Gai cột sống nên ăn gì kiêng gì để nhanh khỏi bệnh là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được các bí quyết này. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
- Người bị thoái hoá cột sống nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất?
- Đau thần kinh tọa kiêng ăn gì? Xem ngay chuyên gia giải đáp
- [Top 11+] cây thuốc nam điều trị gai cột sống hiệu quả tại nhà
Gai cột sống là bệnh lý thường gặp ở hầu hết các đối như người cao tuổi, dân văn phòng và đang có xu hướng trẻ hóa. Những gai xương trên đốt sống khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, đau ở vùng thắt lưng, vùng cổ vai do bị chèn ép dây thần kinh, từ đó gây nên các bệnh lý như đau thần kinh tọa, đau dây thần kinh liên sườn, thoát vị đĩa đệm.
Ngoài những triệu chứng như đau nhức, mất cảm giác, người bệnh còn thấy đau tê ở cổ, lan xuống hai tay hoặc từ lưng lan xuống dọc hai chân, cơ bắp dần yếu đi, thậm chí xuất hiện tình trạng mất kiểm soát tiểu tiện, rối loạn thần kinh thực vật.
Để hạn chế tình trạng này, ngoài việc điều trị cần kết hợp với chế độ ăn uống sao cho khoa học, hỗ trợ đẩy lùi bệnh lý nguy hiểm này. Vậy tầm quan trọng của chế độ ăn uống ảnh hưởng tới gai cột sống như thế nào?
1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng với người bị gai cột sống
Bệnh xương khớp nói chung và gai cột sống nói riêng là bệnh mạn tính, gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và giảm chất lượng cuộc sống, có thể dẫn tới tàn phế, mất khả năng lao động và tốn chi phí điều trị. Người bệnh sẽ phải tìm đến những biện pháp đẩy lùi bệnh cấp tính như thuốc tây, các bài thuốc Đông y, sản phẩm bảo vệ sức khỏe.
Tuy nhiên, để điều trị lâu dài, ngoài việc chữa bệnh, cần kết hợp những phương pháp phòng bệnh bằng cách duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.
Khi gặp phải tình trạng gai cột sống, nếu cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến bệnh tình diễn biến nặng nề hơn. Cho tới nay, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh các loại thực phẩm có khả năng điều trị lành bệnh xương khớp. Ngược lại, việc ăn uống không khoa học lại là nhân tố thúc đẩy bệnh xương khớp càng thêm nặng.
Do vậy, người bệnh nên thực hiện theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” để cải thiện các triệu chứng từ gai cột sống. Vậy người gai cột sống nên ăn gì kiêng gì?
2. Người bị gai cột sống nên ăn gì?
2.1. Bổ sung thực phẩm giàu canxi
Để giúp xương chắc khỏe và phục hồi những tổn thương xương khớp, người bệnh nên tăng cường những thực phẩm giàu canxi – thành phần cốt yếu trong cấu trúc xương như:
- Hải sản:
- Các loại hải sản như tôm, cá, cua, ghẹ… có nguồn canxi dồi dào
- Tác dụng: giúp tái cấu trúc xương khớp cũng như các hoạt động của tim, thần kinh và cơ bắp.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa:
- Sữa tươi, sữa chua, phô mai…
- Tuy nhiên nên lựa chọn sữa ít béo để tránh tình trạng béo phì, tăng cân không kiểm soát.
- Đậu nành:
- Trong đậu nành rất giàu canxi.
- Có thể lựa chọn các thực phẩm từ đậu nành như sữa đậu, đậu hũ hay đậu nành rang.
- Nước hầm từ xương ống, sụn sườn bò và bê:
- Có chứa nhiều glucosamine và chondroitin có tác dụng giúp sụn khớp chắc khỏe.
2.2. Các thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương, răng thông qua có chế phân phối canxi và phosphor của cơ thể.
Từ đó giúp giảm thiệu sự phát triển của bệnh loãng xương cũng như gai cột sống như:
-
- Lòng đỏ trứng gà
- Cá hồi
- Cá ngừ
- Ngũ cốc…
2.3. Nhóm thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp và tăng cường collagen, giúp tạo liên kết bền chặt cho hệ xương khớp đồng thời chống oxy hóa và kháng viêm hiệu quả.
Theo nghiên cứu, lượng vitamin C khuyến nghị cho phụ nữ là 90mg trong khi nam giới cần 75mg.
Các thực phẩm giàu vitamin C bao gồm:
- Các loại ớt xanh, đỏ
- Hoa quả có màu vàng, như trái cây họ cam, quýt, chanh
- Dâu tây, kiwi, cà chua, đu đủ
- Khoai lang, khoai tây…
2.4. Nhóm thực phẩm giàu vitamin K2
Vitamin K có nhiệm vụ hoạt hóa các protein có vai trò trong hoạt động đông máu, chuyển hóa canxi và điều hòa hoạt động của hệ tim mạch. Sử dụng vitamin K2 có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch và hệ xương khớp, giảm nguy cơ loãng xương.
- Các thực phẩm giàu vitamin K2:
- Lòng đỏ trứng
- Các sản phẩm từ sữa
- Các loại rau có màu xanh đậm…
2.5. Thực phẩm giàu omega-3
Omega-3 có tác dụng hiệu quả trong việc giảm viêm, giảm đau cho người bị gai cột sống đồng thời nâng cao sức khỏe sụn khớp.
- Các thực phẩm giàu omega-3:
- Các loại hạt óc chó, hạt lanh, hạnh nhân
- Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, súp lơ, tôm
- Quả bơ…
2.6. Một số loại thực phẩm khác
Ngoài những thực phẩm kể trên, người bệnh có thể sử dụng thêm trà xanh, thức uống giàu chất chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ loãng xương.
Giá đỗ cũng là thực phẩm chứa hormone oestrogen thực vật Phyto-oestrogen, giúp giảm tình trạng loãng xương.
3. Người bị gai cột sống nên kiêng gì?
Bên cạnh những thực phẩm cần thiết cho người bị gai cột sống, bạn cũng nên chú ý tới những thực phẩm nên tránh để phòng ngừa những cơn đau tái phát.
3.1. Hạn chế sử dụng thịt đỏ, nội tạng động vật
Thịt đỏ là thủ phạm gây ra tình trạng viêm và suy giảm hàm lượng canxi trong xương khớp. Do đó, khi bị gai cột sống, người bệnh nên hạn chế các loại thịt như thịt bò, thịt trâu, thịt chó, thịt cừu…
3.2. Đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ
Những đồ ăn nhanh thường là những món chứa nhiều đạm khiến thận hoạt động nhiều hơn khiến cơ thể mệt mỏi, chậm chạp và dẫn đến các bệnh như loãng xương, đau khớp, viêm khớp, gai cột sống.
Ngoài ra trong những thực phẩm này có chứa nhiều cholesterol, ảnh hưởng tới cấu trúc xương và đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
3.3. Đồ uống có cồn, có ga
Lạm dụng quá nhiều bia rượu là tác nhân tăng cao acid uric trong máu, không chỉ gây nên những cơn đau bệnh gút mà còn khiến các bệnh lý xương khớp như gai cột sống thêm nặng. Đồng thời việc sử dụng rượu bia còn ảnh hưởng tới chức năng thận.
Trong Đông y, thận là một trong ngũ tạng, chủ cốt tủy. Khi thận khỏe mạnh thì hệ xương khớp sẽ chắc khỏe và ngược lại, khi bị ảnh hưởng, rối loạn chức năng sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy cho xương khớp.
3.4. Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt
Đồ ăn mặn làm tăng giữ nước trong tế bào, gây sưng, viêm ở các khớp, gây bất lợi cho xương khớp, nhất là những người gai cột sống.
Ăn nhiều đồ ngọt dễ tăng cân và gia tăng nguy cơ mắc gai cột sống.
4. Lời khuyên từ chuyên gia
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để có chế độ dinh dưỡng khoa học, bên cạnh những thực phẩm nên ăn và kiêng gì, người bệnh cần xây dựng tháp dinh dưỡng phù hợp và chú ý tới một số nguyên tắc như:
- Lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh
- Lưu ý khi chế biến, chế biến đúng cách
- Nên ăn những món chế biến đơn giản như luộc, hấp sẽ có lợi cho sức khỏe. Việc tinh giản trong cách chế biến món ăn sẽ hạn chế bệnh tim mạch, giảm nguy cơ béo phì và bệnh đường huyết.
- Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, không ăn quá no dẫn đến căng tức, ảnh hưởng gai cột sống.
- Kết hợp luyện tập nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức khỏe.
- Kết hợp các thực phẩm bảo vệ sức khỏe như glucosamine, sụn vi cá mập bổ sung sụn khớp.
- Ngay khi có dấu hiệu đau lưng, đau vai gáy hoặc bất kì triệu chứng nào liên quan tới cột sống nên đi khám kịp thời để được theo dõi, ngăn chặn nguy cơ biến chứng.
Bệnh gai cột sống có thể thuyên giảm nếu người bệnh biết sử dụng thực phẩm đúng cách. Bên cạnh ăn uống, người bệnh nên kết hợp những bài tập để tăng cường sức đề kháng và giảm đau nhức hiệu quả.
Trên đây là một số thực phẩm dành cho người gai cột sống nên ăn gì kiêng gì. Để được tư vấn cụ thể, bạn có thể chat với bác sĩ tại đây hoặc liên hệ qua hotline 0865 344 349.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.