Bị rong kinh cả tháng có sao không? Nguyên nhân và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • NỘI TIẾT TỐ NỮ

    Bị rong kinh cả tháng có sao không? Nguyên nhân và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    07/11/22

    Đã bao giờ chị em gặp phải tình trạng bị rong kinh cả tháng, thậm chí 2 tháng? Những dấu hiệu này báo hiệu chị em đang gặp phải tình trạng gì, có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao? Những thắc mắc này sẽ được Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng giải đáp qua bài viết dưới đây.

    4.9/5 - (85 bình chọn)

    1. Vì sao bị rong kinh cả tháng?

    Vì sao bị rong kinh cả tháng

    Bị rong kinh cả tháng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm lý của chị em phụ nữ.

    Rong kinh là hiện tượng thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày với lượng máu kinh ra nhiều, vượt 80ml/chu kỳ, thậm chí có chị em phải trải qua tình trạng rong kinh kéo dài cả tháng khiến cơ thể mệt mỏi, bức bối.

    Giải thích về tình trạng này, Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rong kinh rong huyết kéo dài. Có người do sự thay đổi nội tiết tố Estrogen trong thời kỳ tiền mãn kinh, có người rối loạn kinh nguyệt sau sinh hoặc bắt đầu vào tuổi dậy thì. Tuy nhiên, rong kinh thường bắt nguồn do sự rối loạn nội tiết tố Estrogen và Progesterone – 2 hormone chính điều hòa kinh nguyệt.

    Khi một trong hai hormone này bị rối loạn sẽ gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt, có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em thưa hơn (thưa kinh) hoặc dày hơn (cường kinh), xuất hiện tình trạng bị rong kinh kéo dài, thậm chí rong kinh cả tháng, hai tháng.

    Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng rong kinh cả tháng như:

    • U xơ tử cung
    • Polyp tử cung
    • Lạc nội mạc tử cung
    • Ung thư nội mạc tử cung
    • Ung thư cổ tử cung
    • Hội chứng buồng trứng đa nang
    • Béo phì
    • Các bệnh tuyến giáp
    • Bệnh Von Willebrand
    • Sảy thai, thai ngoài tử cung
    • Tác dụng phụ của thuốc hoặc do sử dụng dụng cụ tử cung

    Xem thêm Rong kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    2. Bị rong kinh kéo dài một tháng có sao không?

    “Bị rong kinh cả tháng có sao không, có nguy hiểm không” là thắc mắc của đại đa số chị em. Bởi khi kinh nguyệt rối loạn, chị em có tâm lý sợ hãi, lo lắng bản thân mình đang gặp phải một số bệnh lý liên quan đến sức khỏe sinh sản.

    Đối với hiện tượng rong kinh kéo dài một tháng cảnh báo đây là tình trạng nặng, có liên quan đến nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Rong kinh kéo dài có thể khiến chị em bị thiếu máu, dẫn đến mệt mỏi, dễ choáng ngất, hoa mặt chóng mặt.

    Ngoài ra, nếu để kinh nguyệt kéo dài như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản như:

    • Khó thụ thai vì làm rối loạn chu kỳ hoạt động của buồng trứng
    • Khó nhận biết được thời điểm trứng rụng hoặc làm tổ
    • Tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa vì thường xuyên phải sử dụng băng vệ sinh
    • Tạo môi trường ẩm ướt để hại khuẩn, vi khuẩn dễ sinh sôi
    • Dễ gặp phải tình trạng viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng, u xơ tử cung, polyp cổ tử cung hay bệnh lý nội mạc tử cung…

    Nếu để rong kinh kéo dài cả tháng còn tác động nặng nề đến tâm lý phụ nữ, khiến chị em khó chịu và phiền toái trong công việc, sinh hoạt, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và đời sống vợ chồng.

    3. Bị rong kinh cả tháng phải làm sao?

    Bị rong kinh cả tháng có sao không

    Có nhiều cách để cải thiện tình trạng rong kinh cả tháng kéo dài.

    Đối với tình trạng này, cách tốt nhất là khi có dấu hiệu rong kinh kéo dài chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên về sản phụ khoa để thăm khám. Việc phát hiện càng sớm sẽ càng có nhiều cơ hội chữa trị và tỷ lệ hồi phục nhanh hơn.

    Tùy thuộc vào từng nguyên nhân các bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị khác nhau. Một số cách điều trị rong kinh kéo dài cả tháng bao gồm:

    3.1. Dùng thuốc trị rong kinh kéo dài

    thuốc điều trị rong kinh

    Một số trường hợp bác sĩ chỉ định thuốc để giảm rong kinh kéo dài.

    Trường hợp bị rong kinh uống gì hết, các bác sĩ sẽ phải xem xét đến tình trạng bệnh như nguyên nhân gây rong kinh nhiều, mức độ ra máu kinh, sức khỏe, tuổi tác và tiền sử bệnh. Ngoài ra, việc điều trị còn phụ thuộc vào phản ứng với từng loại thuốc.

    Bên cạnh đó, nếu bạn có kế hoạch mang thai thì ít nhiều cũng ảnh hưởng đến các lựa chọn điều trị.

    Đối với từng nguyên nhân, sẽ có từng thuốc điều trị rong kinh kéo dài khác nhau như:

    • Nếu tình trạng đã kéo dài cả tháng sẽ bổ sung thuốc sắt để chống thiếu máu
    • Nếu rong kinh kéo dài cả tháng có dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid để giảm thời gian chảy máu âm đạo và giảm đau, giảm chuột rút
    • Sử dụng liệu pháp hormone trong trường hợp rong kinh suy giảm nội tiết tố tiền mãn kinh
    • Axit tranexamic dùng để giảm lượng máu kinh và chỉ uống khi rong kinh kéo dài
    • Thuốc tránh thai để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt giảm các đợt kinh nguyệt kéo dài
    • Vòng tránh thai nội tiết để giải phóng một loại progestin là levonorgestrel, làm niêm mạc tử cung mỏng, giảm lượng máu kinh và chuột rút
    • Nếu bị rong kinh do dùng thuốc nội tiết các bác sĩ có thể chỉ định thay đổi loại thuốc hoặc ngừng thuốc

    3.2. Thực hiện thủ thuật tác động tử cung giảm rong kinh

    Trong trường hợp sử dụng thuốc không hiệu quả như mong muốn, các triệu chứng rong kinh kéo dài cả tháng không cải thiện, các bác sĩ sẽ phải tiến hành thực hiện các thủ thuật như:

    3.2.1. Nong cổ tử cung và nạo lòng tử cung (D&C)

    Trong quy trình này, các bác sĩ sẽ tiến hành nong (mở và làm giãn) cổ tử cung sau đó nạo hút mô từ niêm mạc tử cung để giảm lượng máu kinh. Sau khi thủ thuật nong và nạo hoàn thành, người bệnh có thể về nhà sau vài giờ và sinh hoạt bình thường trong 1-2 ngày tiếp theo.

    Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời bởi không điều trị được triệt để nguyên nhân bị rong kinh cả tháng.

    3.2.2. Thuyên tắc động mạch tử cung

    Đối với những phụ nữ bị rong kinh do u xơ tử cung thì mục tiêu của thủ thuật là thu nhỏ các khối u xơ trong tử cung bằng cách chặn các động mạch tử cung và cắt nguồn cung cấp máu tới các khối u xơ.

    Trong quá trình thuyên tắc động mạch tử cung, các bác sĩ sẽ đưa một ống thông qua động mạch lớn ở đùi (động mạch đùi) và hướng đến động mạch tử cung, nơi mạch máu được tiêm các vật liệu làm giảm lưu lượng máu đến các khối u xơ.

    3.2.3. Giải phẫu siêu âm hội tụ

    Tương tự như thuyên tắc động mạch tử cung, phương pháp giải phẫu siêu âm hội tụ cũng điều trị chảy máu rong kinh kéo dài do u xơ tử cung bằng cách thu hẹp khối u xơ.

    Thủ thuật này sử dụng sóng siêu âm để phá hủy các mô u xơ và không cần phẫu thuật, ít xâm lấn, không để lại sẹo, bảo tồn tử cung. Phương pháp này có thể có hiệu quả lâu dài nếu nguyên nhân rong kinh là do các khối u xơ tử cung.

    3.2.4. Phẫu thuật cắt bỏ u xơ

    Phương pháp này tùy thuộc vào số lượng và vị trí của các u xơ, các bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ khối u bằng phẫu thuật mở bụng thông qua một số vết rạch nhỏ (nội soi) hoặc qua âm đạo và cổ tử cung (qua nội soi).

    3.2.5. Phẫu thuật cắt bỏ nội mac tử cung

    Thủ thuật này bao gồm việc phá hủy (bóc tách) niêm mạc tử cung. Phương pháp này sử dụng tia laser, sóng âm hoặc nhiệt tác động vào nội mạc tử cung. Sau khi cắt bỏ nội mạc tử cung hầu hết chị em đều có kinh nguyệt nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

    Đối với phụ nữ có ý định mang thai hoặc sau khi mang thai, bóc tách nội mạc tử cung có nhiều biến chứng kèm theo.

    Nếu bị cắt bỏ nội mạc tử cung nên sử dụng biện pháp tránh thai vĩnh viễn hoặc đáng tin cậy cho đến khi mãn kinh.

    3.2.6. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung

    phẫu thuật cắt bỏ tử cung

    Trong trường hợp cần thiết, các bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ tử cung.

    Trong trường hợp thật sự cần thiết mà các phương pháp trên không mang lại hiệu quả, tình trạng kinh nguyệt vẫn kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ tử cung.

    Đây là thủ thuật vĩnh viễn, dẫn đến không thể mang thai và chấm dứt kinh nguyệt.

    Cắt bỏ tử cung cần phải gây mê và tiến hành nhập viện để theo dõi. Trong trường hợp cắt bỏ buồng trứng (2 bên) sẽ dẫn đến mãn kinh sớm.

    3.3. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học

    Không ít chị em thắc mắc rong kinh cả tháng ăn gì uống gì cho hết, Bs Nguyễn Thị Hằng cho biết, trường hợp rong kinh kéo dài cả tháng nên bổ sung chế độ ăn giàu sắt bởi thời gian này, phụ nữ đã bị mất máu tương đối nhiều.

    Có thể bổ sung các thực phẩm giàu sắt như:

    • Thịt đỏ bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt dê
    • Gan và các loại nội tạng
    • Động vật có vỏ như trai, sò, ốc
    • Rau bina
    • Hạt bí
    • Các loại đậu
    • Bông cải xanh
    • Socola đen

    Ngoài ra cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cho phụ nữ không chỉ thông qua chế độ ăn uống mà còn qua các loại thực phẩm chức năng.

    Đối với phụ nữ tiền mãn kinh bị rong kinh cả tháng có thể bổ sung nội tiết tố từ thực vật như:

    • Mầm đậu nành
    • Bông cải xanh
    • Hạt lanh, hạt bí
    • Các loại đậu
    • Các loại rau lá xanh
    • Táo
    • Lựu…

    4. Lưu ý từ chuyên gia nếu bị rong kinh cả tháng

    Rong kinh đã nguy hiểm nhưng khi bị rong kinh kéo dài cả tháng còn nguy hiểm hơn. Tình trạng này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khả năng sinh sản và tâm sinh lý của chị em phụ nữ.

    Lời khuyên hàng đầu khi gặp hiện tượng rong kinh, đặc biệt nếu kéo dài từ 1 tháng đến 2 tháng, thậm chí nhiều trường hợp nhận thấy kinh nguyệt kéo dài 20 ngày là cần thăm khám ngay để có hướng điều trị cụ thể.

    Khi thăm khám chị em nên mô tả chi tiết tình trạng mà mình gặp phải:

    • Độ tuổi
    • Chu kỳ kinh nguyệt
    • Thời gian hành kinh thông thường
    • Có đang sử dụng thuốc hoặc các biện pháp tránh thai hay không…

    Nếu có những bất thường như đau quặn bụng dưới kèm theo nhiều cục máu đông, mệt mỏi, xanh xao, ngất xỉu nên thực hiện các xét nghiệm hoặc siêu âm để biết chính xác vấn đề.

    Trên đây là một số thông tin về hiện tượng bị rong kinh cả tháng và cách xử trí. Chị em nên cẩn trọng với sức khỏe của mình. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343446699 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viganam Tâm Bình - Hỗ trợ tăng cường sinh lý nam, tăng testosterone, sức khỏe nam giới, giảm tiểu đêm

    290.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Hồi Xuân Tâm Bình - Hỗ trợ bổ huyết, tăng cường nội tiết tố nữ Estrogen. Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ.

    168.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Rong kinh nên ăn gì kiêng gì? Đưa ngay thực phẩm này vào thực đơn! 04/10/23
      Rong kinh là một trong những nỗi phiền toái của chị em. Tuy nhiên chị em có thể cải thiện…
      Top 22+ cách điều trị nám da tại nhà đơn giản hiệu quả 19/04/22
      Điều trị nám da tại nhà là một trong những phương pháp đơn giản, được nhiều chị em sử dụng.…
      Khô hạn sau sinh bao lâu thì hết? Gợi ý 10 cách khắc phục hiệu quả 17/05/22
      Khô hạn sau sinh ảnh hưởng đến 43% phụ nữ, theo nghiên cứu khảo sát trên 832 phụ nữ. Tình…
      Xài retinol bị sạm da: Nguyên nhân do đâu và biện pháp khắc phục 29/06/23
      Gần đây tôi có mua một lọ kem dưỡng, đọc thành phần có retinol. Lên mạng tìm hiểu, tôi đọc…
      Xem tất cả bài viết