Hải sản là món ăn cực kỳ khoái khẩu của rất nhiều người. Đồng thời, hải sản còn là món ăn bổ dưỡng, lành mạnh, là sự lựa chọn của nhiều người để giữ gìn sức khỏe cho bản thân. Sắp tới mùa hè, mùa du lịch thì các món ăn về hải sản càng lên ngôi. Tuy chế biến hải sản không khó, không quá cầu kỳ, nhưng việc chế biến hải sản phải dựa vào một số nguyên tắc để đảm bảo an toàn thực phẩm. 6 nguyên tắc sau đây thật sự rất cần thiết nhưng không phải ai cũng biết.
1. Không nên ăn hải sản chưa chín kỹ
Trong hải sản có chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, có khả năng chịu nhiệt cao, ít nhất phải hơn 80 độ C. Ngoài ra, nước chưa đun sôi có thể chứa vi khuẩn cũng gây ô nhiễm ngược. Vì thế, khi chế biến hải sản cần đun sôi nước khoảng 4 – 5 phút để khử trùng đầy đủ.
Để đảm bảo sức khỏe cần ăn hải sản chín kỹ, đặc biệt là cua
Ngoài ra, thịt cua sống có chứa nang trùng “lungfluke” (một loại trùng hút máu phổi, còn gọi là đỉa phổi), nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn sống, ăn tái kiểu “gỏi cua” sẽ rất dễ mắc bệnh “đỉa phổi”. Loại lungfluke ký sinh trong phổi, không những kích thích hoặc phá hoại các tổ chức phổi, dẫn tới ho, khạc ra máu, mà còn có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt. Nếu lungfluke xâm nhập các khí quan như mắt, thận, gan, tim, tủy sống… còn dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng hơn. Bởi vậy cua phải nấu thật chín mới được ăn, phải qua đun sôi tối thiểu 20-30 phút.
2. Không nên ăn hải sản lưu cữu
Hải sản rất giàu chất đạm (protein). Khi bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng rất nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh.Với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, vi khuẩn thậm chí biến thịt của cá thành chất độc (chuyển một loại axit amin là histidin trong thịt cá thành chất độc histamine) gây ngộ độc (đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở…).
3. Không nên ăn hải sản đã chết
Vỏ động vật khi bị chết có tốc độ ô nhiễm và xuống cấp protein cao hơn rất nhiều so với phần thịt, thậm chí có nguy cơ sản xuất độc tố đe dọa cho sức khỏe con người. Chẳng hạn như cua sau khi bị chết, các loại vi khuẩn phân hóa rất mạnh trong cơ thể cua, khiến histidine nhanh chóng chuyển hóa thành histamine gây độc đối với cơ thể người. Đặc biệt là cua chết càng lâu thì lượng histamine sinh ra càng nhiều, khi ta ăn vào càng dễ bị ngộ độc. Vì vậy khi mua hải sản chế biến cần lựa chọn kỹ những con tươi sống.
Cần chọn hải sản tươi sống để chế biến vì hải sản lưu cữu hay đã chết có nhiều vi khuẩn dễ gây ngộ độc
4. Không nên ăn hải sản cùng trái cây
Khi ăn hải sản mà ăn trái cây ngay sẽ khiến canxi trong hải sản kết hợp với tanin tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
Hoa quả khi ăn cùng hải sản sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa
5. Không nên uống bia khi ăn hải sản
Lượng purine trong hải sản, trong quá trình trao đổi chất của con người sẽ hình thành axit uric, axit uric dư thừa có thể gây ra bệnh gút và các bệnh khác. Ăn hải sản và uống bia cùng lúc sẽ tăng tốc độ hình thành axit uric. Lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm từ đó dễ dàng mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, vô cùng có hại cho sức khỏe.
Uống bia khi ăn hải sản là thói quen dễ gây bệnh gout
6. Không nên uống trà ngay sau khi ăn hải sản
Tương tự lý do không ăn trái cây sau khi ăn hải sản, trà có chứa acid tannic có thể kết hợp với canxi trong thủy hải sản để tạo thành canxi không hòa tan. Vì vậy cũng không nên uống trà ngay sau khi ăn hải sản.
Không nên uống trà ngay sau khi ăn hải sản vì dễ tạo canxi không hòa tan
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.