Rong kinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • NỘI TIẾT TỐ NỮ

    Rong kinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    07/11/22

    Chào chuyên gia,

    4.9/5 - (35 bình chọn)

    Tôi năm nay 51 tuổi, đã bước vào thời kỳ tiền mãn kinh mãn kinh. Dạo gần đây kinh nguyệt của tôi không đều, hay bị rong kinh kéo dài tới cả nửa tháng vô cùng khó chịu. Liệu tình trạng của tôi có bình thường ở độ tuổi của tôi hay không và rong kinh bao lâu thì hết, cách điều trị nào hiệu quả, xin được giải đáp.

    Chào chị,

    Với tình trạng rong kinh kéo dài của chị đã thăm khám tại đâu hay chưa? Nếu chưa thăm khám, chị nên đến các cơ sở y tế, phòng khám sản phụ khoa để được theo dõi. Vì rong kinh có liên quan đến nhiều vấn đề bệnh lý, không chỉ đơn thuần là dấu hiệu trong thời kỳ tiền mãn kinh là kinh nguyệt không đều. Khi tìm ra được nguyên nhân chính xác, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

    Để biết thêm những thông tin về hiện tượng rong kinh, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị, chị có thể tham khảo bài viết dưới đây.

    1. Rong kinh là gì?

    rong kinh

    Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh ra nhiều.

    Rong kinh là thuật ngữ y học chỉ những chu kỳ kinh nguyệt có lượng máu kinh ra nhiều hoặc kéo dài bất thường trên 7 ngày. Máu kinh có thể nhiều hoặc ít tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Tình trạng này có thể đi kèm với những cơn đau bụng kinh dữ dội ở phần bụng dưới khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

    Với chu kỳ kinh nguyệt bình thường, kinh nguyệt có thể kéo dài từ 5-7 ngày với lượng kinh nguyệt trong những ngày đầu tiên nhiều và ít dần ở những ngày cuối chu kỳ, thường mất đi khoảng 50-80ml máu. Máu thường có màu đỏ sẫm, kèm các tế bào chết ở niêm mạc âm đạo và tử cung bị bong tróc.

    Tuy nhiên những người bị rong kinh thường kinh nguyệt sẽ không đều, máu kinh ra ít hoặc nhiều, đôi khi chỉ ra rất ít nhưng kéo dài dai dẳng. Lượng máu bị mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ. Một số người có thể bị rong kinh cả tháng.

    2. Dấu hiệu triệu chứng bị rong kinh

    Để biết bạn có bị rong kinh kéo dài hay không, bạn có thể theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Nếu có các dấu hiệu dưới đây nên chủ động thăm khám và có cách điều trị thích hợp.

    Triệu chứng Biểu hiện cụ thể
    Đau bụng kinh Các cơn đau do sự co bóp tại niêm mạc tử cung để làm bong tróc các tế bào chết trong quá trình rụng trứng.
    Lượng máu kinh ra nhiều, kéo dài trên 7 ngày Sự bong tróc niêm mạc tử cung kéo dài hoặc liên quan đến một số bệnh lý khiến máu kinh ra nhiều bất thường.
    Thay băng vệ sinh liên tục sau vài giờ Khi lượng máu kinh ra nhiều thấm qua băng vệ sinh phải thay liên tục.
    Rong kinh ra máu cục Cục máu đông có thể lẫn chất nhầy hoặc tế bào chết ở tử cung hoặc do máu bị vón cục, không thoát ra ngoài được. Kích thước hơn 2,5cm.
    Mệt mỏi, da nhợt nhạt, khó thở Do mất quá nhiều máu khiến cơ thể thiếu máu.

    Ngoài ra, các triệu chứng rong kinh kéo dài đi kèm với các triệu chứng khác như:

    • Kinh nguyệt ra nhiều 1-2 tiếng phải thay băng vệ sinh/lần
    • Chảy máu âm đạo bất thường
    • Chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh
    • Người mệt mỏi, chóng mặt, ngất

    3. Nguyên nhân bị rong kinh rong huyết

    nguyên nhân bị rong kinh rong huyết

    Có nhiều nguyên nhân dẫn tới rong kinh rong huyết.

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rong kinh rong huyết ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Chị em có thể nắm qua một số yếu tố khiến kinh nguyệt không đều và kinh nguyệt kéo dài như:

    3.1. Mất cân bằng nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt

    Chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ được điều hòa bởi hai hormone Estrogen và Progesterone. Trong những ngày hành kinh, Estrogen và Progresterone đều giảm khiến niêm mạc tử cung dày lên sau đó bị phá vỡ và bong ra, xuất hiện máu kinh.

    Nếu một trong hai hormone này thay đổi bất thường, nội mạc tử cung sẽ phát triển quá mức và bị bong nhiều, kinh nguyệt ra nhiều hơn dẫn đến hiện tượng rong kinh, rong kinh máu đen.

    Một số tình trạng và bệnh lý có thể gây ra mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể như:

    • Hội chứng buồng trứng đa nang
    • Kháng Insulin
    • Các vấn đề tuyến giáp
    • Béo phì

    Ngoài ra, sau sinh hoặc khi bước vào tuổi dậy thì nội tiết tố thay đổi cũng khiến chị em gặp phải tình trạng rong kinh sau sinh hoặc rong kinh tuổi dậy thì. Tuy nhiên đây là hiện tượng tương đối bình thường và có thể điều chỉnh theo thời gian.

    >>> Tìm hiểu thêm: Đau bụng kinh không ra máu có nguy hiểm không? 

    3.2. Rong kinh do suy giảm chức năng của buồng trứng

    Nếu buồng trứng suy yếu không thực hiện chức năng phóng thích trứng (rụng trứng) để tiến tới chu kỳ kinh nguyệt thì cơ thể bạn sẽ không sản xuất hormone progesterone. Điều này dẫn đến mất cân bằng hormone và gây rong kinh rong huyết.

    Suy giảm chức năng buồng trứng có thể do nhiều nguyên nhân như tuổi tác khi ở giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh hoặc do các bệnh lý ảnh hưởng đến buồng trứng.

    3.3. Phát triển các khối u xơ, polyp trong tử cung

    Trong tử cung có các khối u xơ lành tính trong thời gian sinh nở hay các polyp trên niêm mạc tử cung hoặc dị tật cũng gây ra tình trạng chảy máu kinh nguyệt nhiều.

    Ngoài chảy máu kinh nguyệt kéo dài, chu kỳ kinh kéo dài còn đi kèm các triệu chứng khác như đau bụng kinh, mệt mỏi.

    >>> Tham khảo: Cắt polyp tử cung và chi phí, các bước thực hiện an toàn!

    3.4. Phát triển các tế bào trong tử cung

    Các tình trạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở hệ thống sinh sản như:

    • Tăng sản nội mạc tử cung
    • Ung thư cổ tử cung
    • Ung thư nội mạc tử cung

    Các bệnh lý này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống sinh sản của bạn, gây rong kinh rong huyết, kinh nguyệt kéo dài.

    3.5. Nhiễm trùng gây ra rong kinh

    Nhiễm trùng bao gồm cả nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs) có thể gây rong kinh. Các trường hợp này bao gồm:

    • Nhiễm trùng roi Trichomonas
    • Chlamydia
    • Viêm nội mạc tử cung mãn tính
    • Bệnh lậu – do nhiễm khuẩn sinh dục tiết niệu do lậu cầu Neisseria Gonorhoeae gây ra

     3.6. Do các biến chứng khi mang thai

    Đôi khi sảy thai, thai ngoài tử cung cũng gây ra tình trạng chảy máu âm đạo khiến chị em lầm tường mình đang bị rong kinh. Những trường hợp này nếu nghi ngờ mình mang thai và có các cơn đau quặn bất thường chị em cần khẩn trương đến các cơ sở y tế uy tín để lấy thai kịp thời, tránh gây biến chứng tới người mẹ.

    Sẹo tử cung do mổ lấy thai nhiều lần. Các vết sẹo này sau có thể gây chảy máu.

    3.7. Do tác dụng phụ của thuốc

    Một số loại thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến rong kinh rong huyết như:

    • Thuốc làm loãng máu và Aspirin
    • Thuốc chống đông máu như Warfarin (Coumadin, Jantoven) hoặc enoxaparin (Lovenox)
    • Liệu pháp thay thế hormone sử dụng thuốc Estrogen và Progestin
    • Thuốc điều trị ung thư vú Tamoxifen
    • Cấy que tránh thai bị rong kinh hoặc đặt vòng bị rong kinh (có chứa hormone Progestin, làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng gặp trứng. Đồng thời chúng cũng ngăn cản quá trình rụng trứng)
    • Thuốc tránh thai và thuốc tiêm như NuvaRing®, Depo-Provera®, Implanon®

    3.8. Do bệnh lý khác

    Trong một số trường hợp các bệnh lý dưới đây cũng gây rối loạn kinh nguyệt khiến rong kinh như:

    • Bệnh Von Willebrand
    • Bệnh gan
    • Bệnh thận
    • Bệnh viêm vùng chậu
    • Bệnh bạch cầu hoặc rối loạn tiểu cầu

    4. Bị rong kinh có nguy hiểm không?

    Nhiều người thắc mắc bị rong kinh có sao không, có để lại biến chứng nguy hiểm gì không. Đây chỉ là một trong những dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như đã kể trên.

    Nếu rong kinh khiến chị em bị mất máu quá nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khiến cơ thể:

    • Thiếu máu: do giảm hồng cầu, giảm oxy đến các mô dẫn đến khó thở, xanh xao, suy nhược và mệt mỏi
    • Các cơn đau dữ dội: Đôi khi rong kinh còn đi kèm đau bụng kinh khiến chị em không thể làm được việc.
    • Máu kinh có màu đen, bị ứ trong tử cung và phần phụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

    Nếu nguyên nhân rong kinh do các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung hay hội chứng buồng trứng đa nang, ung thư tử cung… không chữa trị kịp thời có thể gây vô sinh.

    Vì vậy, nếu thời gian rong kinh nhiều, trải qua nhiều chu kỳ kinh vẫn gặp hiện tượng này, chị em nên chủ động thăm khám để can thiệp kịp thời, phòng ngừa nguy cơ vô sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe.

    5. Cách điều trị rong kinh hiệu quả

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, rong kinh có nhiều nguyên nhân và cách điều trị sẽ phải phụ thuộc vào từng nguyên nhân. Do vậy, khi nhận thấy những thay đổi dù ở độ tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh, mãn kinh, cần theo dõi và áp dụng các biện pháp để giảm nhẹ bằng cách:

    5.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sinh hoạt khoa học

    điều trị rong kinh bằng chế đô dinh dưỡng

    Nếu bị thiếu sắt do mất máu, chị em nên bổ sung thực phẩm giàu sắt.

    Chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể góp phần làm giảm tình trạng rong kinh. Vậy khi bị rong kinh nên ăn gì và nên làm gì, chị em có thể tham khảo:

    • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng như tăng cường thực phẩm bổ máu
    • Tránh các loại thực phẩm có tính hàn, tránh ăn đồ lạnh bụng
    • Tránh thực phẩm làm tăng nặng triệu chứng như cà phê, thuốc lá, rượu bia, gia vị cay
    • Thêm trà gừng khi bị đau bụng kinh, ăn lá ngải cứu để điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh
    • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, hạn chế vận động nhiều khiến máu kinh ra nhiều
    • Nếu hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi do thiếu máu cần nghỉ ngơi và bổ sung các thuốc bổ máu

    Trong trường hợp do bệnh lý gây tổn thương thực thể ở buồng trứng hoặc tử cung cần có biện pháp điều trị khác. Cụ thể:

    5.2. Sử dụng thuốc trị rong kinh

    Khi sử dụng thuốc rong kinh cũng cần tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra chính xác loại thuốc chị em cần. Một số loại thuốc hoặc dụng cụ làm giảm triệu chứng rong kinh rong huyết như:

    • Thuốc sắt: cung cấp sắt trong máu để vận chuyển oxy nếu có dấu hiệu thiếu máu
    • Ibuprofen: giảm đau bụng kinh và lượng máu kinh ở một số phụ nữ bị đau bụng kinh kèm rối loạn kinh nguyệt, cường kinh rong kinh
    • Chữa rong kinh bằng thuốc tránh thai: giúp chu kỳ kinh nguyệt đều hơn và giảm lượng máu kinh nhờ bổ sung một lượng nhỏ nội tiết tố
    • dụng cụ tử cung
    • Liệu pháp hormone cân bằng nồng độ Estrogen và Progesterone. Khuyên dùng trong trường hợp rong kinh liên quan đến tiền mãn kinh
    • Thuốc chủ vận hormone giải phóng gonadotropin (GnRH): tạm thời ngừng hoặc giảm chảy máu bằng cách ngăn quá trình rụng trứng
    • Thuốc đối kháng hormone giải phóng gonadotropin (GnRH) như elagolix: kiểm soát rong kinh do u xơ tử cung
    • Thuốc xịt Desmopressin giúp cầm máu do bệnh Von Wilebrand
    • Thuốc chống tiêu sợi huyết như axit tranexamic, ngăn cục máu đông vỡ ra gây chảy máu.

    5.3. Thủ thuật trị rong kinh

    Trong một số trường hợp cần thực hiện các thủ thuật cắt bỏ các u xơ hay polyp hoặc xử lý tử cung để tránh rong kinh, các bác sĩ cần tiến hành nội soi, siêu âm trước khi đưa ra biện pháp xử trí thích hợp.

    Một số cách điều trị thực thể gây rong kinh kéo dài như:

    • Cắt và nạo niêm mạc tử cung: loại bỏ một phần niêm mạc tử cung để giảm lượng máu kinh. Quy trình này có thể cần lặp lại theo thời gian.
    • Nội soi tử cung để cắt bỏ polyp hoặc u xơ, điều chỉnh các bất thường ở tử cung
    • Thuyên tắc động mạch tử cung: một thủ thuật hạn chế lưu lượng máu từ các khối u xơ và khối u
    • Cắt bỏ nội mạc tử cung (nhưng có thể khiến thai nhi bị các biến chứng nghiêm trọng nếu bạn có ý định mang thai). Phương pháp này khiến một số bệnh nhân hết kinh hoàn toàn, một số vẫn có kinh nhưng lượng kinh ít hơn trước.
    • Cắt bỏ tử cung: không có khả năng mang thai nữa và sẽ dừng chu kỳ kinh nguyệt.

    5.4. Mẹo vặt chữa rong kinh hiệu quả

    Trường hợp rong kinh nhiều nhưng do các yếu tố như sau sinh mổ, sau sinh hoặc thời kỳ dậy thì, tiền mãn kinh, chị em có thể áp dụng các mẹo giảm rong kinh rong huyết từ các loại cây nhà lá vườn.

    • Sắc lá ngải cứu lấy nước uống trong ngày
    • Đun lá huyết dụ tươi lấy nước và uống trong ngày, ngày 2 lần
    • Sắc nước từ cây ích mẫu, tương tự như với ngải cứu, uống trong ngày. Có thể kết hợp với bạch đồng nữ và hương phụ
    • Uống một cốc trà gừng ấm để điều hòa kinh nguyệt
    • Xay nước lá nhọ nồi để uống hàng ngày
    • Ăn trực tiếp đu đủ xanh hoặc đun nước từ đu đủ xanh trước khi hành kinh khoảng 5 ngày
    • Uống trà quế hàng ngày để giảm đau bụng kinh, rong kinh, cường kinh

    Các cách này nên thực hiện trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt từ 3-5 ngày. Ngày uống 2 lần để mang lại hiệu quả tích cực.

    >>> Xem ngay: 15+ mẹo vặt chữa rong kinh hiệu quả chị em hay áp dụng

    6. Lời khuyên từ chuyên gia khi kinh nguyệt kéo dài

    lời khuyên chuyên gia khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài

    Chị em nên chủ động thăm khám nếu chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, thời gian hành kinh lâu.

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, rong kinh là tình trạng thường gặp ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên không vì thế mà chị em chủ quan.

    • Chị em nên đến các cơ sở y tế thăm khám nếu có triệu chứng chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc thiếu máu, hoặc máu kinh bất thường.
    • Nên theo dõi kinh nguyệt bằng các ứng dụng hoặc lịch theo dõi để kiểm soát chu kỳ
    • Nên chia sẻ các thông tin và vấn đề gặp phải trong chu kỳ với bác sĩ chuyên môn
    • Thăm khám định kỳ phụ khoa 6 tháng/lần
    • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên thay băng vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn
    • Nếu phải sử dụng thuốc nên sử dụng theo đúng liều chỉ định
    • Nên liệt kê các bệnh hoặc các loại thuốc đang sử dụng để được kê đơn đúng

    Trên đây là một số thông tin về hiện tượng rong kinh, nguyên nhân và cách điều trị cụ thể. Nếu có thắc mắc nào chị em có thể liên hệ qua hotline 0343446699 hoặc chat trực tiếp với chúng tôi tại đây.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

     XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viganam Tâm Bình - Hỗ trợ tăng cường sinh lý nam, tăng testosterone, sức khỏe nam giới, giảm tiểu đêm

    290.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Hồi Xuân Tâm Bình - Hỗ trợ bổ huyết, tăng cường nội tiết tố nữ Estrogen. Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ.

    168.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Ăn gì để cô bé tăng chất nhờn? Gợi ý các loại thực phẩm an toàn 17/05/22
      Khô âm đạo hay cô bé bị khô hạn là một trong những vấn đề tế nhị, khó nói của…
      Uống gì để giảm sắc tố melanin? 10 loại nước càng uống càng trắng hồng 27/06/23
      Bên cạnh ăn gì thì uống gì để giảm sắc tố melanin cũng là băn khoăn của không ít chị…
      Ăn gì để tăng ham muốn cho phụ nữ? Chuyên gia gợi ý 16 siêu thực phẩm 21/11/22
      Ăn gì để tăng ham muốn cho phụ nữ là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Chế độ…
      Rối loạn kinh nguyệt thử thai 2 vạch có phải mang thai không? 21/12/22
      “Em năm nay 29 tuổi, hay bị ốm vặt. Đặc biệt kinh nguyệt thất thường, tháng có tháng không. Cách…
      Xem tất cả bài viết