!