Có nên sử dụng thuốc nội tiết cho bà bầu là thắc mắc của không ít chị em trong thai kỳ 270 ngày của mình. Thuốc nội tiết sử dụng trong thai kỳ có mục đích gì, đối tượng nào được chỉ định sử dụng và cần lưu ý gì, những thắc mắc này sẽ được Ths. Dược sĩ Nguyễn Hoàng giải đáp qua bài viết dưới đây.
1. Nội tiết tố nào thay đổi khi mang thai?
Theo Healthline, Phụ nữ khi mang thai sẽ trải qua sự gia tăng đột ngột và mạnh mẽ của 2 nội tiết tố chính là Estrogen và Progesterone. Đây cũng là 2 hormone thai kỳ chính.
Trong suốt thai kỳ, cơ thể phụ nữ sẽ sản xuất nhiều Estrogen hơn đáng kể so với khi không mang thai.
Sự gia tăng Estrogen trong thai kỳ cho phép tử cung và nhau thai hình thành và phát triển các mạch máu, chuyển chất dinh dưỡng cũng như hỗ trợ cho thai nhi phát triển khoẻ mạnh.
Nồng độ Estrogen tăng đều đặn trong thai kỳ và đạt đến đỉnh điểm ở tam cá nguyệt thứ ba. Ở mỗi tam cá nguyệt, Estrogen đều đóng vai trò quan trọng:
Trong tam cá nguyệt đầu tiên khi Estrogen tăng có thể gây ra triệu chứng buồn nôn khi mang thai. 3 tháng đầu, thai nhi sống bằng nội tiết, có nghĩa là chức năng nội tiết của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ nhất phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ.
Tam cá nguyệt thứ hai, Estrogen tăng, giúp phát triển các ống dẫn sữa khiến bầu ngực to dần.
Đối với hormone Progesterone, sự thay đổi của hormone này cũng tăng cao trong suốt thai kỳ.
Chúng có thể khiến các dây chằng và khớp xương lỏng lẻo nhưng rất quan trọng trong việc co giãn tử cung, từ tử cung bằng quả lê có thể to đủ để chứa một thai nhi phát triển bình thường.
Vì vậy, nếu thiếu hụt những hormone này như Estrogen thấp hay Progesterone thấp đều cần phải bổ sung để giữ thai.
2. Có nên sử dụng thuốc nội tiết cho bà bầu?
Theo Ths.Dược sĩ Nguyễn Hoàng, có một số trường hợp phụ nữ mang thai cần sử dụng thuốc nội tiết. Các thuốc nội tiết cho bà bầu đều nhằm mục đích dưỡng thai, giữ thai.
Hai hormone nội tiết được bổ sung nhiều nhất là Progesterone và Estrogen giúp hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Thuốc được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau như ống tiêm, viên đặt âm đạo, viên uống.
Các trường hợp được chỉ định dùng thuốc nội tiết:
- Phụ nữ có thai nhờ phương pháp điều trị vô sinh như thụ tinh trong ống nghiệm, chuyển phôi đông lạnh, sử dụng trứng hiến tặng
- Phụ nữ từng bị sảy thai nhiều lần, dọa sảy
- Dự phòng nguy cơ sảy thai liên tiếp do suy hoàng thể
- Phòng ngừa thai phụ sinh non nếu có tiền sử sinh non ở những lần mang thai trước
- Dự phòng sinh non ở thai phụ có cổ tử cung ngắn
- Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, progesterone thấp
Tuy nhiên không phải thai phụ nào cũng cần uống thuốc dưỡng thai hoặc uống thuốc nội tiết trước khi mang thai.
Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử mang thai, tình trạng thai nghén và sự phát triển của thai nhi để đưa ra quyết định có nên sử dụng các loại thuốc nội tiết giữ thai dưỡng thai hay không.
Khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, chị em đang mang thai tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc nội tiết tố nữ.
3. Các loại thuốc nội tiết giữ thai thường dùng
Thông thường, có 2 loại thuốc nội tiết là Estrogen và Progesterone được sử dụng cho bà bầu. Cụ thể:
3.1. Thuốc nội tiết cho bà bầu Estrogen
Thuốc nội tiết có thành phần Estrogen được kê đơn trong thai kỳ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của tử cung, tuyến vú cũng như tăng độ đàn hồi của các cơ liên kết.
Đối với quá trình mang thai, Estrogen giúp cơ thể người mẹ dễ dàng thích ứng và chuẩn bị cho quá trình phát triển của thai nhi, nhất là ở tam cá nguyệt thứ 2 và tam cá nguyệt thứ 3.
Estrogen thúc đẩy máu và chất dinh dưỡng đến thai nhi thông qua nhau thai và kích thích tuyến vú, tuyến sữa phát triển để chuẩn bị cho sự chào đời của thai nhi.
Thuốc nội tiết tố Estrogen có nhiều dạng, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng như:
- Thuốc tiêm Estrogen: dạng này ít phổ biến
- Miếng dán dưới da Estrogen: có chứa một lượng nhỏ Estrogen, thẩm thấu dưới da. Không nên dán cùng vị trí 2 miếng dán Estrogen trong vòng 1 tuần.
- Viên uống Estrogen: được chia thành nhiều viên có hàm lượng khác nhau.
Những dạng điều chế này khi sử dụng cần có sự tư vấn và chỉ định của các bác sĩ chuyên môn, không tự ý sử dụng.
Trong quá trình uống/dán luôn có sự theo dõi của bác sĩ.
>>> Xem thêm: Mách bạn 20+ thực phẩm bổ sung Estrogen an toàn cho sức khỏe
3.2. Thuốc nội tiết cho bà bầu Progesterone
Thuốc nội tiết Progesterone thường được kê đơn để dưỡng thai. Progesterone có thể uống trước khi mang thai nhằm hỗ trợ niêm mạc tử cung phát triển sẵn sàng đón trứng đã được thụ tinh đến làm tổ, giảm co bóp tử cung từ đó giảm nguy cơ sảy thai.
Bắt đầu thai kỳ, Progesterone có vai trò đảm bảo sự vận hành của các mạch máu ở tử cung để nuôi dưỡng phôi thai, ngăn cản tế bào màng bào thai tự huỷ. Chúng còn hỗ trợ sự phát triển của phổi ở thai nhi, giúp tuyến vú của người mẹ phát triển để tiết sữa.
Progesterone được điều chế theo nhiều dạng như viên uống, thuốc đặt âm đạo, thuốc tiêm, phổ biến nhất là thuốc tiêm dưỡng thai có thành phần Progesterone, thường được tiêm để giữ thai, phòng ngừa tình trạng sinh non (trước 37 tuần).
Các loại thuốc dưỡng thai như:
- Thuốc nội tiết giữ thai utrogestan (dạng viên uống có hàm lượng Progesterone dạng mịn 100mg, 200mg)
- Thuốc tiêm dưỡng thai thành phần Progesterone
4. Uống thuốc nội tiết khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Một số chị em thắc mắc uống thuốc giữ thai có ảnh hưởng gì không. Đã có nhiều nghiên cứu về tác động của thuốc nội tiết dẫn đến nguy cơ ung thư vú và bệnh ung thư sau này đối với các bà mẹ và dị tật bộ phận sinh dục ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên kết quả không có nhiều sự khác biệt đáng kể có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm đối tượng.
Trường hợp được chỉ định các loại thuốc nội tiết giữ thai còn có lợi cho cả phụ nữ mang thai và thai nhi.
Nội tiết tố đầy đủ và cân bằng thì chu kỳ kinh nguyệt được cân bằng hơn, theo dõi được thời gian rụng trứng để tăng khả năng thụ thai.
Nếu chị em thuộc đối tượng trên thì việc uống thuốc nội tiết trước hoặc trong khi mang thai sẽ có nhiều lợi ích.
Đối với mẹ bầu:
- Góp phần điều hoà nội tiết tố trong cơ thể giúp ngủ ngon, giảm khô hạn
- Kiểm soát tình trạng tăng trưởng của tử cung, ngăn ngừa viêm nhiễm nút nhầy tử cung
- Giảm nguy cơ co thắt tử cung, tránh nguy cơ dọa sảy thai, sinh non, động thai thời gian đầu, căng giãn cổ tử cung những tháng cuối thai kỳ
- Kích thích tuyến sữa
- Tăng khả năng đậu thai nếu uống trước thai kỳ
Đối với thai nhi:
- Phát triển khoẻ mạnh, ổn định trong tử cung
- Hỗ trợ phổi phát triển
- Giảm nguy cơ sinh non
Việc uống thuốc giữ thai/dưỡng thai trong bao lâu cần có chỉ định của bác sĩ.
Chị em nên thăm khám trước khi sử dụng các loại thuốc nội tiết.
5. Lưu ý sử dụng thuốc nội tiết cho bà bầu
Theo Ths. Nguyễn Minh Hoàng, mọi loại thuốc khi dùng cho phụ nữ có thai đều phải cẩn trọng, đặc biệt là thuốc nội tiết vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của thai phụ thậm chí gây dị tật thai nhi, ngừng sự phát triển của thai nhi nếu không dùng đúng hướng dẫn.
- Vì vậy, chị em cần thăm khám và xét nghiệm chỉ số nội tiết tố theo chỉ định
- Theo dõi thai kỳ thường xuyên
- Khi uống thuốc giữ thai trong bao lâu cần có sự chỉ định của bác sĩ
- Trường hợp bổ sung nội tiết tố nữ trước mang thai nên lựa chọn những loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
- Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ
Nên nêu rõ tiền sử bệnh và các loại thuốc đang sử dụng nếu uống thuốc nội tiết tố
Trên đây là một số thông tin về thuốc nội tiết tố cho bà bầu. Nếu có thắc mắc nào chị em có thể liên hệ qua hotline 0343446699 để được tư vấn giải đáp.
XEM THÊM:
- Top 13 thuốc nội tiết tố nữ của Nhật Bản chuẩn xịn trên thị trường
- Review Top 21+ thuốc bổ sung Estrogen cho phụ nữ tốt nhất 2023
- Review viên uống Kobayashi có tốt không? Giá bao nhiêu?
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Quản lý bệnh nội tiết trong thai kỳ
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6427139/ - Hệ thống nội tiết trong cơ thể
https://www.healthline.com/health/the-endocrine-system - Hormone nào thay đổi trong thai kỳ
https://www.healthline.com/health/pregnancy/bodily-changes-during
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.