[Nước đậu đen giảm mỡ máu] - 4 cách thanh lọc cơ thể tốt nhất!
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    [Nước đậu đen giảm mỡ máu] – 4 cách thanh lọc cơ thể tốt nhất!

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Linh Chi

    09/06/21

    Có lẽ nhiều người bệnh đã từng nghe nói tới phương pháp dùng nước đậu đen giảm mỡ máu. Tuy nhiên sử dụng sao cho đúng và khi dùng cần lưu ý những gì thì không phải ai cũng nắm được. Bài viết sau sẽ cung cấp đầy đủ thông tin này.

    5/5 - (55 bình chọn)

    1. Tác dụng của đậu đen trong hạ mỡ máu

    Theo y học cổ truyền, đậu đen có tính bình, mát, giúp bổ can thận, giải độc, lợi tiểu. Còn theo webmd.com, đậu đen mang tới nhiều tác dụng cho người bệnh mỡ máu cao.

    • Chứa hàm lượng chất béo không bão hòa, glycinin, anbumin cao giúp điều hòa chỉ số mỡ máu.
    • Tính kháng viêm cùng hàm lượng vitamin B cao giúp bảo vệ thành mạch, giảm cholesterol xấu và triglyceride.
    • Chất xơ, folate và magie trong đậu đen làm giảm hormocystein. Từ đó, ngăn ngừa biến chứng tim mạch.
    • Isoflavone và anthocyanin trong nước đậu đen giúp ức chế hấp thu chất béo. Đậu đen khi đi vào dạ dày sẽ khiến bạn cảm thấy no lâu hơn để hỗ trợ giảm cân. Đây là lý do nhiều người dùng nước đậu đen giảm mỡ bụng.
    • Giảm lượng đường trong máu.
    • Chứa lượng natri thấp nên không làm tăng huyết áp.
    • Chứa nhiều vitamin, khoáng chất, axit amin thiết yếu giúp tăng sức đề kháng của cơ thể.

    Xem thêm Rối loạn mỡ máu – Diễn biến âm thầm khó nhận biết

    2. Hướng dẫn 4 cách làm nước đậu đen giảm mỡ máu

    Với những hiệu quả kể trên, câu trả lời cho uống nước đậu đen có giảm mỡ máu không là có. Cách chuẩn bị và sử dụng loại nước này để hỗ trợ điều trị bệnh khá đơn giản. Đây được coi là một trong những phương pháp chữa bệnh mỡ máu tại nhà tiện lợi.

    Nước đậu đen giảm mỡ máu

    2.1. Nước đậu đen rang giảm mỡ máu

    • Rửa sạch 100 gram đậu đen, loại bỏ những hạt hỏng, để ráo.
    • Cho vào chảo rang chín. Khi rang nhớ đảo đều tay.
    • Đun sôi 1 lít nước rồi đổ đỗ đen vừa rang vào đun sôi thêm 10 phút rồi tắt bếp.
    • Lọc lấy nước dùng dần có thể bảo quản trong tủ lạnh.
    • Khi uống không nên cho thêm đường. Đối với người lao động nặng có thể cho thêm một chút muối để bù điện giải. Ngoài ra, bạn có thể thêm mật ong vào nước đậu đen để tăng tác dụng và hương vị.
    Nước đậu đen rang giảm mỡ máu

    Không nên cho thêm đường vào nước đậu đen rang

    2.2. Nước đậu đen và gừng

    Với cùng cách làm như trên nhưng bạn có thể kết hợp thêm gừng vào loại thức uống giảm mỡ máu này. Gừng có tính nóng giúp thúc đẩy quá trình đào thải cholesterol xấu. Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ, giã nát. Khi nước đậu đen rang sôi thì cho vào nồi đun cùng. Khi uống chỉ chắt lấy nước. Có thể thêm chút mật ong để dễ uống.

    Nước đậu đen và gừng hạ mỡ máu

    Thêm gừng vào nước đậu đen giúp đào thải cholesterol xấu

    2.3. Nước đậu đen ninh nhừ giảm mỡ máu

    • Rửa sạch một nắm đậu đen, loại bỏ hạt hỏng.
    • Cho vào nồi ninh nhừ với nước. Có thể cho vào thêm một vài hạt muối để nhanh nhừ.
    • Lọc lấy nước để uống.

    2.4. Nước bột đậu đen hạ mỡ máu

    • Lấy 100 gram đậu đen rửa sạch, để ráo.
    • Rang đậu đen đều tay trên chảo tới khi chín.
    • Để hạt đậu đen nguội bớt rồi xay thành bột mịn.
    • Khi dùng pha 2 thìa bột đỗ đen với 1 cốc nước sôi để uống. Có thể dùng kèm với chuối, nho hoặc táo.
    Nước bột đậu đen hạ mỡ máu

    Dùng kèm nước bột đậu đen với chuối, nho hoặc táo

    3. Tham khảo thêm cách dùng đậu đen giảm mỡ máu

    Ngoài uống nước, người bệnh còn có thể sử dụng đậu đen hạ mỡ máu theo những cách khác.

    3.1. Ăn đậu đen ninh nhừ

    Thay vì chỉ uống phần nước đậu đen như cách đã đề cập ở trên, người bệnh hoàn toàn có thể dùng cả cái và nước. Nhưng vẫn phải chú ý không nên ăn quá nhiều.

    3.2. Chữa mỡ máu bằng đỗ đen ngâm giấm

    Việc kết hợp đậu đen và giấm gạo đen của Nhật Bản sẽ thúc đẩy quá trình đào thải chất béo dư thừa. Nó cũng giúp giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể trong quá trình giảm cân của người béo phì.

    • Đỗ đen rửa sạch, loại bỏ hạt hỏng, để ráo nước.
    • Rang đậu đen trên chảo tới khi chín thì để nguội.
    • Cho đậu vào bình thủy tinh. Lưu ý đổ lượng đậu chỉ khoảng 2/3 bình.
    • Đổ giấm gạo đen Nhật Bản ngập đậu. Sau khi đậu ngấm lượng nước bị cạn hãy đổ thêm.
    • Đậy kín nắp bình, để nơi thoáng mát, khô ráo.
    • Sau khoảng 3 – 5 ngày có thể sử dụng.
    • Mỗi lần lấy 1 – 2 thìa đậu đen để ăn trước bữa ăn 30 phút.
    Chữa mỡ máu bằng đỗ đen ngâm giấm

    Chữa mỡ máu bằng đậu đen và giấm gạo đen của Nhật Bản

    3.3. Đậu đen và gạo lứt

    Bên cạnh đỗ đen, gạo lứt cũng là loại thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người bệnh mỡ máu cao. Ngoài ra, gạo lứt cũng chứa nhiều vitamin E, vitamin nhóm B tốt cho cơ thể.

    • Lấy 30 gram đậu đen và 30 gram gạo lứt vo sạch.
    • Cho vào nồi ninh nhừ.
    • Dùng thay cơm trắng thông thường, ăn kèm với thức ăn, rau củ.
    đậu đen và gạo lứt hạ mỡ máu

    Dùng cơm đậu đen và gạo lứt thay cơm trắng

    3.4. Giảm mỡ máu bằng đậu đen và yến mạch

    Yến mạch cung cấp chất xơ, làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa bệnh tim mạch.

    • Rửa sạch 30 gram đậu đen để ráo rồi rang trên chảo nóng.
    • Ngâm 30 gram bột yến mạch với nước lọc để nở đều.
    • Đun đậu đen với nước đến khi đậu nở và mềm. Cho thêm yến mạch vào và đun sôi thêm khoảng 5 phút.
    • Đổ ra bát và thưởng thức.
    Đậu đen và yến mạch giảm mỡ máu

    Người bệnh mỡ máu có thể kết hợp đậu đen với yến mạch

    4. Đối tượng không nên dùng nước đậu đen giảm mỡ máu

    Suckhoedoisong.vn khuyến cáo uống nước hoặc ăn đậu đen để hạ mỡ máu sẽ phản tác dụng đối với một số đối tượng. Đó là người bị mỡ máu thuộc một trong các trường hợp dưới đây.

    • Người huyết áp thấp: Uống nước đậu đen giảm mỡ máu sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
    • Người bị viêm đại tràng, đi ngoài phân lỏng, tiêu hóa kém.
    • Bệnh nhân thận: Do đỗ đen chứa nhiều kali và canxi nên nếu chức năng thận bị suy giảm sẽ khó khăn trong đào thải lượng dư thừa. Tăng kali máu khiến cơ thể mệt mỏi. Tích tụ canxi dễ gây sỏi thận. Thêm vào đó, nước đỗ đen lợi tiểu sẽ khiến thận làm việc vất vả hơn.
    • Người già: Chức năng hệ tiêu hóa bị suy giảm gây khó khăn trong tiêu hóa protein trong đậu đen.
    • Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. Khi uống nước đậu đen nhiều dễ gây đầy bụng, tiêu chảy.
    Người không nên dùng nước đậu đen giảm mỡ máu

    Người bị bệnh thận không nên dùng nước đậu đen

    5. Lưu ý khi dùng nước đỗ đen giảm mỡ máu

    Để nước đậu đen phát huy tác dụng, người bệnh cần sử dụng đúng cách và đúng mức. Sau đây là một số lưu ý từ chuyên gia:

    • Sử dụng nước đậu đen giảm mỡ máu chỉ là biện pháp hỗ trợ trong quá trình điều trị. Người bệnh vẫn cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ của bác sĩ kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ.
    • Không dùng thay thế nước lọc bởi sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Mức tối đa mà bạn có thể sử dụng là 250ml/lần và 3 lần/tuần.
    • Không uống nước đỗ đen chung với sữa tươi, ngũ sâm, rau chân vịt vì sẽ gây đau bụng.
    • Nếu bổ sung thêm kẽm, canxi và sắt bạn cần uống nước đậu đen cách 4 tiếng. Uống gần nhau sẽ khiến cả nước đậu đen và viên uống bổ sung đều không phát huy tác dụng.

    Nước đậu đen giảm mỡ máu có thể dùng theo 4 cách đã nêu trên đây. Ngoài uống nước người bệnh có thể ăn đậu đen kết hợp với các loại thực phẩm khác.

    Lưu ý phương pháp này chỉ hỗ trợ cho quá trình điều trị. Người bệnh không nên lạm dụng và cần tuân thủ nguyên tắc khi dùng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy chat trực tiếp với chuyên gia.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Tắc nghẽn mạch máu là gì? – Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh 08/08/21
      Tắc nghẽn mạch máu có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể. Tình trạng này…
      Mỡ máu uống được nước dừa không? Tư vấn từ chuyên gia 16/06/21
      Gần đây, chúng tôi đã nhận được câu hỏi mỡ máu uống được nước dừa không. Trong bài viết dưới…
      [Top 5] que thử mỡ máu phổ biến nhất – Cách sử dụng và lưu ý 24/05/24
      Que thử mỡ máu là dụng cụ không thể thiếu trong máy đo mỡ máu tại nhà. Khác với máy,…
      8 Sai lầm điều trị mỡ máu hàng đầu gây biến chứng nguy hiểm 29/05/21
      Ăn uống thiếu khoa học, lười vận động, dùng thuốc vô tội vạ… là những sai lầm điều trị mỡ…
      Xem thêm