Khám phá 11 bài thuốc bổ huyết được chuyên gia khuyên dùng
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • CÂY THUỐC

    Khám phá 11 bài thuốc bổ huyết được chuyên gia khuyên dùng

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    22/09/22

    Y học cổ truyền chỉ ra có rất nhiều vị thuốc bổ huyết tốt cho chị em phụ nữ, đặc biệt phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh, người bị suy nhược cơ thể. Chúng không chỉ giúp chị em “nhuận sắc” mà còn tăng cường sức khỏe. Vậy có những vị thuốc bổ huyết nào và sử dụng ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    5/5 - (274 bình chọn)

    1. Vì sao cần bổ huyết?

    Vì sao cần bổ huyết

    Khí huyết rất quan trọng đối với cả nam giới và nữ giới.

    Theo Y học cổ truyền, huyết (máu) được tạo ra từ tỳ, hay cơ quan tiêu hóa “tỳ ích khí sinh huyết”, có nguồn gốc từ thực phẩm, đồ ăn thức uống hàng ngày. Huyết là vật chất quan trọng để duy trì hoạt động sống, từ lông, da, xương, thịt, tạng phủ nếu không có sự dưỡng của huyết sẽ không hoạt động được.

    Huyết có tác dụng dinh dưỡng nên huyết thịnh, hình thể cũng thịnh, huyết suy hình thể cũng suy. Nếu huyết hư sẽ dẫn đến nhiều vấn đề, biểu hiện bằng sắc mặt xanh xao, môi nhợt nhạt, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, đánh trống ngực, thở gấp tay chân tê bì, người luôn trong trạng thái mệt mỏi, mất sức. Phụ nữ huyết hư khiến chậm kinh, kinh nguyệt không đều, kinh ít thậm chí bế kinh, dễ đau bụng khi hành kinh.

    Phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh, thường xuyên bị bốc hỏa, mất ngủ, hoa mắt chóng mặt cũng là đối tượng cần phải bổ huyết để lại sức.

    Do đó, để tránh những tình trạng trên, cần biết cách bổ khí huyết cho đúng. Biết cách bổ huyết sẽ giúp da dẻ hồng hào, tránh tình trạng thiếu máu gây nên các cơn hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, đánh trống ngực. Từ đó cải thiện sức khỏe cũng như tinh thần.

    Cả nam và nữ đều cần bổ khí huyết, giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm các vấn đề thiếu máu, mệt mỏi.

    2. Có những vị thuốc bổ huyết nào?

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, trong hệ thống Y học cổ truyền, có rất nhiều vị thuốc bổ huyết.

    Các vị thuốc này thường có vị ngọt, tính ấm, hoặc bình, đi vào nhiều cơ quan bộ phận trong cơ thể như:

    • Bổ can (gan)
    • Dưỡng tâm (tim)
    • Ích tỳ (tiêu hóa)
    • Dưỡng thận

    Từ đó nhằm cải thiện chất lượng huyết dịch. Một số vị thuốc thường dùng có thể kể đến như:

    2.1. Đương quy bổ máu

    Đương quy bổ máu

    Đương quy là một trong những thảo dược có tác dụng bổ máu bổ huyết hiệu quả.

    Đương quy được coi là vị thuốc bổ máu thường dùng nhất trong Đông y, vị ngọt, tính cay và ấm, giúp bổ máu, hoạt huyết, điều kinh, dùng trong nhiều trường hợp như suy nhược, thiếu máu lên não, thiếu máu đến các chi và cơ quan trong cơ thể, phụ nữ kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh.

    Tên Khoa học: Angelica sinensis (Oliv.) Diels

    Họ: Hoa tán Apiaceae

    Tên gọi khác: tần quy, vân quy

    Trong tiếng Hán, đương quy là “về chỗ cần về”, giúp điều khí dưỡng huyết giúp khí huyết về đúng vị trí.

    Y học hiện đại cũng chỉ ra trong đương quy có chứa nhiều tinh dầu courmarin, acid hữu cơ, vitamin như vitamin B1, B12, vitamin E.

    Đặc biệt vitamin B12 đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo mô máu và hồng cầu, bổ máu, tăng chất lượng và thành phần máu.

    2.2. Vị thuốc thục địa

    Thục địa (Radis Rehmannia Preparata) là rễ của cây sinh địa (địa hoàng), qua bào chế gọi là thục địa. Cây có vị ngọt, tính ấm, quy vào kinh can thận.

    Đây là vị thuốc xuất hiện nhiều trong các bài thuốc như trị cao huyết áp, huyết hư, suy nhược cơ thể, chống viêm, hạ đường huyết.

    Không chỉ giúp nam giới bổ thận tráng tinh mà thục địa còn bổ máu, tốt cho phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi sinh con.

    2.3. Bạch thược vị thuốc bổ máu hiệu quả

    Bạch thược hay còn được gọi là mẫu đơn trắng, thược dược trắng, kim thược dược, cẩm túc căn, tiêu bạch thược

    Tên Khoa học: Paeonia lactiflora Pall

    Họ: Mao lương

    Trong Y học cổ truyền, Bạch thược có vị chua, hơi đắng, bổ can, tỳ, bổ huyết. Dùng trong các trường hợp âm huyết hư, can dương vượng, giảm đau đầu chóng mắt, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, đau bụng do tả lỵ…

    Ngoài ra, Bạch thược trong y học hiện đại cũng được nghiên cứu như một hoạt chất có tác dụng Estrogen, từ đó chữa vô kinh, rối loạn kinh nguyệt. Trong bạch thược có chứa chất paeoniflorin giúp ức chế sản xuất testosterone, thúc đẩy hoạt động của aromatase để chuyển đổi testosterone thành estrogen.

    2.4. Thảo dược bổ máu hà thủ ô

    Thảo dược bổ máu Hà thủ ô

    Hà thủ ô nổi tiếng với tác dụng bổ máu, từ đó giúp chị em “xanh tóc, đỏ da”.

    Hà thủ ô hay còn gọi là dạ giao đằng, dạ hợp, thủ ô. Có 2 loại hà thủ ô là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Thường sử dụng hà thủ ô đỏ.

    Tên Khoa học: Polygonum multiflorum (Thunb.) hoặc Fallopia multiflora (Thunb.)

    Họ: Rau răm (Polugonaceae)

    Củ hà thủ ô đỏ có vị đắng ngọt, hơi chát, tính ôn, quy vào kinh can, thận. Trong y học cổ truyền có nhiều tác dụng như bổ huyết, bổ can thận, nhuận tràng, mạnh gân xương.

    Vị thuốc này được ví như thảo dược giúp xanh tóc, đỏ da. Sở dĩ như vậy là nhờ vào tác dụng bổ huyết. Khí huyết tốt giúp da dẻ trở nên hồng hào và kích thích các nang tóc phát triển.

    2.5. Long nhãn nhục

    Long nhãn là cùi của quả nhãn đã được sấy khô. Long nhãn có vị ngọt, tính ấm, giúp bổ tâm, an thần, kiện tì ích khí, dưỡng huyết, tráng dương, tốt cho cả nam và nữ.

    Trong sách Thần Nông bản thảo kinh gọi trái nhãn là ích trí quả bởi đây là loại trái cây dưỡng huyết, giúp tinh thần trí tuệ minh mẫn hơn.

    Y học cổ truyền sử dụng long nhãn dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc hoàn, rượu thuốc và có thể kết hợp với nhiều vị thuốc khác.

    2.6. Vị thuốc bổ máu A giao

    A giao (Gelatinum Asini) là vị thuốc dùng để bổ huyết, được y học cổ truyền sử dụng nhiều để tăng cường sức khỏe cho cả nam và nữ, “giới nữ huyết khô, nam giới tinh ít a giao sẽ lập công lớn”.

    A giao là cao được chế biến từ da lừa, bổ huyết sinh tân, tốt cho cả máu và thịt, dùng tẩm bổ rất hiệu quả, giúp nam ích thận bổ tinh, ích trí kiện não, cường kiện gân cốt, giúp nữ dưỡng nhan làm đẹp, giảm lão hóa, chống lao lực.

    2.7. Lộc nhung là vị thuốc bổ khí huyết

    Lộc nhung là sừng non khi chưa bị sừng hóa của loài hươu sao đực. Theo Đông y, lộc nhung có tính ôn, vị ngọt, mặn, quy vào kinh can thận, giúp bổ thận, ích huyết, giải độc cơ thể.

    Đây là vị thuốc quý nằm trong tứ đại danh dược “Sâm nhung quế phụ” bởi chúng giúp tăng cường thể lực, đại bổ nguyên khí hiệu quả. Khi khí thịnh thì thúc đẩy huyết thịnh, đi khắp cơ thể để nuôi dưỡng.

    3. Bài thuốc bổ huyết cho phụ nữ suy nhược, phụ nữ tiền mãn kinh mãn kinh

    Cũng theo quan niệm của Y học cổ truyền, huyết thịnh là do khí thịnh, (huyết thuộc âm và khí thuộc dương), huyết do khí sinh ra, khí huyết bổ trợ lẫn nhau. Do đó, khi huyết bị suy yếu cũng cần xem xét bổ khí.

    • Tâm huyết hư dẫn đến hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ, hay quên
    • Can huyết hư dẫn đến bực bội, cáu gắt, dễ cân cơ co giật, kinh ít hoặc bế kinh
    • Huyết hư dẫn đến khí hư, khiến thở gấp, mệt mỏi, mất sức
    • Cách điều trị huyết hư thường tìm các vị thảo dược bổ huyết bổ máu, nếu do khí hư thì bổ khí.

    Cụ thể có một số bài thuốc bổ huyết, bổ máu như:

    3.1. Bài thuốc bổ huyết Tứ vật thang

    bài thuốc tứ vật thang

    Bài thuốc tứ vật thang nổi tiếng bổ huyết, tăng cường sức khỏe.

    Tứ vật thang là bài thuốc bổ huyết, hoạt huyết, chuyên về “điều huyết can kinh”. Dành cho những người kinh nguyệt không đều hoặc các vấn đề do thiếu máu.

    Thành phần và cách thực hiện bao gồm:

    • 12g đương quy, 12g bạch thược, 20-24g địa hoàng (thục địa), 6g xuyên khung
    • Sắc với 500ml nước đến khi còn một nửa thì tắt bếp
    • Ngày uống 2 lần

    Theo Đông y, các vị thuốc đều có tác dụng bổ huyết, dưỡng khí với đương quy bổ huyết, địa hoàng bổ huyết, tư âm. Bạch thược dưỡng huyết, điều hòa lại can, xuyên khung thiên về bổ khí giúp huyết được lưu thông.

    Ngoài 4 vị thuốc trên có thể gia giảm theo nhiều cách như:

    • Nếu khí huyết hư có thể thêm nhân sâm, hoàng kỳ
    • Nếu huyết ứ thêm Đào nhân, Hồng hoa, bạch thược thay xích thược (gọi là bài thuốc Đào hồng tứ vật thang)
    • Huyết hư, thêm cơ thể dễ lạnh thêm nhục quế, gừng nướng
    • Huyết hư người nóng trong bốc hỏa thêm hoàng cầm, đoan bì, đổi thục đại thành sinh địa
    • Muốn hành huyết, khí huyết lưu thông thì bỏ bạch thược, dùng sang xích thược

    3.2. Bài thuốc Quy tỳ thang

    Bài thuốc này còn có tên gọi là Dưỡng tâm thang, được Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tin tưởng giúp “dương sinh, âm trưởng, trị được mọi chứng bệnh”. Bài thuốc tập trung vào hai chứng bệnh thuộc tạng tâm (tim) và tỳ (tiêu hóa), điều trị các triệu chứng như:

    • Người dễ hồi hộp, mất ngủ
    • Hay quên
    • Kém ăn
    • Mệt mỏi, cơ thể suy nhược
    • Kinh nguyệt không đều, rong huyết
    • Xuất huyết dưới da

    Thành phần và cách thực hiện trong bài thuốc:

    • Phục linh 8g, đương quy 4g, bạch truật, hoàng kỳ, nhân sâm, long nhãn mỗi vị 10g, hắc táo nhân 4g, viễn chí 4g, mộc hương 2g, cam thảo 2g, nhục quế 2g
    • Sắc với 1 lít nước đến khi nước đặc lại thì tắt bếp
    • Chia 3 bữa uống trong ngày

    Trong các vị này, nhân sâm, bạch truật, chích thảo có tác dụng kiện tỳ, ích khí. Hắc táo nhân, viễn chí, nhục quế để bổ tim, an thần, mộc hương để củng cố khí, giúp tỳ khỏe mạnh.

    3.3. Bài thuốc Ngải phụ noãn cung hoàn

    Bài thuốc này chủ trị phụ nữ tử cung lạnh, huyết trắng, sắc mặt vàng, chân tay thường xuyên đau nhức, ăn uống kém, kinh nguyệt không đều, thường đau bụng kinh, khó thụ thai.

    Các vị thuốc trong ngải phụ noãn cung hoàn này có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, bổ máu, làm ấm tử cung, từ đó giúp dễ thụ thai hơn. Phụ nữ có thai có thể dùng để an thai.

    Thành phần và cách thực hiện:

    • Thục địa 15g, đương quy 10g, bạch thược 10g, xuyên khung 6g, ngải cứu 8g, hương phụ 12g
    • Rửa sạch các nguyên liệu trên, ngải cứu sao vàng hạ thổ
    • Sắc các nguyên liệu trên với 1 lít nước đến khi cạn còn 2/3 thì tắt bếp
    • Ngày uống 2-3 lần, mỗi ngày 1 thang.

    3.4. Bài thuốc Bát trân bổ huyết

    Trường hợp huyết hư với triệu chứng da dẻ xanh xao, môi nhợt nhạt, dễ hoa mắt, chóng mặt, hơi thở gấp có thể dùng bài thuốc Bát trân. Bên cạnh đó, bài thuốc này còn giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện hệ tuần hoàn.

    Thành phần và cách thực hiện:

    • Đương quy 12g, xuyên khung 12g, thục địa 20g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, cam thảo
    • Các vị này rửa sạch, sắc với một lít nước đến khi cạn còn 2/3 thì tắt bếp
    • Chia nhỏ làm 3 bữa uống hết trong ngày

    4. Lưu ý khi sử dụng các thảo dược bổ huyết

    Lưu ý khi sử dụng thảo dược bổ huyết

    Cần lưu ý khi sử dụng các thảo dược có tác dụng bổ huyết.

    Theo Ths.Bs TTƯT Nguyễn Thị Hằng, Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, mặc dù các thảo dược bổ huyết có lợi cho sức khỏe tuy nhiên khi sử dụng người dùng vẫn cần lưu ý:

    • Nếu muốn sử dụng các thảo dược Y học cổ truyền nên thăm khám tại các bệnh viện y học cổ truyền hoặc cơ sở y học cổ truyền đã được cấp phép
    • Không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định
    • Không uống quá liều lượng, tự ý gia giảm các vị thuốc khi không có chỉ định của người có chuyên môn
    • Nên tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc
    • Khi dùng các thảo dược bổ máu, cần tham khảo ý kiến chuyên môn khi hết hợp Đông y và Tây y
    • Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thảo dược
    • Không nên quá lạm dụng thuốc

    Trên đây là một số thông tin về các thảo dược và bài thuốc bổ máu bổ huyết. Để tìm hiểu cụ thể, bạn có thể liên hệ qua hotline 0343446699 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM: 

    • Sâm tố nữ – Thảo dược quý được chị em phụ nữ tin dùng
    • Hồng sâm – Nhân sâm đã bổ, hồng sâm còn bổ hơn. Tìm hiểu ngay!
    • Libifem – Hoạt chất từ thảo dược cỏ cà ri tốt cho nữ giới

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Nám da quanh miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 25/07/22
      Nhiều chị em đang gặp phải tình trạng nám da quanh miệng, miệng có xuất hiện những mảng đen nhỏ…
      Địa chỉ cấy que tránh thai nào uy tín, an toàn? Chi phí ra sao? 05/08/23
      Địa chỉ cấy que tránh thai ở đâu uy tín, chi phí cấy que tránh thai và những lưu ý…
      Ăn gì để tăng ham muốn cho phụ nữ? Chuyên gia gợi ý 16 siêu thực phẩm 21/11/22
      Ăn gì để tăng ham muốn cho phụ nữ là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Chế độ…
      Cây thiên niên kiện – dược liệu quý không chỉ cho xương khớp 28/10/21
      Cây thiên niên kiện là một trong những vị thuốc nam hàng đầu được sử dụng trong các bài thuốc…
      Xem tất cả bài viết