Rong kinh tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • NỘI TIẾT TỐ NỮ

    Rong kinh tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    01/12/22

    Rất nhiều bậc phụ huynh lo ngại về tình trạng rong kinh tuổi dậy thì ở con mình bởi nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của các em. Vậy ba mẹ cần trang bị những kiến thức nào để xử lý vấn đề rong kinh tuổi dậy thì, Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh sẽ cung cấp những thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây.

    4.1/5 - (7 bình chọn)

    1. Rong kinh ở tuổi dậy thì là gì?

    rong kinh tuổi dậy thì

    Có rất nhiều trường hợp trẻ trong độ tuổi 15-19 bị rong kinh khi dậy thì.

    Có 5 sự thay đổi chính của cơ thể nữ giới ở tuổi dậy thì: phát triển ngực, mọc lông mu, mọc lông nách, tăng chiều cao và bắt đầu hành kinh.

    Có kinh nguyệt là dấu mốc quan trọng đối với các bạn gái, đánh dấu sự chuyển đổi từ thời thơ ấu sang tuổi dậy thì. Tuy nhiên ở thời điểm này có đến 50% các ca thăm khám phụ khoa ở trẻ em gái vị thành niên đều liên quan đến chứng rong kinh hoặc chảy máu bất thường khi tới tháng.

    Cũng giống như rong kinh, rong kinh tuổi dậy thì là tình trạng chảy máu kinh nguyệt quá nhiều trong chu kỳ, đặc biệt ở độ tuổi từ 15-19 hoặc trước đó.

    Bởi hiện nay chế độ dinh dưỡng của trẻ em được bổ sung nhiều chất, trẻ ăn nhiều đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ dẫn đến béo phì.  Chế độ sinh hoạt chưa khoa học. Theo đó, một số trẻ p ngay từ 10 tuổi đã bắt đầu có kinh nguyệt. Bên cạnh đó, rong kinh ở tuổi dậy thì còn đi kèm tình trạng lượng máu mất đi nhiều cộng với thời gian có kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, phải thay băng thường xuyên.

    Xem thêm Rong kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    2. Nguyên nhân gây rong kinh ở tuổi dậy thì

    nguyên nhân rong kinh tuổi dậy thì

    Nguyên nhân chủ yếu do hệ nội tiết chưa phát triển ổn định.

    Theo nhiều nghiên cứu, có đến 80% bị rong kinh ở tuổi dậy thì là do rối loạn chức năng lưu thông của hệ thống nội tiết. Cụ thể, trong giai đoạn dậy thì, sự trưởng thành của trục tuyến yên – buồng trứng – vùng dưới đồi chưa hoàn thiện. Vùng dưới đồi phát triển chưa đầy đủ dẫn đến nồng độ Estrogen cao luôn được duy trì cùng với buồng trứng không phóng noãn, không tạo hoàng thể. Đồng thời hormone Progesterone không được tiết ra dẫn đến lớp nội mạc tử cung bong không đồng đều.

    Từ đó dẫn tới tình trạng bong tróc nội mạc tử cung gián đoạn, gây ra rong kinh rong huyết kéo dài. Tuy nhiên đây là hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ cải thiện trong những tháng kinh nguyệt tiếp theo, chu kỳ kinh nguyệt cũng ổn định hơn.

    Ngoài nguyên nhân trục tuyến yên – buồng trứng – vùng dưới đồi chưa hoàn thiện, còn một số yếu tố tác động đến tình trạng rong kinh tuổi dậy thì như:

    • Mang thai tuổi dậy thì: sảy thai, thai ngoài tử cung
    • Do suy giảm chức năng tuyến giáp, rối loạn chức năng tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang
    • Bệnh Von Willebrand, rối loạn chức năng tiểu cầu, giảm tiểu cầu
    • Dùng thuốc ngừa thai nội tiết tố, thuốc chống đông máu
    • Bệnh ác tính

    3. Triệu chứng rong kinh ở tuổi dậy thì

    Cũng giống như tình trạng rong kinh thông thường, rong kinh ở tuổi dậy thì cũng có những triệu chứng đặc trưng về lượng máu kinh, chu kỳ kinh bất thường. Có thể kể đến như:

    • Chu kỳ kinh bất thường, thường bị tắc kinh, vô kinh trong 1 vài tháng đến nửa năm sau đó có lại
    • Kinh nguyệt ra nhiều trên 7 ngày
    • Lượng máu kinh trên 80ml/ngày
    • Máu kinh ra ồ ạt và kéo dài trong nhiều ngày
    • Hoặc máu kinh ra nhiều những ngày đầu nhưng sau đó tiếp tục có rải rác ở nhiều ngày sau
    • Thường xuyên phải thay băng vệ sinh
    • Xanh xao do thiếu máu, thiếu sắt

    Nhìn chung, nếu tình trạng rong kinh kéo dài từ 2-3 tháng liên tiếp, các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi thăm khám và loại trừ nguyên nhân để có hướng điều trị thích hợp.

    4. Rong kinh ở tuổi dậy thì có sao không?

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, việc đánh giá mức độ nguy hiểm của rong kinh trong giai đoạn dậy thì sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu do chức năng của hệ trục nội tiết tố và buồng trứng chưa phát triển ổn định có thể chưa cần quá lo lắng. Cần theo dõi trong những tháng tiếp theo. Ngoài ra cần kiểm tra một số thông tin bệnh học như:

    • Tiền sử kinh nguyệt: có bị đau bụng kinh không, kỳ kinh cuối, tần suất, thời gian, lượng máu kinh, đau bụng, có cục máu đông lớn, tần suất thay băng vệ sinh
    • Có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày hay không như phải nghỉ học không, có tham gia đc các hoạt động thể thao xã hội không
    • Lịch sử tình dục và biện pháp tránh thai
    • Có triệu chứng như thiếu máu, chóng mặt, khó thở, mệt mỏi không hay có bị chảy máu cam, chảy máu nướu răng, dễ bầm tím không
    • Tiền sử có bao gồm rối loạn đông máu, rối loạn chức năng tiểu cầu, u nang xuất huyết tái phát hay bệnh lý mãn tính không

    Sau đó các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng, trong đó:

    Mức độ Tình trạng
    Nhẹ Máu kinh tăng nhẹ, huyết sắc tố xét nghiệm bình thường.
    Vừa Kinh nguyệt kéo dài hoặc thường xuyên (1-3 tuần/lần), lượng kinh vừa phải đến nhiều, hemoglobin giảm (≥100 g/L).
    Nặng Kinh nguyệt ra nhiều với chỉ số hemoglobin <100 g/L và/hoặc huyết động không ổn định.

    5. Cách điều trị hiện tượng rong kinh tuổi dậy thì

    Có nhiều cách để điều trị rong kinh ở tuổi dậy thì đối với các bạn nữ. Song song với dùng thuốc trong trường hợp nặng, cần kết hợp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học hoặc các mẹo chữa rong kinh tại nhà. Cụ thể:

    5.1. Thuốc điều trị rong kinh tuổi dậy thì

    thuốc trị rong kinh khi dậy thì

    Các bác sĩ sẽ điều trị dựa trên triệu chứng.

    Mục đích của việc sử dụng thuốc trị rong kinh là điều hòa lại hệ nội tiết tố, cầm máu, ổn định nội mạc tử cung. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà các bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng thuốc hoặc kết hợp với phương pháp truyền máu.

    Mức độ Thuốc được sử dụng
    Nhẹ Trấn an, giải thích nguyên nhân và theo dõi thêm

    Cân nhắc sử dụng thuốc không chứa nội tiết tố như hay Axit tranexamic trong kinh nguyệt

    Vừa Sử dụng Axit tranexamic trong thời gian kinh nguyệt

    Liệu pháp hormone: thuốc tránh thai đường uống kết hợp estrogen – progesterone hoặc thuốc progesterone đơn trị liệu

    Nặng Sử dụng đường tiêm (IV), truyền, hồi sức tĩnh mạch với Axit tranexamic trong thời gian kinh nguyệt

    Dùng liệu pháp hormon notethisterone liều cao

    Truyền sắt khi được yêu cầu trong trường hợp huyết động không ổn định mặc dù đã được hồi sức dịch truyền

    Đánh giá chuyên khoa (phụ khoa) và cân nhắc nhập viện

    Trong đó:

    • Axit tranexamic uống vào ngày 1-5 của chu kỳ kinh nguyệt
    • NSAID: giảm lưu lượng máu kinh nếu dùng thường xuyên trong chu kỳ kinh nguyệt. Chúng làm giảm tác dụng của prostaglandin – hormon tăng cao trong các trường hợp rong kinh nhiều. Ngoài ra, NSAIDs còn có tác dụng giảm đau bụng kinh.
    • Các thuốc nội tiết khác thường sử dụng theo chỉ định của bác sĩ sau khi đã đánh giá mức độ và tiền sử của người bệnh.

    5.2. Bổ sung các thực phẩm giàu sắt cho cơ thể

    Rong kinh kéo dài ở tuổi dậy thì có thể khiến các bạn nữ bị mất nhiều máu. Do vậy cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt trong thời gian kinh nguyệt. Các thực phẩm có thể kể đến như:

    • Thịt đỏ và cá
    • Các sản phẩm từ đậu nành, mầm đậu nành, đậu phụ…
    • Trứng
    • Trái cây sây khô như quả chà là sấy, sung sấy
    • Bông cải xanh
    • Rau xá xanh như cải xoăn, cải bina
    • Đậu xanh
    • Các loại hạt
    • Bơ đậu phộng

    5.3. Bổ sung lượng folate cho cơ thể 

    Folate là một loại vitamin nhóm B thiết yếu trong quá trình sản xuất hemoglobin. Cơ thể sử dụng folate để sản xuất heme – một thành phần của hemoglobin giúp vận chuyển oxy trong máu.

    Nếu không đủ folate cho cơ thể, các tế bào hồng cầu không thể trưởng thành. Điều này dẫn đến thiếu máu do thiếu folate và lượng hemoglobin thấp.

    Bạn có thể bổ sung folate trong chế độ ăn như:

    • Thịt bò
    • Rau chân vịt
    • Cơm
    • Đậu phộng
    • Đậu tây
    • Quả bơ
    • Rau diếp

    5.4. Tối đa sự hấp thu sắt giúp giảm thiếu máu do rong kinh

    Bên cạnh bổ sung các thực phẩm giàu sắt, bạn cần tối ưu hóa quá trình hấp thu sắt bằng cách kết hợp uống sắt với các thực phẩm giàu vitamin C hoặc vitamin A. Hai vitamin này hỗ trợ cơ thể hấp thu và sử dụng sắt.

    Thực phẩm giàu vitamin C:

    • Trái cây họ cam quýt
    • Dâu tây
    • Rau lá xanh

    Thực phẩm giàu vitamin A:

    • Gan
    • Bí đao
    • Khoai lang
    • Cải xoăn

    Thực phẩm giàu beta-caroten bao gồm trái cây và rau quả có màu vàng đỏ như:

    • Cà rốt
    • Bí đỏ
    • Dưa vàng
    • Xoài
    • Đu đủ

    5.5. Vệ sinh cá nhân, thay đồ lót hàng ngày

    Việc vệ sinh cá nhân, thay băng vệ sinh thường xuyên trong thời kỳ kinh nguyệt tuy không giúp bạn cải thiện tình trạng rong kinh nhưng làm giảm nguy cơ viêm nhiễm âm đạo trong thời gian hành kinh. Điều này rất quan trọng bởi viêm nhiễm âm đạo là một trong những nguyên nhân gây kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài ở tuổi dậy thì.

    Vì vậy, bạn nên chú ý vệ sinh sạch sẽ “cô bé” bằng cách:

    • Lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp
    • Nên thay băng vệ sinh ngày 3-4 lần. Nếu lượng kinh nguyệt ra nhiều cần thay 2 tiếng/lần
    • Không nên dùng những dung dịch vệ sinh có mùi hoặc nước hoa vùng kín có mùi
    • Giặt riêng đồ lót và phơi ở những nơi khô thoáng

    6. Lưu ý khi bị rong kinh tuổi dậy thì

    Lưu ý khi bị rong kinh ở tuổi dậy thì

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, rong kinh tuổi dậy thì là điều tương đối phổ biến ở các bé gái khi bước vào độ tuổi dậy thì. Cha mẹ nên là người chủ động đồng hành cùng con để các con không còn bỡ ngỡ.

    Hiện tượng rong kinh sẽ thuyên giảm và ổn định dần sau một vài tháng, khi hệ trục nội tiết của bé gái đã ổn định. Vì vậy khi gặp tình trạng này, các bé và các phụ huynh nên bình tĩnh theo dõi, chủ động thăm khám để có những giải pháp khắc phục.

    Ngoài ra cần:

    • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh như bổ sung chất xơ, vitamin
    • Tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thuốc lá điện tử
    • Tránh căng thẳng, áp lực, cân bằng giữa các công việc và học tập
    • Giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt là “vùng kín”
    • Nên thăm khám trong trường hợp rong kinh kéo dài ở tuổi dậy thì

    Trên đây là một số thông tin về rong kinh ở tuổi dậy thì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343446699 để được tư vấn hướng dẫn.

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viganam Tâm Bình - Hỗ trợ tăng cường sinh lý nam, tăng testosterone, sức khỏe nam giới, giảm tiểu đêm

    290.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Hồi Xuân Tâm Bình - Hỗ trợ bổ huyết, tăng cường nội tiết tố nữ Estrogen. Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ.

    168.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Collagen cá tuyết là gì? Công dụng và cách sử dụng hiệu quả 21/02/22
      Collagen cá tuyết là collagen được chiết xuất từ da, sụn cá tuyết, một loại cá sống ở tầng nước…
      Review Top 12+ thuốc trị khô âm đạo hiệu quả nhất hiện nay 29/08/23
      Thuốc trị khô âm đạo chữa khô hạn được nhiều chị em phụ nữ tìm kiếm. Tiêu chí nào để…
      Rối loạn kinh nguyệt thử thai 2 vạch có phải mang thai không? 21/12/22
      “Em năm nay 29 tuổi, hay bị ốm vặt. Đặc biệt kinh nguyệt thất thường, tháng có tháng không. Cách…
      Mách bạn 20+ thực phẩm bổ sung Estrogen an toàn cho sức khỏe 15/04/22
      Thực phẩm bổ sung Estrogen, giúp tăng nồng độ nội tiết tố, từ đó giảm các triệu chứng khó chịu…
      Xem thêm