Dị dạng mạch máu não - Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Dị dạng mạch máu não – Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Linh Chi

    13/07/21

    Theo thống kê, có từ 3 – 5% dân số bị dị dạng mạch máu não. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Việc nhận biết các dấu hiệu cùng cách xử lý, phòng tránh sẽ giúp bạn và người thân tránh khỏi những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

    5/5 - (51 bình chọn)

    1. Dị dạng mạch máu não là gì?

    Đây là sự bất thường của các mạch máu tại não, có thể là động mạch, tĩnh mạch hoặc mao mạch. Tùy từng vị trí mà sự bất thường này sẽ gây ra những tổn hại khác nhau. Nguy hiểm nhất là bệnh có thể dẫn tới tàn phế, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

    dị dạng mạch máu não

    2. Các loại dị dạng mạch máu não

    2.1. Dị dạng động tĩnh mạch não

    Đây là dị dạng mạch máu bẩm sinh nguy hiểm nhất. Là sự bất thường trong kết nối giữa tĩnh mạch và động mạch ở não, gây cản trở lưu thông máu. Nó sẽ làm gián đoạn quá trình đưa máu giàu oxy từ tim đến não và mang máu bị thiếu oxy trở lại phổi và tim.

    Dị dạng này nối thông động mạch và tĩnh mạch ở não mà bỏ qua mao mạch. Vì thế mao mạch không nhận đủ máu làm mô não không tiếp nhận đủ oxy dẫn tới suy yếu hoặc chết. Nguy hiểm hơn máu lưu thông qua mạch máu bị dị dạng có áp suất cao và nhanh. Nên những mạch máu này rất dễ vỡ gây xuất huyết não cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

    Dị dạng động tĩnh mạch não

    Dị dạng động tĩnh mạch não là dị dạng bẩm sinh nguy hiểm

    2.2. Dị dạng mạch máu thể hang

    Mạch máu lúc này giống quả dâu tằm với các múi đỏ mọng. Kích thước từ 2mm đến vài cm. Vị trí xuất hiện dị dạng mạch máu thể hang thường là đại não.

    Căn bệnh này có thể xuất hiện một cách ngẫu nhiên hoặc mang tính chất gia đình. Theo nghiên cứu có 3 vị trí gen quyết định tới tình trạng này là CCM1, CCM2 và CCM3.

    2.3. U tĩnh mạch

    Đây là sự bất thường trong quá trình phát triển tĩnh mạch. Thường xuất hiện ở thùy trán. Cấu trúc của u tĩnh mạch thường ở dạng chắc. Nó gây chèn ép cơ học vào các cấu trúc nội so, tăng hoặc cản trở lưu lượng máu.

    2.4. Giãn mao mạch

    Giãn mao mạch là các tổn thương ở các mao mạch nhỏ, giãn không có lớp cơ trơn hoặc các sợi đàn hồi. Hầu hết các mao mạch bị giãn là do những tổn thương mô phôi thai của thành mạch.

    2.5. Phình động mạch não

    Theo PGS.TS. Đồng Văn Hệ, trong dạng này, mạch máu tại não bị phồng lên hình túi hoặc hình thoi. Nó sẽ gây chèn ép vào các tổ chức xung quanh. Nguy hiểm hơn nếu vỡ sẽ gây xuất huyết não.

    Phình động mạch não

    Phình động mạch não gây chèn ép vào các tổ chức xung quanh

    3. Biểu hiện dị dạng mạch máu não

    Có một số lượng không nhỏ người bệnh không có triệu chứng, chỉ được phát hiện qua khám sức khỏe định kỳ hoặc điều trị một bệnh lý khác. Tuy nhiên, một số biểu hiện có thể xuất hiện từ 10 – 40 tuổi. Cụ thể là:

    • Chóng mặt
    • Đau đầu, thường là đau đầu mạn tính điều trị nội khoa không khỏi
    • Co giật
    • Tê, ngứa ran ở một phần hoặc một bên cơ thể
    • Yếu cơ, liệt cơ
    • Khó khăn khi thực hiện những động tác phức tạp

    Nếu bệnh diễn biến nặng ở giai đoạn vỡ mạch máu não dẫn tới đột quỵ sẽ có các triệu chứng:

    • Đau đầu dữ dội
    • Buồn nôn hoặc nôn
    • Huyết áp tăng cao
    • Giảm thị lực
    • Liệt nửa người
    • Cấm khẩu
    • Mơ màng, hôn mê
    Biểu hiện dị dạng mạch máu não

    Đau đầu có thể là biểu hiện dị dạng mạch máu não

    4. Khi nào cần tới gặp bác sĩ

    Ngay khi phát hiện thấy các triệu chứng kể trên, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Đặc biệt, vỡ mạch máu não là trường hợp khẩn cấp cần được cấp cứu kịp thời.

    5. Biến chứng

    Vậy bệnh dị dạng mạch máu não có nguy hiểm không? Có lẽ với những biểu hiện trên, bạn đã phần nào hình dung ra mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Những biến chứng mà nó gây ra rất nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tới tính mạng:

    • Tăng áp lực nội sọ gây động kinh
    • Xuất huyết não dẫn tới đột quỵ
    • Tàn phế
    • Tử vong: Nguy cơ tử vong do xuất huyết não lần đầu là 10%, lần thứ 2 là 13% và lần thứ 3 là 20%.
    • Não úng thủy: Các mạch máu bị dị dạng sẽ lớn dần lên và chèn ép các thành phần của não. Điều này làm ngăn chất lỏng bảo vệ chạy tự do xung quanh bán cầu não. Sự tích tụ chất lỏng sẽ đẩy mô não lên trên hộp sọ.
    Biến chứng dị dạng mạch máu não

    Xuất huyết não dẫn tới đột quỵ

    6. Nguyên nhân gây dị dạng mạch máu não

    Hầu hết các trường hợp bị bệnh đều xuất hiện trong quá trình phát triển của thai nhi. Trường hợp này được gọi là dị dạng mạch máu não bẩm sinh.

    Bên cạnh đó, một số trường hợp bệnh tự xuất hiện trong quá trình phát triển của cơ thể hoặc di truyền. Sự hình thành của những mạch máu mới từ những mạch máu sẵn cũng rất có khả năng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mạch máu bị dị dạng.

    Tuy nhiên, đôi khi không thể xác định được rõ ràng nguyên nhân gây bệnh.

    7. Chẩn đoán

    Bác sĩ sẽ dựa vào các biểu hiện lâm sàng cũng như thực hiện một số xét nghiệm. Điều đáng mừng là tỉ lệ người bệnh phát hiện dị dạng mạch não tăng lên nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn.

    • Chụp mạch máu não số hóa nền: Theo Bác sĩ phẫu thuật thần kinh Seunggu Han, xét nghiệm này sẽ sử dụng một ống thông nhỏ đưa vào động mạch ở háng. Thuốc cản quang sẽ được chảy qua ống thông này vào động mạch. Từ đó di chuyển đến mạch máu não. Nó sẽ cung cấp hình ảnh rõ ràng của mạch máu não giúp bác sĩ có thể nhận diện được điểm bất thường.
    • Chụp cắt lớp vi tính CT: Sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang của não bộ. Phương pháp này có thể dùng với thuốc cản quang hoặc không.
    • Chụp cộng hưởng từ MRI: Dùng nam châm mạnh và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chính xác của não và các mạch máu não. Nó chỉ ra chính xác vị trí dị tật mạch máu não và những vùng ảnh hưởng.
    Chẩn đoán dị dạng mạch máu não

    Chụp cộng hưởng từ MRI chuẩn đoán dị dạng mạch máu não

    8. Điều trị dị dạng mạch máu não

    Mục tiêu của mọi phương pháp điều trị là dự phòng xuất huyết do vỡ mạch máu và tái vỡ. Tùy thuộc vị trí mạch máu, tình trạng bệnh, độ tuổi và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp.

    8.1. Dùng thuốc

    Việc sử dụng thuốc sẽ không giúp chữa khỏi tình trạng này mà chỉ cải thiện các triệu chứng lâm sàng. Một số loại thuốc sẽ được kê để giảm đau đầu, hạn chế co giật…

    8.2. Phẫu thuật dị dạng mạch máu não

    Mayoclinic.org đưa ra 3 lựa chọn phẫu thuật phổ biến:

    • Phẫu thuật loại bỏ mạch máu dị dạng: Được áp dụng khi vị trí mạch máu có thể dễ dàng tiếp cận. Việc loại bỏ này phải ít gây rủi ro xuất huyết hoặc co giật nhất có thể.
    • Thuyên tắc nội mạch: Bác sĩ sẽ chèn một ống thông ở một trong những động mạch nuôi nút dị dạng mạch máu não. Một chất gây tắc mạch sẽ được tiêm vào đây để giảm lưu lượng máu vào mạch máu bị dị dạng. Phương pháp phẫu thuật này ít xâm lấn hơn so với phẫu thuật truyền thống.
    • Xạ phẫu não: Không có vết mổ khi sử dụng chùm bức xạ chiếu vào mạch máu cần điều trị và gây ra sẹo. Mạch máu có sẹo sẽ từ từ đóng lại. Phương pháp này thích hợp cho những mạch máu bị bệnh chưa gây xuất huyết và có kích thước nhỏ, không thể tiếp cận bằng phẫu thuật loại bỏ.

    Thông thường đối với các trường hợp u tĩnh mạch, dãn mao mạch chỉ cần theo dõi mà hiếm khi can thiệp phẫu thuật.

    9. Có thể phòng tránh dị dạng mạch não được không?

    Bệnh không có khả năng phòng tránh đối với các trường hợp bẩm sinh. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa các nguy cơ và biến chứng của bệnh bằng cách:

    • Sinh hoạt khoa học, cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
    • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu kéo dài.
    • Tập thể dục thể thao đều đặn.
    • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, kiểm soát cân nặng. Không uống rượu bia, không hút thuốc lá.
    • Tích cực điều trị các bệnh ảnh hưởng tới sự trầm trọng của bệnh dị dạng mạch máu não như: Huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu…
    • Khám sức khỏe định kỳ. Khi có bất kỳ triệu chứng nào hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

    Dị dạng mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm. Khi phát hiện các triệu chứng, bạn nên đi khám ngay. Bên cạnh đó, việc duy trì lối sống lành mạnh sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ và biến chứng của bệnh.

    Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, để biết chính xác tình trạng bệnh và cách xử lý bạn cần tới gặp bác sĩ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn hãy chat trực tiếp với chuyên gia của chúng tôi.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [SOS] Chỉ số triglyceride cao: Biến chứng nguy hiểm và các khắc phục 13/04/21
      Chỉ số triglyceride cao có thể gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm về huyết áp, tim mạch, để lại…
      Rối loạn mỡ máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 20/04/21
      Rối loạn mỡ máu (rối loạn chuyển hóa lipid trong máu) là bệnh lý không có biểu hiện rõ ràng…
      Cholesterol cao ở trẻ em có nguy hiểm không? Gợi ý 6 cách điều trị 30/07/21
      Cholesterol cao ở trẻ em là vấn đề đáng quan ngại đối với các bậc làm cha mẹ, bởi chỉ…
      Nhồi máu cơ tim ăn gì kiêng gì – Nhận diện 13 loại thực phẩm, đồ uống 06/07/21
      Đối với người từng trải qua cơn nhồi máu cơ tim, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của…
      Xem tất cả bài viết