Nói về Thầy thuốc là người ta nghĩ về vấn đề Tâm Đức. Nhưng chưa bao giờ niềm tin về Tâm Đức với các thầy thuốc lại lung lay như bây giờ. Chuyện con sâu bỏ rầu nồi canh do nạn nhũng nhiễu với người bệnh đã làm lung lay niềm tin và làm xấu hình ảnh người thầy thuốc. Nhưng thật ra vẫn còn nhiều người thầy thuốc hết lòng với bệnh nhân. Có nhiều câu chuyện về cái Tâm cái Đức của người thầy thuốc thật là cảm động. Chuyện của Thầy thuốc, Dược sĩ Lê Thị Bình sẽ làm nhiều người sẽ thấy ấm lòng.
Vượt đường xa khám bệnh tặng quà cho hàng ngàn bệnh nhân
Những ngày rét mướt cuối năm 2013, trước tết nguyên đán 2014, khi xã Nam Hóa – huyện Tuyên Hóa – tỉnh Quảng Bình còn chưa hết tiêu điều xơ xác, dân nghèo Nam Hóa còn chưa hết bàng hoàng hoang mang vì sự tàn phá nặng nề của hai cơn bão lớn số 10 và 11 liên tiếp thì Dược sĩ Lê Thị Bình cùng với các giáo sư, bác sĩ của Trung ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam. Đoàn từ thiện Công ty Dược phẩm Tâm Bình mang theo một cơ số lớn thuốc men cùng với cả những tấm bánh chưng, cành đào, chăn ấm đã vượt chặng đường hơn 600km đến xã Nam Hóa.
Bên cạnh đó cùng phối hợp cùng các thầy thuốc của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình và cán bộ y tế địa phương tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho 500 người tại xã Nam Hóa – huyện Tuyên Hóa – tỉnh Quảng Bình. Trao 200 suất quà gồm chăn, bánh kẹo cho các gia đình bệnh nhân nghèo, gia đình chính sách để họ có một cái tết đầm ấm và đầy đủ hơn. Không những vậy, đoàn còn để lại hình ảnh đẹp hơn trong mắt người dân nơi đây khi giúp các gia đình bị bão lũ trong đợt bão vừa qua dựng lại nhà, tặng thuốc chữa bệnh, tặng quà tết …
Dược sĩ Bình tặng chăn ấm cho những người dân nghèo Quảng Bình
Phát thuốc miễn phí và tư vấn sử dụng cho người cao tuổi
Đây chỉ là một trong những lần Dược sĩ Lê Thị Bình vượt cả chặng đường dài đến với người nghèo. Những năm qua, những đợt khám bệnh phát thuốc cho người nghèo khoảng cách bán kính dưới 100km thì nhiều vô kể và một năm vài lần tổ chức những chuyến đi dài ngày để đến tận những vùng xa xôi. Chị bảo: Những nơi đó mất nhiều thời gian công sức nhưng điều kiện y tế còn khó khăn thiếu thốn nên họ mới càng cần được chăm sóc. Đợt vượt hơn 600km đường rừng núi đến với xã Dào San – Phong thổ – Lai Châu vào tháng 12 năm 2011 còn làm chị nhớ mãi. Qua những đoạn đèo dốc ngoằn nghèo, tiếp nối, những khúc cua tay áo trong không gian sương giăng mờ ảo và cái rét 4 độ, đến nới tưởng như chỉ nằm bẹp một chỗ không ngóc đầu lên và mấy ngày không dậy nổi vì kiệt sức nhưng khi nghe tin báo có người nghèo đến khám, tự dưng sức lực ở đâu, năng lượng ở đâu làm chị bật dậy thực hiện công việc ngay.
Rồi khám bệnh phát thuốc miễn phí cho 1000 người nghèo, gia đình thương binh, thân nhân liệt sĩ, người cao tuổi… ở xã Nghĩa Hưng – Nam Định, cho 500 người tại Chiềng Ly – Sơn La… Lần nào đi cũng vất vả nhưng khám bệnh và phát thuốc miễn phí xong là chị thấy thoải mái mãn nguyện…Dù bận trăm công ngàn việc với vai trò quản lý – Tổng Giám đốc Công ty Dược phẩm Tâm Bình lại là người kỹ tính cầu toàn nên việc gì chị cũng đều theo dõi chặt chẽ sát sao từ kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào sao cho nguồn dược liệu đưa vào sản xuất có hàm lượng tốt nhất cho đên quy trình sản xuất đảm bảo, hệ thống phân phối rộng khắp được vận hành trơn tru và đưa thông tin đầy đủ, kịp thời đến với người tiêu dùng nhưng ước nguyện mong cho người nghèo có sức khỏe và giúp họ giảm bớt khó khăn chưa khi nào nguôi trong chị nên chị không tiếc đầu tư, công sức và thời gian để chăm sóc sức khỏe cho người nghèo.
Đến nay mình chị đã đặt chân hầu khắc các địa phương trong cả nước để chăm sóc sức khỏe cộng đồng, số người được chị thăm khám và phát thuốc miễn phí đã lên tới con số vài nghìn người. Không chỉ có vậy, mỗi chuyến đi chị còn mang theo những món quà thiết thực tặng cho người nghèo ở những nơi mình đến.
Đến tận nhà chữa bệnh miễn phí cho người nghèo
Hầu hết những người nghèo tuy mắc bệnh nhưng đều ngại đến bệnh viện vì sợ chi phí tốn kém, đặc biệt người bệnh khớp thì còn ngại hơn nhiều lần vì thêm việc đi lại khó khăn. Hiểu được điều đó nên nếu có cơ hội là DS. Lê Thị Bình lại đến tận nhà bệnh nhân nghèo thăm và giúp họ chữa bệnh miễn phí, giúp họ lấy lại sức khỏe.
DS Lê Thị Bình tặng quà cho vợ liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn
Chị Lâm Thị Tuyên 54 tuổi ở huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang, bị bệnh viêm khớp từ nhỏ, các cơ chân trái đã teo hết lại, cấu vào không có cảm giác. Chị không đi được mà phải dùng ghế để lết. Sau khi được chị Bình đã vượt đường xa tới tận nơi thăm khám và tặng thuốc điều trị. Sau hơn 1 năm sử dụng TPCN Viên Khớp Tâm Bình, xương khớp chị đã đỡ đau nhức, cơ chân hồng hào và cấu vào đã có cảm giác đau. Đến nay chị đã có cuộc sống mới, mở được cửa hàng bán hàng tạp hóa tự lo cho cuộc sống của mình, không cần tới sự trợ giúp của người thân như trước.
Anh Bùi Xuân Trước, 31 tuổi, ở thôn Lai Nguyễn – Trung kênh – Lương Tài – Bắc Ninh bị liệt từ năm 13 tuổi, được Dược sĩ Lê Thị Bình đã đến tận nhà xem xét tình hình bệnh của anh và giúp chữa bệnh miễn phí. Sau hơn 5 tháng anh Trước đã tự đi lại được, thậm chí có thể nấu cơm, quét nhà giúp đỡ việc lặt vặt trong nhà, Sau khi được chị Bình hỗ trợ đi học nghề sửa chữa điện tử, đến nay anh cũng mở được cửa hàng và sống tự lập.
Tương tự là trường hợp Anh Nguyễn Ngọc Thông, 41 tuổi, Khu 3 – Thôn Đồng Luận – Quân Khê – Hạ Hoà – Phú Thọ bị liệt đã hơn 30 năm. Một lần đi khám bệnh phát thuốc miễn phí tại Hạ Hòa – Phú Thọ, chị đã ghé nhà thăm anh và tặng anh thuốc giúp anh chữa bệnh miễn phí, bệnh tình của anh đã thuyên giảm và tiến triển tốt, anh đã có thể ngồi dậy và tự xúc cơm ăn được.
Thăm khám cho thương binh
Hầu như những ai bị bệnh khớp được Dược sĩ Lê Thị Bình giúp đỡ chữa bệnh đều có cái kết đẹp là lấy lại sức khỏe và có tương lai tươi sáng hơn. Chị cho rằng việc mình giúp được cho nhiều người khỏi bệnh như vậy là do mình có “lộc” thuốc nhưng những người bệnh được chị chữa khỏi thì đều cho rằng do phúc đức và nhiệt Tâm của chị đã giúp họ khỏi bệnh.
Cái gì có lợi cho người bệnh là làm
Nghề Dược là nghề có đặc thù vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, vì thế tâm huyết thôi chưa đủ mà phải có tình thương yêu con người trong đó. Để làm ra được những sản phẩm tốt nhất, hiệu quả cao với người bệnh, chị kiểm soát chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất đến thành phẩm đầu ra đều được kiểm duyệt gắt gao nghiêm ngặt.
Thông thường trên thị trường, một vỉ thường đóng 10 viên nhưng với các sản phẩm Tâm Bình, ngày uống 6 viên, chia 2 lần mà vỉ đóng 10 viên thì dở dang nên Tâm Bình phá cách, quyết định để 1 vỉ 12 viên, vừa tròn cho bệnh nhân dùng trong 2 ngày mà vẫn giữ nguyên giá như vỉ 10 viên. Với một điều tưởng như nho nhỏ vậy thôi nhưng giá thành đội lên rất nhiều trong khi giá bán thì vẫn vậy nên tốn một khoản không nhỏ cho việc đó. Chị bảo mình chịu thiệt thòi nhưng tiện lợi cho người bệnh thì cũng không sao, cái gì có lợi cho người bệnh thì làm. Hết lòng với người bệnh nên chị thành công cũng từ cái “Tâm” với người bệnh.
Các nhà khoa học khi nhận lời hợp tác với Tâm Bình thấy được cái “Tâm” với nghề của chị nên đều ủng hộ. Có giáo sư khi mới làm cố vấn bảo: Tôi nhận lời làm với chị vì nhận thấy chị có cái “Tâm” với nghề, tất cả những điều chị làm đều mang lại sản phẩm tốt nhất cho người bệnh nên tôi đồng ý. Ghi nhận những nỗ lực của Dược sĩ Lê Thị Bình, chị đã nhiều lần được vinh danh với các giải thưởng cao quý như: Doanh nhân tiêu biểu Thủ đô, Top 100 Doanh nhân tiêu biểu Việt Nam, Nữ doanh nhân Trí thức Thành đạt… Đặc biệt chị là người duy nhất trong ngành Dược 3 lần liên tiếp nhận Bông Hồng Vàng dành cho các nữ doanh nhân không chỉ tài năng xuất sắc trên mặt trận kinh tế mà còn có nhiều đóng góp xã hội. Dịp 8/3/2014 tới, chị tiếp tục đứng trên bục nhận giải thưởng danh giá này lần thứ tư. Đây là niềm vui lớn với Dược sĩ Lê Thị Bình dịp đầu xuân Giáp Ngọ