Da khô là gì – Nguyên nhân, biểu hiện và cách cải thiện hiệu quả
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • NỘI TIẾT TỐ NỮ

    Da khô là gì – Nguyên nhân, biểu hiện và cách cải thiện hiệu quả

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    26/05/23

    Da khô là tình trạng có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, nữ giới thường gặp phải vấn đề này hơn. Hãy cùng tìm hiểu ngay nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục ngay sau đây.

    5/5 - (2 bình chọn)

    1. Da khô là gì?

    Da khô là tình trạng da bị mất nước, không đủ độ ẩm cần thiết để duy trì sự căng bóng, mướt mịn. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ ai, tại bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Tuy nhiên, phổ biến nhất là da mặt, da tay, da chân… gây thô ráp, ngứa ngáy.

    da khô

    Tuy nhiên, cần phân biệt giữa khái niệm khô da bệnh lý và da khô trong phân loại da (gồm: da dầu, da thường, da khô, da hỗn hợp…). Phụ nữ thuộc nhóm da nào cũng có thể bị khô da, nhưng thường mức độ và vùng da bị khô sẽ có sự khác biệt.

    2. Các cấp độ khô da và triệu chứng

    Tình trạng khô da có thể xảy ra ở nhiều cấp độ, từ nhẹ đến nặng. Chị em cần nắm được những triệu chứng cụ thể để có phương pháp điều trị phù hợp.

    CẤP ĐỘ TRIỆU CHỨNG
    ✅ Da khô nhẹ Đây là mức độ nhẹ nhất với biểu hiện căng da, sờ tay vào thấy cứng, thô, không có cảm giác mềm mại.

    Thường chỉ xuất hiện ở một số vị trí nhất định, rõ nhất ở hai bên gò má, cẳng tay, cẳng chân, gót chân…

    ✅ Da rất khô Biểu hiện điển hình là da căng rát, bong tróc nhiều và liên tục kèm ngứa ngáy, thậm chỉ nứt nẻ, chảy máu.

    Tình trạng khô da nhận thấy rõ ràng nhất là sau khi rửa mặt, tiếp xúc với ánh nắng, khi không uống đủ nước…

    ✅ Da khô nhạy cảm Với tình trạng này, da bạn không chỉ mất nước, thô ráp, bong tróc mà còn thường xuyên xuất hiện mụn, dị ứng, nổi mẩn rất khó chịu.

    3. Nguyên nhân gây khô da

    Việc điều trị các bẹnh lý về da cần căn cứ vào nguyên nhân cụ thể. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp nhất:

    3.1 Do tác động bởi nhiệt độ, môi trường

    Trong những ngày thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là hanh khô, làn da có xu hướng dễ bị mất độ ẩm. Những người có bệnh lý khô da từ trước thì mức độ cảm nhận sẽ rõ ràng hơn rất nhiều.

    nguyên nhân khô da

    Bên cạnh đó, dưới tác động của tia cực tím (UV), sự cân bằng làn da cũng có thể bị phá vỡ. Từ đó gây đen sạm, khô nám da.

    3.2 Khô da do mất cân bằng nội tiết tố

    Mất cân bằng nội tiết tố nói chung, suy giảm estrogen nói riêng không những làm chậm quá trình sản xuất dầu trên da mà còn làm giảm khả năng giữ độ ẩm của cơ thể.

    Thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, mức độ sản xuất nội tiết tố estrogen cũng giảm đi đáng kể, khiến cho nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng da khô và ngứa ngáy.

    3.3 Do yếu tố di truyền

    Trên thực tế, không ít người sinh ra đã có làn da mướt mịn, hồng hào, căng bóng. Ngược lại, có người bẩm sinh da dẻ đã nhăn nheo, khô ráp. Cùng một điều kiện thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, nhưng có người sở hữu làn da mịn màng, trắng trẻo; người lại có sắc tố đậm hơn, dễ bị khô hơn. Điều này được lý giải thông qua đặc điểm các bộ gen di truyền.

    3.4 Do tác dụng phụ của thuốc

    Việc sử dụng một số thuốc điều trị bệnh có thể gây tác dụng phụ; khiến làn da của bạn mất cân bằng độ ẩm. Một số loại thuốc có thể gây khô da như thuốc điều trị huyết áp, thuốc lợi tiểu… Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da.

    3.5 Khô da do chăm sóc da không đúng cách

    Việc sử dụng sữa rửa mặt, sữa tắm chứa cồn, chất tẩy mạnh có thể khiến làn da của bạn mất đi lớp lipid bảo vệ trên bề mặt, trở nên mỏng và khô. Vào mùa hè, nếu ngồi điều hòa cả ngày, ngủ cả đêm trong điều hòa mà không có biện pháp cấp ẩm cho không khí, không thoa kem dưỡng ẩm thì da sẽ rất khô.

    3.6 Do tắm rửa quá lâu bằng nước nóng

    Việc ngâm mình quá lâu dưới làn nước ấm khiến các lỗ chân lông mở rộng, đẩy nhanh quá trình thoát ẩm dẫn đến da bị mất nước. Không chỉ vậy, nước nóng còn làm mất đi các tế bào lipid tạo nên hàng rào bảo vệ và cấp ẩm cho da.

    3.7 Do cơ thể thiếu nước

    Uống ít nước là một trong các nguyên nhân thường gặp nhất gây khô da. Khi cơ thể thiếu nước, nước sẽ chuyển từ da đến các tế bào khác để kịp thời cung cấp độ ẩm. Dễ nhận thấy nhất, trong những ngày thời tiết hanh khô, nếu không thường xuyên uống nước, môi bạn sẽ trở nên khô nẻ, da sần sùi, bong tróc.

    3.8 Da kém mềm mại do lão hóa

    Lóa hóa da là vấn đề liên quan chủ yếu đến tuổi tác. Đến tuổi trung niên, đa phần các chị em đều cảm nhận được rõ rệt sự thay đổi của nhan sắc nói chung và làn da nói riêng.

    Lúc này, da thường xuất hiện ngày một nhiều tàn nhang, nám sạm… Khô da cũng khiến cho các nếp nhăn xuất hiện nhiều và sâu hơn.

    4. Điều trị khô da – Giải pháp đến từ chuyên gia

    Điều trị khô da để mang lại hiệu quả tốt nhất cần kết hợp phương pháp trong ngoài. Cụ thể như sau:

    điều trị khô da

    4.1 Dưỡng ẩm da thường xuyên

    Da khô nguyên nhân chính là do thiếu độ ẩm. Vì thế, việc sử dụng các sản phẩm dưỡng da giúp cấp ẩm sâu được cho là rất cần thiết và mang lại tác dụng nhanh chóng. Đối với những chị em da thiếu ẩm nặng, các bước dưỡng ẩm cần tiến hành tỉ mỉ hơn.

    Tốt nhất, trước khi dùng kem dưỡng, cần tẩy trang, làm sạch da cẩn thận để lấy đi lớp da chết bị bong tróc. Nên dùng kem có kết cấu lỏng (serum) trước, sau đó đến các sản phẩm dạng đặc hơn để khóa ẩm tốt nhất.

    4.2 Dùng thuốc dạng kem bôi

    Nếu da bị khô mức độ nặng (do các bệnh tự miễn, viêm da cơ địa…) dẫn đến đau rát, bong vẩy, bạn có thể được bác sĩ chấp thuận sử dụng kem bôi chưa axit lactic không cần kê đơn.

    Tình trạng khô da dẫn đến viêm da, mẩn ngứa, nổi từng vầng đỏ. Lúc này thuốc dạng kem chứa hydrocortisone có thể sẽ phát huy tác dụng. Tuy nhiên, không được dùng bữa bãi.

    4.3 Tăng cường nội tiết – Bí quyết có làn da “ngậm nước”

    Nội tiết tố nữ estrogen là yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe, khả năng sinh lý của phái đẹp. Bên cạnh đó, hormone sinh dục dồi dào, cân bằng còn giúp chị em có nhan sắc tươi trẻ, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh.

    Ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc giai đoạn sau sinh, estrogen suy giảm đột ngột và mạnh mẽ dẫn đến nhiều vấn đề về làn da. Điển hình trong số đó là da bị khô, nám, sạm, tàn nhang…

    Một trong những bí quyết giúp cân bằng nội tiết được nhiều chị em áp dụng là bổ sung phytoestrogen (estrogen thực vật). Phytoestrogen khi đi vào cơ thể sẽ hoạt động tương tự estrogen trong cơ thể người. Vì thế, chúng giúp bù đắp nội tiết tố thiếu hụt; giảm nhanh các triệu chứng do thiếu hụt estrogen gây nên.

    4.4 Bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại

    Ánh nắng mặt trời, các tia cực tím, không khí ô nhiễm… đều có thể là tác nhân gây hại cho da. Nữ giới cần ghi nhớ, cho dù không làm việc, vui chơi ngoài trời vẫn cần dùng kem chống nắng hàng ngày. Đây là phương pháp bảo vệ da hiệu quả hàng đầu. Nếu không dùng kem chống nắng, các bước chăm sóc da của bạn hầu như sẽ không có tác dụng.

    Bên cạnh đó, khi tiếp xúc ánh nắng, cần che chắn da cẩn thận để hạn chế mức độ ảnh hưởng. Nên dùng áo nắng, khẩu trang màu tối để đạt được hiệu quả bảo vệ da tốt nhất.

    4.4 Loại bỏ những thói quen gây hại cho da

    Không thoa kem dưỡng ẩm trong thời tiết hanh khô, ra ngoài không dùng kem chống nắng, tắm quá lâu dưới nước nóng… đều là những thói quen gây hại cho da. Nữ giới cần hạn chế và dần dần loại bỏ những thói quen này.

    Ngoài ra, nên thiết lập thói quen sống lành mạnh. Tăng cường rau xanh, hoa quả, đạm thực vật… trong thực đơn hàng ngày. Thể dục thể thao thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh, tăng đào thải độc tố trong da…

    >>> XEM THÊM:

    chat với bác sĩ

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viganam Tâm Bình - Hỗ trợ tăng cường sinh lý nam, tăng testosterone, sức khỏe nam giới, giảm tiểu đêm

    290.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Hồi Xuân Tâm Bình - Hỗ trợ bổ huyết, tăng cường nội tiết tố nữ Estrogen. Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ.

    168.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Lão hóa da sớm ở phụ nữ: Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả 19/09/22
      Lão hóa là quá trình tất yếu của con người. Tuy nhiên, đối với chị em phụ nữ, lão hóa…
      Top 20+ cách giảm đau bụng kinh tại nhà dễ áp dụng trong ngày “đèn đỏ” 06/06/22
      Cháu bị đau bụng kinh từ khi lên cấp 3, trong những ngày đầu đèn đỏ, cháu bị đau bụng…
      Nám da quanh miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 25/07/22
      Nhiều chị em đang gặp phải tình trạng nám da quanh miệng, miệng có xuất hiện những mảng đen nhỏ…
      Review Top 21+ thuốc bổ sung Estrogen cho phụ nữ tốt nhất 2024 05/04/22
      Thuốc bổ sung Estrogen là phương án hữu hiệu dành cho chị em phụ nữ bị thiếu hụt nội tiết…
      Xem tất cả bài viết