Hỏi: Thưa chuyên gia, 3 ngày nay tôi bị đi ngoài phân màu đen. Đây là lần đầu tiên tôi gặp hiện tượng này. Xin chuyên gia cho biết phân màu đen có nguy hiểm không? Liệu tôi có đang mắc bệnh gì không? Xin cảm ơn chuyên gia!
Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn Vũ Thị Trang (Triệu Sơn – Thanh Hóa) lo lắng về tình trạng đi ngoài phân màu đen gần đây. Chuyên gia sẽ giải đáp thắc mắc của bạn Trang trong bài viết sau.
- Phân có màu xanh – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- {SOS} Đi ngoài phân sống do đâu? Tham khảo cách xử trí từ chuyên gia
- Xì hơi nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Phải làm sao để khắc phục
1. Màu sắc của phân biểu hiện bệnh gì?
Màu sắc thông thường của phân là vàng nâu do dịch mật kết hợp với thức ăn. Tuy nhiên, đôi khi phân có thể có những màu sắc khác như: màu vàng, phân màu xanh lá, phân màu trắng, phân có màu đỏ, thậm chí là phân đen.
Sự thay đổi màu sắc này có thể do thức ăn hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Điều này là không đáng ngại. Tuy nhiên, nếu chúng đi kèm với những triệu chứng bất thường khác thì lại là biểu hiện của bệnh lý.
2. Phân màu đen là gì?
Khác với màu sắc thông thường của phân, nhiều trường hợp sẽ đi ngoài phân đen với các hình thái khác nhau. Cụ thể là: phân màu đen lỏng, phân màu đen cứng, phân màu đen sẫm, phân màu nâu đen…
Một số triệu chứng kèm theo đi ngoài phân đen là đau bụng, thay đổi thói quen đi đại tiện, tiêu chảy, chướng bụng, buồn nôn, nôn, vàng da, ăn không ngon, giảm cân, v.v.
3. Nguyên nhân khiến đi ngoài phân đen
Đây có thể là do màu của thức ăn, thuốc hoặc chất dinh dưỡng mà bạn sử dụng. Tuy nhiên, đi ngoài phân đen cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe nghiêm trọng đang xảy ra trong cơ thể. Một số nguyên nhân gây ra đi ngoài phân đen là:
3.1. Ăn nhiều thực phẩm có màu đen
Một số loại thực phẩm có thể tạo ra màu sắc phân đen khi tiêu hóa. Điển hình là các loại thực phẩm chứa chất màu tự nhiên như cà phê, chocolate đen, nho đen, việt quất và các loại rau lá màu đậm như cải chíp. Những thực phẩm này có thể tạo ra phân sẫm màu, gây cho phân có màu đen.
Nguyên nhân thay đổi màu sắc phân do màu thực phẩm thường không ảnh hưởng tới sức khỏe.
3.2. Uống sắt đi ngoài màu đen
Khi bạn uống thêm viên sắt, một phần sẽ được hấp thu vào cơ thể, phần còn lại trong đường tiêu hóa sẽ được chuyển hóa thành sản phẩm có màu đen. Dẫn đến hiện tượng thường thấy là uống sắt đi ngoài màu đen.
3.3. Tác dụng phụ của thuốc
Các thuốc có chứa Bismuth (như Pepto Bismol hoặc Kaopectate) trộn với nước bọt và dạ dày có thể khiến phân hay lưỡi có màu đen. Bên cạnh đó việc sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid (như ibuprofen và aspirin) cũng khiến phân đen. Sự thay đổi màu sắc của phân trong trường hợp này là vô hại và sẽ biến mất khi dừng sử dụng thuốc.
3.4. Phân màu đen do mang thai
Bà bầu đi phân màu đen có sao không là mối băn khoăn của nhiều người. Mang thai làm thay đổi quá trình tiêu hóa, khiến màu sắc phân biến đổi. Do đó, nếu không đi kèm các triệu chứng bất thường khác, việc phụ nữ mang thai đi ngoài màu đen không có gì đáng ngại.
3.5. Phân đen ở trẻ sơ sinh
Phân có màu tối như phân đen, phân màu xanh đen ở trẻ sơ sinh được gọi là phân su. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Phân màu đen ở trẻ em lớn hơn là do những nguyên nhân tương tự người lớn.
3.6. Phân màu đen là biểu hiện của bệnh lý
Phân màu đen bị bệnh gì là thắc mắc của không ít người. Đi ngoài phân đen sệt như hắc ín và có mùi hôi thối có thể do chảy máu đường tiêu hóa. Khi một cơ quan tiêu hóa bị tổn thương khiến máu chảy vào ống tiêu hóa. Nếu lượng máu đủ lớn và thời gian đủ dài sẽ dẫn tới phân màu đen.
Ngoài ra, khi bị chảy máu chân răng, chảy máu lúc cắt amidan, ho ra máu, người bệnh nuốt máu xuống đường tiêu hóa. Máu trong đường tiêu hóa dưới tác động của dịch vị và dịch ruột sẽ làm cho hồng cầu biến chất và trở thành màu đen.
4. Cảnh báo bệnh lý khiến phân có màu đen
Các bệnh lý khiến phân có màu đen là những bệnh lý liên quan đến chảy máu trong đường tiêu hóa, do máu bị biến đổi màu sắc khi tiếp xúc với dịch vị và dịch ruột. Dưới đây là một số bệnh lý cụ thể có thể gây ra đi ngoài phân đen:
4.1. Viêm loét dạ dày – tá tràng
Viêm loét dạ dày – tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu ruột non). Bệnh khá thường gặp với tỷ lệ từ 4 – 6% ở phương Tây và trên 10% ở châu Á, hay gặp ở lứa tuổi 30 – 50 tuổi, ở nam nhiều hơn nữ. Loét tá tràng thường gặp nhiều nhất, 3 – 4 lần nhiều hơn loét dạ dày.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, lạm dụng thuốc giảm đau, stress kéo dài, thói quen ăn uống không điều độ,…
!!! Xem thêm: Viêm đại tràng và viêm loét dạ dày khác nhau như thế nào?
4.2. Viêm loét đại tràng khiến phân màu đen
Viêm loét đại tràng là tình trạng lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm và tổn thương, khiến niêm mạc sưng đỏ, có thể xuất hiện các vết loét, xuất huyết hoặc hình thành ổ áp xe nhỏ.
Bệnh có triệu chứng chính là đau tức vùng bụng dưới, đại tiện bất thường, phân không thành khuôn, phân đen, phân nhầy có lẫn máu, đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng.
Để điều trị viêm loét đại tràng, bạn có thể dùng các bài thuốc dân gian nếu tình trạng bệnh nhẹ hoặc bác sỹ sẽ chỉ định một số loại thuốc tây, phẫu thuật.
4.3. Ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng hay gặp trong ung thư đường tiêu hoá, đứng hàng thứ 2 sau ung thư dạ dày, chiếm 1,4% trong tổng số ung thư và chiếm từ 40% – 66% trong tổng số ung thư đại trực tràng.
Triệu chứng thường gặp nhất là đi ngoài ra máu, táo bón xen kẽ với ỉa chảy từng đợt, mót rặn, cảm giác nặng tức ở hậu môn. Để điều trị bệnh, bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật kết hợp hóa chất hoặc chạy tia.
4.4. Xơ gan làm phân có màu đen
Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan. Các nguyên nhân thường gây ra xơ gan bao gồm: uống và nghiện rượu, viêm gan siêu vi B và C và gan nhiễm mỡ.
Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng rất nguy hiểm của xơ gan, thường ở giai đoạn cuối của bệnh. Điển hình là những biểu hiện:
– Buồn nôn, nôn ra máu
– Đau thắt vùng thượng vị
– Đại tiện phân đen, phân có mùi hôi rất khó chịu
4.5. Vỡ giãn tĩnh mạch thực quản
Cảnh báo một tình trạng nguy hiểm. Các tĩnh mạch trong thực quản bị sưng nề và dễ vỡ do áp lực cao. Nguyên nhân thường là do xơ gan hoặc các bệnh gan tiến triển khác. Khi tĩnh mạch bị vỡ, máu sẽ chảy ra ngoài qua miệng hoặc hậu môn, tạo ra phân đen hoặc máu tươi.
4.6. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một trong những bệnh lành tính ở vùng hậu môn thường xảy ra nhất. Hơn một nửa dân số mắc bệnh trĩ, thường bắt đầu sau tuổi 30.
Trĩ thường được miêu tả là những đám rối tĩnh mạch của hậu môn trực tràng giãn ra, những búi trĩ này sẽ to dần lên do máu tĩnh mạch bị ứ đọng. Tuỳ thuộc vào vị trí của búi trĩ người ta chia làm 2 loại: trĩ ngoại và trĩ nội.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ là: người trên 50 tuổi, phụ nữ sau sinh, dân văn phòng, người thường xuyên bị táo bón,…
4.7. Polyp đại tràng
Đây là những u nhỏ, bất thường mọc trên niêm mạc đại tràng. Hầu hết các polyp đại tràng là lành tính, nhưng một số có thể biến chất thành ung thư. Người bệnh có thể không có triệu chứng gì hoặc có thể có các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, phân có máu, v.v.
Khi polyp bị chảy máu, máu sẽ theo chất thải ra ngoài và tạo ra phân đen hoặc máu tươi.
4.8. Viêm thực quản
Khi niêm mạc thực quản bị viêm do nhiễm trùng, dị ứng, thuốc, rượu, hoặc acid dạ dày trào ngược, người bệnh có thể có các triệu chứng như đau rát thực quản, khó nuốt, ợ chua, ho, máu có thể theo chất thải ra ngoài và tạo ra phân đen hoặc máu tươi….
5. Đi ngoài phân đen khi nào nên gặp bác sĩ
Nếu tình trạng phân đen đi kèm các triệu chứng và yếu tố nguy cơ dưới đây, bạn nên tới gặp bác sỹ ngay:
– Đi ngoài phân đen hơn 2 ngày không phải do thực phẩm hoặc thuốc
– Phân đen có mùi hôi thối, sệt như hắc ín và kéo dài hơn hai tuần. Đây có thể là dấu hiệu của chảy máu trong đường tiêu hóa, do một số bệnh lý nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, ung thư thực quản hoặc dạ dày…
– Phân đen lẫn máu tươi hoặc cục máu đông. Đây có thể là dấu hiệu của tổn thương ở đoạn đường tiêu hóa thấp, như polyp đại tràng, viêm thực quản, bệnh trĩ, v.v.
– Đau bụng, buồn nôn, nôn, vàng da, ăn không ngon, giảm cân, v.v. Đây có thể là các triệu chứng của các bệnh lý tiêu hóa hoặc gan mật, cần được khám và điều trị kịp thời.
– Sốt cao, chóng mặt, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, khó thở, v.v. Đây có thể là các triệu chứng của xuất huyết nội tạng, suy tuần hoàn, thiếu máu, nhiễm trùng, v.v. cần được cấp cứu ngay lập tức.
6. Chẩn đoán và điều trị phân đen
Để chẩn đoán bệnh, bác sỹ sẽ hỏi bạn về bệnh sử, thực phẩm đã ăn cũng như thuốc đã uống gần đây và có thể chỉ định thực hiện:
– Xét nghiệm phân
– Xét nghiệm chức năng gan
– Sử dụng các kỹ thuật hình ảnh: siêu âm, chụp CT, chụp MRI, nội soi…
Sau khi xác định đúng nguyên nhân, bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho từng đối tượng cụ thể. Đó có thể đơn giản là thay đổi chế độ ăn uống hoặc có thể sử dụng thuốc tại nhà, nghiêm trọng hơn thì phải nhập viện.
7. Đại tiện phân đen có nguy hiểm không?
Đại tiện phân đen có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc một số bệnh lý. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Các biến chứng có thể kể đến là:
– Thiếu máu
– Xuất huyết và mất nhiều máu gây sốc
– Ung thư di căn
– Nhiễm trùng và có thể tử vong
8. Làm gì khi bị đi ngoài phân đen
Để điều trị đi ngoài phân đen, bạn cần tìm ra nguyên nhân gốc rễ và áp dụng các biện pháp phù hợp. Dưới đây là một số cách điều trị đi ngoài phân đen theo từng nguyên nhân:
Nếu phân có màu đen do ăn uống: bạn không cần phải lo lắng. Đây là hiện tượng bình thường và sẽ biến mất khi bạn ngừng ăn những thực phẩm này.
Do sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng: bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi loại thuốc.
Do chảy máu trong đường tiêu hóa: bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chảy máu trong đường tiêu hóa có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng.
Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc để giảm chảy máu và làm lành vết loét, như:
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI), làm giảm lượng axit trong dạ dày để vết loét có thể lành lại.
- Thuốc đối kháng thụ thể H2, cũng làm giảm lượng axit trong dạ dày.
- Thuốc kháng axit không kê đơn.
- Giảm sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
Thực hiện một số thủ thuật để ngăn chặn chảy máu, như:
- Nội soi, để xem xét và điều trị các vết loét, polyp, giãn tĩnh mạch hoặc ung thư.
- Cắt bỏ hoặc đốt các mô bị tổn thương bằng điện, laser hoặc hóa chất.
- Tiêm thuốc hoặc đặt các vòng bít vào các tĩnh mạch bị giãn.
- Lắp đặt các ống nội soi để giúp máu chảy qua các tĩnh mạch bị giãn.
9. Phòng tránh đi ngoài phân màu đen
Để phòng tránh đi ngoài phân đen, đặc biệt là do bệnh lý, Thầy thuốc Ưu tú, Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng đưa ra một vài lời khuyên cho bạn:
– Duy trì chế độ ăn uống khoa học không chỉ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn giúp cải thiện đường tiêu hóa.
– Bạn nên ăn nhiều rau xanh, các loại thực phẩm giàu chất xơ tự nhiên và ít chất béo bão hòa để giảm nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa.
– Uống đủ nước.
– Không nên ăn các loại thức ăn dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu…
– Kiêng rượu, bia, thuốc lá. Bởi chúng có khả năng gây kích ứng niêm mạc thực quản và dạ dày, gây viêm loét dạ dày – tá tràng và ung thư đường tiêu hóa.
– Tập thói quen đại tiện đúng giờ.
– Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng.
– Tập thể dục thể thao đều đặn cũng góp phần duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh.
Hy vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc của bạn Vũ Thị Trang cũng như các bạn đang gặp phải tình trạng phân màu đen. Để biết thêm nhiều thông tin hơn, bạn có thể chat trực tiếp với bác sỹ.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.
Mình bị viêm khớp và đang dùng Meloxicam để điều trị, phân đi ngoài có màu đen thì đây có phải tác dụng phụ của thuốc không?
Chào bạn! Nếu bạn đang dùng Meloxicam và thấy phân có màu đen, đây có thể là dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa, một tác dụng phụ của thuốc. Bạn nên ngừng sử dụng Meloxicam ngay lập tức và liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và điều chỉnh phương pháp điều trị. Phân đen không nên bị coi nhẹ vì nó có thể đang chỉ ra cơ thể bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng.
Chúc bạn sức khỏe!
Mình mang thai 2 tháng đi ngoài ra phân đen có nên đi khám không?
Chào bạn! Nếu bạn mang thai 2 tháng và thấy phân đen, bạn nên đi khám. Việc kiểm tra sớm là cần thiết để đảm bảo sức khỏe của bạn và thai nhi. Việc tìm được nguyên nhân và đưa ra phương hướng điều trị để giải quyết nhanh vấn đề giúp bạn có thể an tâm hơn trong thai kì.
Chúc thai kì bạn khỏe mạnh!
Mình cứ ăn thịt bò đi ngoài phân lại có màu đen thì có bình thường không?
Chào bạn! Nếu bạn ăn thịt bò và thấy phân đen, có thể do thịt bò chứa nhiều sắt, có thể làm phân có màu tối hơn. Tuy nhiên, phân đen cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác. Để xác định nguyên nhân chính xác, bạn nên theo dõi nếu tình trạng này và có thêm triệu chứng khác tiếp tục xảy ra, hãy thăm khám bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra cụ thể để đưa ra kết luận chính xác.
Chúc bạn sức khỏe!