Mỡ máu có nên ăn trứng không? Ăn sao cho đúng? Chuyên gia giải đáp
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Mỡ máu có nên ăn trứng không? Ăn sao cho đúng? Chuyên gia giải đáp

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    02/06/21

    Tôi nghe nói người bị mỡ máu cao không nên ăn trứng, nhưng cũng có người nói có thể ăn được, chỉ trừ lòng đỏ. Vậy xin chuyên gia giải đáp cụ thể, mỡ máu có nên ăn trứng không, nếu ăn được trứng thì nên ăn bao nhiêu là đủ?

    5/5 - (164 bình chọn)

    Trả lời:

    Có rất nhiều thông tin về việc ăn trứng có thể làm tăng cholesterol trong máu, dẫn đến mỡ máu và các bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, y học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra, việc ăn trứng đúng liều lượng không những không gây hại cho mỡ máu, mà còn giúp làm tăng chỉ số mỡ tốt. Thậm chí mang lại nhiều tác dụng với cơ thể so với việc có hàm lượng cholesterol cao. Để biết mỡ máu có nên ăn trứng không và ăn thế nào cho đúng, bạn có thể tham khảo giải đáp từ Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng qua bài viết dưới đây.

    1. Giá trị dinh dưỡng của trứng

    giá trị dinh dưỡng của trứng

    Trứng giàu dinh dưỡng, tuy nhiên đối với người mỡ máu cần chú ý lượng cholesterol trong lòng đỏ.

    Trứng là một trong số ít thực phẩm được xếp vào loại “siêu thực phẩm” nhờ giá trị dinh dưỡng và những chất thiết yếu nuôi dưỡng cơ thể. Một quả trứng luộc chín (50g) cung cấp:

    • Lượng calo: 77
    • Tinh bột: 0,5 gam
    • Tổng chất béo: 5,3 gam
    • Chất béo bão hòa: 1,6 gam
    • Chất béo không bão hòa đơn: 2,0 gam
    • Cholesterol: 212 mg
    • Chất đạm: 6,3 gam
    • Vitamin A: 6% Phụ cấp Chế độ Ăn uống Khuyến nghị (RDA)
    • Vitamin B2 (riboflavin): 15% RDA
    • Vitamin B12 (cobalamin): 9% RDA
    • Vitamin B5 (axit pantothenic): 7% RDA
    • Phốt pho: 86 mg, hay 9% RDA
    • Selen: 15,4 mcg, hoặc 22% RDA

    * Các giá trị trên có thể thay đổi nhỏ tùy thuộc vào chất lượng trứng.

    Với hàm lượng dinh dưỡng cao, trứng mang lại nhiều tác động tích cực đến sức khỏe như:

    • Giàu choline giúp xây dựng màng tế bào và đóng vai trò sản xuất các phân tử tín hiệu trong não
    • Lòng đỏ trứng chứa nhiều lutein và zeaxanthin chống oxy hóa, giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng phổ biến ở rối loạn mắt
    • Có nhiều protein quan trọng giúp giảm cân, tăng khối lượng cơ, giảm huyết áp và tối ưu sức khỏe xương
    • Một số nghiên cứu còn chỉ ra, mặc dù giàu cholesterol nhưng trứng vẫn không có hại cho tim mạch cũng như người mỡ máu cao.

    2. Mỡ máu có nên ăn trứng không? Chuyên gia giải đáp cụ thể

    trứng cũng có tác dụng cho người mỡ máu

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, có nhiều quan điểm về việc mỡ máu cao có nên ăn trứng hay không. Trước năm 1970, phần đông số người cho rằng với lượng cholesterol trong trứng tới 212mg, già nửa số cholesterol được phép tiêu thụ trong ngày (300mg) sẽ tích tụ các phân tử mỡ xấu trong máu, từ đó hình thành nên các lớp mỡ dày trong máu.

    Tuy nhiên, hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu đi ngược lại quan điểm này. Cụ thể:

    Theo tài liệu chứng minh “Trứng và mối liên quan với Tim” của Quỹ Tim Mạch tại New Zealand cho thấy, người có nguy cơ mắc bệnh tim cao vẫn có thể ăn tới 6 quả trứng mỗi tuần và coi như đây là một phần của chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

    Trên thực tế, một quả trứng gà chín chứa 212mg cholesterol. Nghiên cứu chỉ ra, không phải thực phẩm nào giàu cholesterol cũng làm tăng cholesterol trong máu. Gan tạo ra cholesterol mỗi ngày. Khi nạp cholesterol thông qua ăn uống, gan sẽ sản xuất cholesterol ít hơn để cân bằng.

    Có 70% số người ăn trứng mỗi ngày không ảnh hưởng đến tăng cholesterol toàn phần và cholesterol LDL. 30% còn lại tăng nhưng không đáng kể.

    Do vậy, người bị mỡ máu cao hoàn toàn có thể ăn trứng với một lượng vừa phải bởi:

    • Trứng giúp làm tăng cholesterol tốt HDL
    • Chỉ tăng nhẹ cholesterol xấu LDL hoặc không thay đổi
    • Trứng giàu omega-3 giúp giảm chất béo trung tính trong máu
    • Nồng độ chất chống oxy hóa carotenoid trong máu như lutein và zeaxanthin tăng đáng kể.
    • Trứng còn giúp giảm cân, ngăn ngừa nguy cơ béo phì

    Click xem thêmRối loạn lipid máu (Mỡ máu cao): Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị sao cho đúng

    3. Mỡ máu ăn trứng thế nào cho đúng?

    ăn trứng đúng cách

    Bạn có thể ăn 1 quả trứng mỗi ngày.

    Theo nhiều nghiên cứu trong đó có cả Trường Y Harvard cho thấy, dung nạp hàm lượng cholesterol trong 1 quả trứng mỗi ngày an toàn cho hầu hết tất cả mọi người.

    Đối với những người bị mỡ máu cao hoàn toàn có thể ăn 6 quả/tuần, mỗi lần 1 quả vì hàm lượng cholesterol trong trứng gần bằng với lượng cholesterol cho phép mỗi ngày.

    Một số người bị mỡ máu cao vượt ngưỡng có thể loại trừ lòng đỏ, chỉ ăn lòng trắng bởi hầu hết cholesterol tập trung ở lòng đỏ. Nếu mỡ máu kết hợp bị tiểu đường chỉ nên ăn ít hơn 3 quả mỗi tuần.

    Bạn có thể cân nhắc từng loại trứng cho thích hợp như:

    • Trứng rất lớn như trứng ngỗng, trứng đà điểu có 256mg cholesterol
    • Trứng lớn: trứng vịt, trứng vịt lộn có khoảng 240mg cholesterol
    • Trứng vừa: như các loại trứng gà có khoảng 200mg cholesterol
    • Trứng nhỏ: trứng gà con so có khoảng 185mg cholesterol

    Tuy nhiên, chỉ nên ăn trứng luộc vào buổi sáng hoặc buổi trưa, hạn chế ăn vào buổi tối. Không nên ăn trứng kết hợp cùng bơ, pho mát, thịt hun khói, xúc xích, bánh nướng bởi chúng sẽ càng làm tăng cholesterol trong máu.

    Ngoài ra, không nên ăn trứng kèm các loại tinh bột xấu đã qua tinh chế như bánh mì nướng, bánh ngọt, khoai tây chiên, dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

    Bạn có thể sử dụng trứng cùng rau quả tươi, thảo mộc, gia vị, ớt chuông hoặc bánh mì nướng ngũ cốc nguyên hạt, bơ thực vật mềm ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.

    4. Lưu ý khi lựa chọn trứng cho người mỡ máu cao

    Dựa theo những kết quả nghiên cứu mới nhất, người bị mỡ máu cao có thể ăn trứng với liều lượng thích hợp, không quá 6 quả/tuần. Nếu mỡ máu tăng ở mức rất cao chỉ nên ăn lòng trắng trứng. Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, sở thích để chế biến món ăn từ trứng cho phù hợp.

    Quan trọng hơn cả, bạn cần nắm được chế độ ăn uống sinh hoạt của người bị mỡ máu cao. Nên cân đối việc ăn trứng với các thực phẩm giàu cholesterol khác và kết hợp tập luyện.

    Bạn có thể tìm hiểu các thực phẩm giàu cholesterol để biết liều lượng trong mỗi bữa ăn.

    Trên đây là giải đáp về mỡ máu có nên ăn trứng không và ăn sao cho đúng. Nếu có thắc mắc về bệnh lý mỡ máu cao, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    2 bình luận cho “Mỡ máu có nên ăn trứng không? Ăn sao cho đúng? Chuyên gia giải đáp”

    1. Phan Thị xuan viết:

      Cho hỏi bác sĩ e bj nhjem mở độ 1co uống đc chè vang ko ak với kinh nguyệt ko đều uống chè vang tốt ko a cảm ơn bác sĩ mog bác sĩ tư vấn

      • Chào bạn, bạn bị mỡ máu hay mỡ gan? Về mỡ máu sẽ có các chỉ số về Cholesterol, Triglyceride, còn về mỡ gan sẽ có các mức độ nhiệm như độ 1, độ 2, độ 3…. Do đó, sẽ có các phương pháp điều trị cải thiện cho tình trạng của bạn.
        Chè vằng là một loại thảo dược được biết đến với nhiều công dụng, tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ đang trực tiếp điều trị cho bạn để nắm được tiền sử bệnh lý và cho bạn những lời khuyên hợp lý nhé
        Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bạn có thể để lại thông tin hoặc chủ động liên hệ hotline 0343 446699 để được hỗ trợ giải đáp
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [Review] Thực phẩm chức năng FAZ có tốt không? Giá bao nhiêu 19/06/21
      Thực phẩm chức năng FAZ là sản phẩm giúp hỗ trợ điều hòa mỡ máu, làm giảm các chỉ số…
      [Top 20 loại] trà giảm mỡ máu hiệu quả – Chuyên gia mách bạn! 28/04/21
      Trà giảm mỡ máu không chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mà còn mang lại nhiều lợi…
      Huyết áp bao nhiêu là bình thường? Cách kiểm soát tốt nhất 2021 12/10/21
      Chỉ số huyết áp là một trong các tiêu chí quan trọng, góp phần đánh giá tình trạng sức khỏe…
      [SOS] Chỉ số triglyceride cao: Biến chứng nguy hiểm và các khắc phục 13/04/21
      Chỉ số triglyceride cao có thể gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm về huyết áp, tim mạch, để lại…
      Xem tất cả bài viết