Huyết áp cao uống gì? [16+] loại nước hiệu quả từ "cây nhà lá vườn"
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Huyết áp cao uống gì? [16+] loại nước hiệu quả từ “cây nhà lá vườn”

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    26/11/21

    Hỏi: Tôi bị mỡ máu cao và huyết áp cao. Chỉ số huyết áp của tôi ở mức 140/90mmHg, có lúc là 150/95mmHg. Mặc dù có uống thuốc đều đặn nhưng huyết áp không ổn định mà liên tục tăng. Tôi muốn hỏi, huyết áp cao uống gì để hạ? Tôi muốn tìm hiểu các loại nước từ cây lá xung quanh nhà. Cám ơn bác sĩ.

    5/5 - (253 bình chọn)

    (Nguyễn Văn Cường, 45 tuổi, Hà Tĩnh)

    Trả lời:

    Chào anh Nguyễn Văn Cường, với câu hỏi “huyết áp cao uống gì?” chúng tôi xin được giải đáp như sau:

    Bệnh mỡ máu cao lâu dần sẽ khiến cho động mạch bị hẹp, ảnh hưởng tới khả năng tuần hoàn của máu tới tim và các cơ quan trong cơ thể. Lúc này, áp lực của máu lên thành mạch máu sẽ tăng cao hơn mức bình thường gây ra hiện tượng cao huyết áp. Vì vậy, để điều trị huyết áp cao, trước hết người bệnh phải cải thiện tình trạng mỡ máu.

    Với bệnh huyết áp cao, bên cạnh việc sử dụng thuốc tân dược, người bệnh có thể tham khảo các loại nước dưới đây. Chúng cũng có tác dụng cải thiện hạ huyết áp hiệu quả.

    1. Lợi ích bất ngờ của các loại nước uống hạ huyết áp

    Nước ép trái cây, trà thảo mộc là những loại nước luôn được chúng ta yêu thích. Bên cạnh công dụng giải khát, chúng còn cung cấp dưỡng chất và kiểm soát bệnh huyết áp. Cụ thể:

    • Bổ sung chất xơ trong rau, củ, quả tốt cho cơ thể.
    • Căn bằng và điều hòa huyết áp
    • Tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
    Huyết áp cao uống gì

    Huyết áp cao uống gì?

    Click xem thêmCao huyết áp là gì? – Những giải pháp kiểm soát huyết áp hiệu quả

    2. Nguyên tắc bổ sung nước của người cao huyết áp

    Trước khi đến với câu hỏi huyết áp cao uống gì? Người bệnh phải nắm được nguyên tắc bổ sung nước của mình. Vậy người cao huyết áp nên uống như thế nào?

    nguyên tắc uống nước ở người cao huyết áp

    Nguyên tắc uống nước ở người cao huyết áp

    2.1. Không uống quá nhiều nước mỗi ngày

    Bệnh nhân cao huyết áp nên uống nước hợp lý, theo nhu cầu của mình. Trong đó, nên áp dụng số lượng ít, chia làm nhiều lần.

    Nếu uống không đủ nước, dung tích máu không đủ, dẫn đến nồng độ máu tăng cao gây nguy hiểm. Nhưng ngược lại, nếu uống quá nhiều thì có thể khiến cho cơ thể tiêu thụ nhiều muối, làm tăng nồng độ natri trong máu. Đây là gánh nặng ảnh hưởng đến tim, thận và huyết áp.

    2.2. Nhiệt độ nước không quá nóng cũng không quá lạnh

    Nếu uống nước ở nhiệt độ cao sẽ làm tăng tuần hoàn máu và gây gánh nặng cho tim. Ngược lại, nếu uống nước quá lạnh cũng gây ra hiện tượng co thắt tim và mạch máu não. Đây là một trong những nguyên nhân làm thiếu máu cung cấp cho tim và não.

    2.3. Bổ sung khoáng chất khi uống nước

    Trường hợp đổ mồ hôi quá nhiều thì nên bổ sung lượng muối khoáng thích hợp, cố gắng không uống nước tinh khiết hoàn toàn. Nước khoáng có nhiều khoáng chất, đặc biệt trong nước trà xanh, trà nhạt rất tốt cho người bị huyết áp cao

    3. Huyết áp cao uống gì để hạ? Tham khảo ngay 16 loại nước dưới đây

    Huyết áp cao uống nước gì? Rất đơn giản, đó là những loại nước ép từ rau, củ, quả quanh ta. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các loại trà để cải thiện tình trạng bệnh.

    3.1. Uống ngay nước lọc

    Nước lọc tinh khiết là lựa chọn hiệu quả dành cho người huyết áp cao. Bởi, chúng vừa đơn giản, dễ uống, rẻ tiền và có lợi cho sức khỏe. Nếu cơ thể không cung cấp đủ lượng nước sẽ khiến cho mạch máu co khít lại, tim phải làm việc nhiều hơn. Từ đó là nguyên nhân làm tăng huyết áp.

    Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày người bệnh phải bổ sung đủ 6 – 8 cốc nước tương đương 1,5 – 2 lít mỗi ngày.

    3.2. Nước ép củ cải đường (củ dền) làm giảm huyết áp

    Chuyên gia dinh dưỡng Norma Hord, Tiến sĩ, MPH, Phó giáo sư tại Đại học Y tế Công cộng và Khoa học Nhân văn ở Corvalils cho biết, trong nước ép củ cải đường có nồng độ nitrat cao. Nitrat từ thực phẩm này khi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành oxit nitric, giúp giãn các mạch máu. Máu được lưu thông tốt hơn, từ đó hạ huyết áp. Nghiên cứu đã được chứng minh lâm sàng và cho hiệu quả giảm huyết áp.

    nước ép củ cải hạ huyết áp

    Nguyên liệu: 1 củ cải đường, 1 quả táo, 1 củ cà rốt, ½ quả chanh, ½ củ gừng

    Cách thực hiện:

    • Rửa tất cả các rau và hoa quả để ráo nước.
    • Bóc vỏ củ cải đường, cà rốt. Sau đó, cắt cần tây thành khúc nhỏ, củ cải đường, cà rốt, táo thành miếng.
    • Cho hết nguyên liệu vào máy ép lấy nước.
    • Vắt nửa quả chanh vào máy ép nước rồi khuấy đều, cho thêm đá để thưởng thức.

    3.3. Nước ép cần tây hạ huyết áp

    Cần tây không chỉ là loại rau gia vị quen thuộc trong gian bếp gia đình mà còn là vị thuốc điều trị huyết áp cao. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra, một số thành phần trong cần tây có công dụng giãn mạch máu, giảm mỡ máu, giảm nguy cơ tim mạch. Khi những bệnh này được cải thiện, huyết áp sẽ được kiểm soát ổn định.

    Do vậy, bạn có thể thưởng thức ly nước ép cần tây mỗi ngày để cải thiện tình trạng huyết áp cao của mình.

    3.4. Sữa không đường

    Sữa không đường là lựa chọn tuyệt vời dành cho người bị cao huyết áp. Vì sao vậy? Trong sữa không đường có thành phần canxi và kali. Khoáng chất này đã được chứng minh là có tác dụng hạ huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch.

    Ngoài ra, người bị cao huyết áp cũng chú ý nên dùng sữa tươi ít béo hoặc không béo thay vì dùng sữa tươi nguyên kem.

    Sữa không đường lựa chọn hoàn hảo cho người bị huyết áp cao

    Sữa không đường lựa chọn hoàn hảo cho người bị huyết áp cao

    3.5. Cao huyết áp uống gì? Nước ép mướp đắng

    Mướp đắng (khổ qua) là loại quả có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Đặc biệt, công dụng hạ đường huyết và nồng độ natri trong máu – nguyên nhân chính dẫn tới bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Ngoài ra, mướp đắng còn được biết đến với công dụng ngăn ngừa máu nhiễm mỡ, tai biến mạch máu não, huyết áp cao.

    Cách dùng: Lấy 1-2 quả mướp đắng, bỏ hạt, rửa sạch, ép lấy nước. Có thể cho thêm chút nước lọc và muối để dễ uống hơn.

    Ngoài nước ép mướp đắng bạn có thể sử dụng ở dạng trà. Mướp đắng rửa sạch, thái lát mỏng, phơi khô, sau đó dùng để hãm trà mỗi sáng.

    3.6. Nước dừa điều hòa huyết áp

    Cao huyết áp có uống nước dừa được không là thắc mắc của nhiều người bệnh? Câu trả lời là có. Nước dừa có hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào. Bên cạnh đó, nước dừa có lượng đường thấp, lượng canxi và kali dồi dào có tác dụng điều hòa huyết áp, giải nhiệt tốt.

    3.7. Người bị huyết áp cao nên uống nước cam

    Nước cam là lựa chọn hoàn hảo dành cho người huyết áp cao. Theo các chuyên gia y tế, trong một quả cam chứa 150mg canxi, 237mg kali. Bổ sung canxi và kali mỗi ngày giúp giảm tác động của muối natri lên thành mạch. Từ đó, điều hòa và ổn định huyết áp. Vì vậy, mỗi ngày người bệnh có thể ăn 3 quả cam hoặc uống 1 ly nước cam để điều hòa huyết áp.

    Uống nước cam giúp ổn định và điều hòa huyết áp

    Uống nước cam giúp ổn định và điều hòa huyết áp

    3.8. Uống nước ép cà chua

    Cà chua chứa vitamin A, canxi, carotenoid… có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch. Một nghiên cứu của Hokkaido, Nhật Bản cho thấy nước ép cà chua không muối có thể cải thiện huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Đồng thời, giảm LDL-Cholesterol ở những người bị rối loạn lipid máu.

    3.9. Nước ép lựu

    Lựu là loại quả chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao gấp nhiều lần so với những trái cây khác. Nghiên cứu của trường Đại học Muhammadiyah Kudus – Indonesia cho thấy, trong lựu có chiết xuất được gọi là NBP có tác dụng làm giãn mạch, tăng lưu lượng máu, từ đó hạ huyết áp.

    3.10. Nước chanh hạ huyết áp

    Những loại trái cây có múi thường là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, chanh cũng là loại quả có múi. Một nghiên cứu của Khoa y tế – Phúc lợi, Đại học tỉnh Hiroshima, Nhật Bản cho biết, sự kết hợp giữa nước chanh và đi bộ có tác dụng làm hạ huyết áp tâm thu, điều hòa huyết áp.

    3.11. Nước uống râu ngô, lợi tiểu, hạ huyết áp

    Theo Đông y, râu ngô là vị thuốc có tính hàn, vị ngọt mát đặc trưng. Uống râu ngô đun nước hàng ngày có tác dụng lợi mật, thanh nhiệt giải độc, phòng ngừa bệnh tim mạch. Đặc biệt, râu ngô có chứa vitamin K, A, B, tỷ lệ muối kali và canxi cao giúp hạ huyết áp nhanh chóng, ổn định huyết áp, kiểm soát biến chứng nguy hiểm.

    Cách thực hiện: Râu ngô phơi khô hoặc tươi. Lấy chừng 200g rửa sạch, cho vào ấm đun nước. Khi sôi thì vặn nhỏ lửa, đun thêm 7-10 phút thì tắt bếp. Có thể uống thay nước lọc hàng ngày.

    Nước rau ngô bổ sung kali cho người huyết áp

    Nước rau ngô bổ sung kali cho người huyết áp cao

    3.12. Nước chè xanh

    Theo nghiên cứu khoa học, trong trà xanh có chứa hơn 4000 chất hóa học, trong đó có flavonoid giúp điều hòa huyết áp. Đồng thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tim và đột quỵ.

    Bên cạnh đó, trà xanh còn được biết đến là loại thảo dược có công dụng giảm cân, lợi tiểu, ngăn ngừa lão hóa, giảm mỡ máu. Vì vậy, thưởng thức ly trà xanh mỗi ngày cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe.

    3.13. Lá sen

    Lá sen được sử dụng như vị thuốc để điều trị tiêu chảy, phù nề, mỡ máu cao. Ngoài ra, nghiên cứu còn nhận thấy thành phần Nuciferin trong Lá sen có tác dụng kiểm soát huyết áp. Hoạt chất này cũng được tìm thấy với công dụng giảm cholesterol trong máu, điều chỉnh lipid máu.

    Cách thực hiện: 1 lá sen khô hoặc tươi, cắt khúc ngắn cho vào hãm trà. Thay nước lọc uống hàng ngày sẽ thấy hiệu quả.

    3.14. Trà Giảo cổ lam

    Vị thảo dược được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh, đặc biệt là công dụng giảm mỡ máu, hạ huyết áp.

    Các nghiên cứu gần đây cho thấy công dụng giảm mỡ máu, giảm cholesterol trong máu. Từ đó làm giãn thành mạch máu, điều hòa huyết áp trong cơ thể.

    Với Giảo cổ lam, bạn có thể mua dạng gói trà, pha trong ấm tích với nước sôi và uống thay nước lọc hàng ngày.

    3.15. Nấm Linh chi hạ huyết áp

    Nấm Linh chi không chỉ được biết đến là vị thuốc tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ mà còn ngăn ngừa bệnh lý tim mạch.

    Nghiên cứu tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đại học Surugadai Nihon cho biết, nấm Linh chi có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả mà không có bất kỳ phản ứng phụ nào.

    Cách thực hiện: Dùng 20g hãm với nước nóng, uống hết trong ngày. Uống 2-3 lần/ngày.

    3.16. Trà hoa cúc

    Trong hoa cúc giàu thành phần Ponyphenol, có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp, cải thiện quá trình chuyển hóa năng lượng cơ tim. Chính vì vậy, thảo dược này mang đến hiệu quả hạ huyết áp.

    Thảo mộc này còn được biết đến với công dụng cải thiện giấc ngủ, giảm nồng độ insulin trong huyết thanh.

    Trà hoa cúc giúp ổn định huyết áp

    Trà hoa cúc giúp ổn định huyết áp

    4. Lưu ý từ chuyên gia

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, bên cạnh những phương pháp kể trên, để hạ huyết áp an toàn, hiệu quả người bệnh cũng cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố. Lưu ý nhỏ dưới đây cần phải được bổ sung trong chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh. Cụ thể:

    • Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút/ngày, duy trì 4-5 lần/tuần với các bài tập như: Chạy bộ, đạp xe, đi bộ, khiêu vũ…
    • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo bão hòa, nhiều rau xanh, hoa quả tươi.
    • Giảm muối trong chế độ ăn uống hàng ngày.
    • Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia và chất kích thích.
    • Giảm cân, giảm vòng eo nếu trong tình trạng thừa cân, béo phì.
    • Thường xuyên theo dõi huyết áp và đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát bệnh.

    Bài viết đã giúp người bệnh và độc giả có được câu trả lời phù hợp. Huyết áp cao uống gì? Hãy bổ sung ngay nước ép cần tây, củ cải đường, mướp đắng… hay nước trà Lá sen, trà Giảo cổ lam… để sớm kiểm soát tình trạng huyết áp tăng cao của bạn.

    Xem thêm:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Tắc nghẽn mạch máu là gì? – Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh 08/08/21
      Tắc nghẽn mạch máu có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể. Tình trạng này…
      [Review] Omega-3 là gì? Tác dụng đối với sức khỏe và lưu ý khi sử dụng 14/01/22
      Omega-3 là axit béo có nhiều công dụng trong bảo vệ sức khỏe. Chúng có nhiều trong các loại thực…
      [Nước đậu đen giảm mỡ máu] – 4 cách thanh lọc cơ thể tốt nhất! 09/06/21
      Có lẽ nhiều người bệnh đã từng nghe nói tới phương pháp dùng nước đậu đen giảm mỡ máu. Tuy…
      Người bị tai biến nên uống sữa gì? Chuyên gia mách bạn 14/06/21
      Ba tôi cũng có tuổi rồi, bị tai biến mạch máu não nhẹ, giờ tôi muốn bổ sung thêm một…
      Xem thêm