Mỡ máu có uống được mật ong - Lời đáp và 7 cách sử dụng
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Mỡ máu có uống được mật ong – Lời đáp và 7 cách sử dụng

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Linh Chi

    09/06/21

    Mỡ máu có uống được mật ong không là thắc mắc cần giải đáp của cô Phạm Thu Hoàn (Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội). Câu trả lời cùng cách thực hiện và những lưu ý khi dùng mật ong dành cho người bệnh sẽ có trong bài viết dưới đây.

    5/5 - (117 bình chọn)

    1. Lợi ích của mật ong đối với người mỡ máu cao

    Mật ong thường xuất hiện trong các bài thuốc trị ho cho trẻ em, chữa lành vết bỏng, chống lão hóa da. Ngoài các tác dụng này, ít người biết rằng mật ong còn mang tới cho người bệnh mỡ máu nhiều lợi ích.

    • Mật ong giúp giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, chất béo trung tính. Đồng thời nó làm tăng HDL-cholesterol.
    • Mật ong chứa các chất chống oxy hóa là axit phenolic và flavonoid giúp đào thải lượng mỡ dư thừa. Đồng thời các chất này bảo vệ tế bào, ngăn ngừa mảng bám thành mạch, phòng chống bệnh tim.
    • Mật ong cung cấp tới 60 loại enzym, fructose, 18 acid amin cùng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

    Xem thêm Rối loạn mỡ máu – Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh

    2. Mỡ máu có uống được mật ong không?

    Với những lợi ích như đã nêu ở trên, đáp án cho câu hỏi mỡ máu có uống được mật ong của cô Hoàn là có. Tuy nhiên, trong 21 gram mật ong chứa tới 64 calo và 17 gram đường. Vì vậy nó có khả năng làm tăng đường huyết và tăng cân, gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh, đặc biệt là tới chỉ số triglyceride. Do đó, người mỡ máu cao cần sử dụng mật ong đúng cách, đúng liều lượng để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

    mỡ máu có uống được mật ong

    3. Đối tượng mỡ máu nào không được uống mật ong?

    Tuy mật ong giảm mỡ máu nhưng một số đối tượng không nên sử dụng phương pháp này. Nếu người mỡ máu cao đồng thời thuộc một trong các đối tượng dưới đây thì nên “nói không” với mật ong.

    • Người có cơ địa dị ứng: Những người bị dị ứng với phấn hoa nên cẩn trọng khi ăn mật ong. Vì nó có thể làm trầm trọng hơn các biểu hiện dị ứng.
    • Huyết áp thấp: Trong mật ong chứa thành phần tương tự acetylcholin có thể gây hạ huyết áp.
    • Tiểu đường: Không nên dùng vì mật ong làm tăng đường huyết đột ngột.
    • Rối loạn tiêu hóa: Mật ong sẽ tăng co thắt cơ trơn đường ruột. Từ đó khiến chứng rối loạn tiêu hóa càng nặng nề hơn.
    • Phụ nữ có thai: Mật ong sẽ gây co thắt tử cung, ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
    Phụ nữ có thai không nên uống mật ong

    Phụ nữ có thai không nên uống mật ong giảm mỡ máu

    4. 7 cách uống mật ong cho người bị mỡ máu

    Mật ong chữa máu nhiễm mỡ có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để gia tăng công dụng. Dưới đây là 7 cách uống mật ong trị mỡ máu.

    4.1. Uống mật ong giảm mỡ máu

    Đây là cách sử dụng mật ong đơn giản nhất cho người mỡ máu cao. Người bệnh chỉ cần hòa 2 thìa cà phê mật ong vào nước ấm để uống.

    4.2. Mật ong, gừng và chanh

    • Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, thái lát.
    • Cho 6 lát gừng tươi vào 300ml nước đun sôi trên lửa nhỏ trong khoảng 10 phút.
    • Đổ nước gừng ra cốc rồi cho thêm 1 thìa cà phê mật ong và 1 chút nước cốt chanh.
    Mật ong, gừng và chanh hạ mỡ máu

    Hỗn hợp mật ong, gừng và chanh giúp hạ mỡ máu

    4.3. Giảm mỡ máu từ mật ong, tỏi, gừng, chanh

    Việc kết hợp mật ong với các thành phần này sẽ làm tăng khả năng kiểm soát nồng độ cholesterol máu. Bởi gừng, tỏi và chanh đều chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ức chế tổng hợp cholesterol xấu, bảo vệ thành mạch.

    Chuẩn bị:

    • Mật ong: 350ml
    • Gừng: 1 củ
    • Nước cốt chanh: 125ml
    • Tỏi: 4 tép

    Cách thực hiện:

    • Tỏi và gừng bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo. Sau đó xay nhuyễn tỏi và gừng.
    • Đổ gừng, tỏi, mật ong, nước cốt chanh vào bình thủy tinh. Khuấy đều hỗn hợp.
    • Đậy kín bình thủy tinh rồi bảo quản trong tủ lạnh. Sau 5 ngày có thể lấy ra sử dụng.
    • Mỗi lần lấy 2 thìa cà phê hỗn hợp này hòa với 1 cốc nước. Uống trước bữa ăn trong không quá 7 ngày.

    *Lưu ý: Người bị đau dạ dày không nên sử dụng cách này.

    Giảm mỡ máu từ mật ong, tỏi, gừng, chanh

    Hạ mỡ máu bằng mật ong, tỏi, gừng, chanh

    4.4. Mật ong, gừng, tinh bột nghệ

    • Gừng tươi bỏ vỏ, rửa sạch, đập dập. Ngâm vào cốc nước nóng.
    • Đợi đến khi nước nguội bớt thì thêm 2 thìa cà phê tinh bột nghệ vào khuấy đều.
    • Ủ hỗn hợp trong 10 phút. Sau đó chắt lấy nước trong.
    • Hòa 1 thìa cà phê mật ong vào phần nước này rồi uống.

    mỡ máu nên uống mật ong, tinh bột nghệ, gừng

    4.5. Mỡ máu nên uống mật ong và bồ công anh

    Hợp chất flavonoids trong bồ công anh giúp kích thích quá trình đào thải cholesterol dư thừa ra khỏi máu. Bạn trộn 1 thìa cà phê bột bồ công anh vào nước nóng. Sau vài phút hòa thêm ½ thìa mật ong vào để uống. Mỗi tuần uống 1 – 2 cốc hỗn hợp này.

    Mỡ máu cần uống mật ong và bồ công anh

    Hợp chất trong bồ công anh giúp đào thải cholesterol dư thừa

    4.6. Mật ong, giấm táo và sữa tách béo

    Sữa tách béo phù hợp cho người bị mỡ máu cao. Vì loại sữa này không chứa chất béo mà vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ sữa. Cách chữa mỡ máu tại nhà này khá đơn giản. Bạn chỉ cần trộn một thìa cà phê mật ong và 1 thìa cà phê giấm táo vào một cốc sữa tách béo ấm. Uống trước bữa ăn.

    Mật ong, giấm táo, sữa tách béo chữa mỡ máu

    Người bệnh nên uống hỗn hợp này trước bữa ăn

    4.7. Chữa mỡ máu bằng mật ong, vừng đen và bột rong biển

    Hỗn hợp này là câu trả lời cho câu hỏi máu nhiễm mỡ uống gì. Để thực hiện trước hết bạn cần rửa sạch vừng đen, rang thơm rồi bảo quản trong lọ thủy tinh dùng dần. Mỗi ngày pha mật ong với vừng đen và bột rong biển (mỗi loại 1 thìa cà phê) với nước ấm để uống.

    hạ mỡ máu bằng mật ong, vừng đen và bột rong biển

    Pha mỗi loại 1 thìa cà phê

    5. Lời khuyên dành cho người bệnh

    • Mua mật ong ở những địa chỉ uy tín. Sử dụng mật ong kém chất lượng, pha nhiều đường, tạp chất sẽ gây hại cho sức khỏe của người bệnh.
    • Có thể sử dụng mật ong để thay thế cho đường tinh luyện. Tuy nhiên nên nhớ rằng người bệnh mỡ máu nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường. Do đó, dù dùng mật ong thay đường tinh luyện thì người bệnh vẫn phải giảm lượng sử dụng.
    • Mỗi ngày không nên dùng quá 50ml mật ong. Lạm dụng mật ong sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, tăng đường huyết, tăng cân.
    • Kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bổ sung cá biển, hoa quả, rau có màu xanh đậm. Đồng thời, người bệnh nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và muối, kiêng rượu bia.
    • Tuân thủ nghiêm phác đồ điều trị của bác sĩ.

    Trên đây là lời đáp cho thắc mắc mỡ máu có uống được mật ong dành cho cô Hoàn. Cô có thể lựa chọn các cách uống mật ong đã liệt kê trong bài. Tuy nhiên, cần thận trọng trong quá trình sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Đừng quên chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc qua tổng đài 0865 344 349.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thuốc mỡ máu Surotadina: Công dụng gì? Có tác dụng phụ không? 27/05/21
      Hỏi: Tôi đi khám sức khỏe định kỳ thì phát hiện bệnh mỡ máu, bác sĩ có kê đơn thuốc…
      Lá dâu tằm giảm mỡ máu – 3 cách an toàn “làm tan” mỡ xấu 14/06/21
      Ngoài nuôi tằm lấy tơ dệt lụa, dân gian còn dùng lá dâu tằm giảm mỡ máu thay cho việc…
      Chữa gan nhiễm mỡ bằng nghệ có thực sự hiệu quả như lời đồn? 21/07/21
      Chữa gan nhiễm mỡ bằng nghệ là bài thuốc dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác.…
      Xơ vữa động mạch nên ăn gì kiêng gì? [Chuyên gia giải đáp] 09/06/21
      Tôi nghe nói tuổi 65 của tôi thường gặp rất nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt xơ vữa động…
      Xem tất cả bài viết