[Top 5] que thử mỡ máu phổ biến nhất - Cách sử dụng và lưu ý
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    [Top 5] que thử mỡ máu phổ biến nhất – Cách sử dụng và lưu ý

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Linh Chi

    18/05/21

    Que thử mỡ máu là dụng cụ không thể thiếu trong máy đo mỡ máu tại nhà. Khác với máy, que thử phải mua bổ sung khi dùng hết hoặc quá 3 tháng sử dụng. Chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp người bệnh nhận diện chủng loại, cách sử dụng và lưu ý khi dùng loại que thử này.

    5/5 - (17 bình chọn)

    1. Que thử mỡ máu là gì?

    Que thử mỡ máu là một bộ phận của máy đo mỡ máu. Nó giúp người dùng đo được chỉ số cholesterol trong máu chích từ đầu ngón tay. Sản phẩm phù hợp để sử dụng tại nhà hoặc kiểm tra nhanh tại các cơ sở y tế.

    Que thử không phải là một dụng cụ dùng độc lập mà phải đi kèm với máy đo. Đó có thể là máy chỉ đo mỡ máu có thể cho kết quả một vài hoặc tất cả các chỉ số cholesterol toàn phần, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol, Triglycerid.

    Hoặc máy đa chức năng đo được cả chỉ số cholesterol máu, đường huyết, axit uric, Ketone và Lactate. Đối với loại máy này dù cùng 1 máy nhưng sẽ sử dụng loại que thử khác nhau cho mỗi loại chỉ số. Vì vậy, người bệnh nên chú ý để không bị nhầm lẫn khi mua.

    top 5 que thử mỡ máu

    Xem thêm Rối loạn mỡ máu – Căn bệnh nguy hiểm chớ coi thường

    2. Cách sử dụng que thử mỡ máu

    Dù trên thị trường có nhiều loại que thử khác nhau nhưng nhìn chung cách sử dụng tương tự nhau. Quan trọng nhất là người bệnh cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và chỉ dẫn của bác sĩ.

    2.1. Trước khi dùng

    • Nhịn ăn trong vòng từ 8 – 12 giờ trước khi thử máu.
    • Trước khi lấy máu 24 giờ, bệnh nhân tuyệt đối không được uống nước ngọt, cà phê, rượu bia.
    • Uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước khiến cơ thể mệt mỏi.
    • Thời điểm thử máu thích hợp nhất là trước khi ăn sáng mỗi ngày. Bởi thời điểm này thuận tiện cho người bệnh khi không phải nhịn ăn trong ngày.

    2.2. Các bước thực hiện

    • Rửa sạch tay rồi lau khô.
    • Lắp kim lấy máu vào bút thử.
    • Mở nắp hộp que thử, lấy ra một que rồi nhanh chóng đóng nắp lại. Không cầm trực tiếp vào đầu hút máu của que thử.
    • Lắp que thử vào máy đo theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thông thường thanh tiếp điện của que thử sẽ được lắp vào cổng test của máy.
    • Bóp nhẹ đầu ngón tay rồi ấn nhẹ đầu bút vào đầu ngón tay để lấy máu.
    • Nhỏ máu trên đầu ngón tay vào đúng khu vực lấy mẫu máu của que thử.
    • Nhỏ 1 giọt dung dịch thử vào vùng nhận mẫu máu của que thử
    • Đợi máy hiển thị kết quả.

    2.3. Sau khi sử dụng

    • Sau khi ghi lại kết quả, lau sạch máu trên que thử.
    • Dùng bông ấn nhẹ vào đầu ngón tay để cầm máu.
    • Vứt que thử vào thùng rác.
    • Vệ sinh dụng cụ và máy đo.
    Cách dùng que thử mỡ máu

    Nhỏ máu vào đúng khu vực lấy mẫu máu của que thử

    >>Tham khảo thêm: Mỡ máu bao nhiêu là cao – Cách đọc chỉ số

    3. Top 5 que thử mỡ máu phổ biến hiện nay

    Mỗi loại máy đo mỡ máu yêu cầu loại que thử tương ứng. Máy chỉ có thể đọc được kết quả nếu người bệnh dùng đúng loại que thử của máy. Đi kèm với máy sẽ có một lượng que thử nhất định tùy theo nhà sản xuất (thường từ 2 – 10 que). Do đó, người bệnh cần mua thêm que thử để sử dụng lâu dài.

    Sau đây là 5 mẫu que thử phổ biến hiện nay. Tên gọi dưới đây được gọi theo tên của loại máy đo tương ứng để người bệnh dễ nhận diện.

    3.1. Que thử mỡ máu Easy Touch

    • Loại máy sử dụng: Easy Touch GCU ET322
    • Xuất xứ: Đài Loan
    • Hãng sản xuất: Bioptik Technology Inc
    • Phạm vi đo lớn với độ chính xác cao
    • Thời gian đo: 19 giây
    • Lượng máu đo: 4μL
    • Mỗi hộp có chip code riêng
    • Giá tham khảo: 260.000 – 340.000 đồng/hộp 10 que
    Que thử mỡ máu Easy Touch

    Que thử Easy Touch

    3.2. Que thử mỡ máu, cholesterol Mission Ultra

    • Loại máy sử dụng: Mission Ultra
    • Xuất xứ: Mỹ
    • Hãng sản xuất: ACON Laboratories Inc
    • Phạm vi đo: 2.6 – 11.7 mmol/L
    • Thời gian đo: 30 giây
    • Mẫu máu: 4μL
    • Mỗi hộp đi kèm 1 chip mã số que thử
    • Giá tham khảo: 190.000 – 230.000 đồng/hộp 5 que

    3.3. Que thử mỡ máu Benecheck

    • Loại máy sử dụng: Benecheck Plus 3 in 1
    • Xuất xứ: Đài Loan
    • Hãng sản xuất: General Life Biotechnology
    • Thời gian đo: 40 giây
    • Lượng máu đo: 0,5μL
    • Giá tham khảo: 300.000 – 360.000 đồng/hộp 10 que
    Que thử Benecheck

    Que thử mỡ máu Benecheck

    3.4. Que thử mỡ máu, cholesterol Facare

    • Loại máy sử dụng: Facare 5 in 1 FC-M168
    • Xuất xứ: Đài Loan
    • Thời gian đo: <60 giây
    • Mẫu máu: 0,5μL mẫu máu mao mạch
    • Giá tham khảo: 400.000 đồng/hộp 10 que

    3.5. Que thử mỡ máu Nesco

    • Loại máy sử dụng: NESCO Multi Check All New 3in1
    • Xuất xứ: Đài Loan
    • Phạm vi đo: 100 – 400mg /dl
    • Thời gian đo: không quá 150 giây
    • Sử dụng theo nguyên tắc siphon
    • Lượng máu đo: 0,5μL mẫu máu mao mạch
    • Giá tham khảo: 300.000 – 500.000 đồng/hộp 10 que
    Que thử mỡ máu Nesco

    Que thử Nesco

    *Lưu ý: Giá que thử có thể thay đổi tùy vào thời điểm và địa chỉ bán.

    4. Mua que thử mỡ máu ở đâu?

    Nơi bán que thử mỡ máu là các hiệu thuốc hoặc cửa hàng bán dụng cụ, thiết bị y tế. Bạn có thể mua trực tiếp hoặc đặt hàng online tại các địa chỉ uy tín, đã được cấp phép.

    Kiểm tra kỹ bao bì sản phẩm để tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng. Webmd.com cung cấp cho bạn cách nhận diện để tránh mua phải loại que thử đã qua sử dụng: nhãn bị xóa, ngày hết hạn trên bao bì bị xước hoặc thay đổi, bao bì đổi màu…

    5. Cách bảo quản

    Chất lượng que thử đóng vai trò quan trọng trong việc đem tới kết quả đo chính xác. Do đó, người bệnh cần đặc biệt lưu ý tới cách bảo quản.

    • Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp.
    • Giữ ở nhiệt độ từ 24 – 30 độ C, không để hộp que thử tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
    • Không để que thử trong tủ lạnh hoặc bất kỳ hình thức làm lạnh nào khác.
    • Không bảo quản que thử trong hộp không phải do nhà sản xuất cung cấp.
    • Đóng chặt nắp sau khi lấy que thử.
    • Tránh xa tầm với của trẻ em.

    6. Lưu ý khi sử dụng

    Trong quá trình dùng que thử, người bệnh cũng cần chú ý tới một số vấn đề sau:

    • Mua que thử phù hợp với máy đo mỡ máu mà người bệnh đang sử dụng. Để lựa chọn loại máy đo thích hợp, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.
    • Chỉ dùng một lần duy nhất và không tái sử dụng.
    • Que thử sau khi được lấy ra phải sử dụng ngay.
    • Không bẻ cong, cắt, làm gãy que thử. Đối với que thử không còn giữ được hình dáng ban đầu thì không sử dụng.
    • Không dùng que thử quá hạn sử dụng. Theo khuyến cáo hộp que thử đã mở nắp nên được dùng trong vòng 3 tháng. Quá thời gian này rất có thể sẽ làm sai lệch kết quả đo.

    Que thử mỡ máu là dụng cụ y tế không thể thiếu đối với người bệnh muốn theo dõi chỉ số cholesterol máu tại nhà. Người bệnh cần lựa chọn đúng loại que thử, sử dụng và bảo quản đúng cách để cho kết quả chính xác.

    Những thông tin trên đây nếu chưa thỏa mãn bạn hãy liên hệ trực tiếp với chuyên gia qua hotline 0865 344 349 hoặc chat trực tiếp.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Mỡ máu có ăn được hải sản không? 90% người vẫn đang hiểu lầm! 24/05/21
      Ba tôi 65 tuổi, phát hiện ra bệnh mỡ máu cao vài năm nay, đã có kết hợp uống thuốc…
      Tăng sinh mạch máu là gì? Nghiên cứu trong điều trị ung thư 09/08/21
      Tăng sinh mạch máu là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong y học. Hiện tượng này tạo…
      Tê bì đầu ngón tay, ngón chân do mỡ máu cao – Xử lý ra sao? 18/07/22
      Hiện tượng tê bì đầu ngón tay, ngón chân khiến không ít người cảm thấy lo lắng. Nhiều người cho…
      Gan nhiễm mỡ ở phụ nữ mang thai – Mối nguy “rình rập” bà bầu 27/04/21
      Gan nhiễm mỡ ở phụ nữ mang thai tuy không quá phổ biến nhưng có thể đe dọa tới tính…
      Xem tất cả bài viết