Mất ngủ có nên uống thuốc bổ não không? Uống thế nào cho tốt?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Mất ngủ có nên uống thuốc bổ não không? Uống thế nào cho tốt?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    02/12/23

    Mất ngủ có nên uống thuốc bổ não không là câu hỏi của nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Hãy cùng lắng nghe câu trả lời và những lý giải từ chuyên gia y tế để cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân.

    5/5 - (15 bình chọn)

    1. Mất ngủ là gì?

    Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến, bao gồm các triệu chứng như: khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay tỉnh dậy giữa chừng, ngủ không đủ tiếng, uể oải khi thức dậy… Mất ngủ kéo dài không chỉ gây mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến thần kinh, gây nhiều hệ lụy đối với sức khỏe.

    Trước khi tìm hiểu mất ngủ có nên uống thuốc bổ não không, cần biết được nguyên nhân gây mất ngủ. Dùng phương pháp loại trừ để nhận định bạn đang bị mất ngủ do đâu:

    • Rối loạn sức khỏe tâm thần: trầm cảm, lo âu, bồn chồn
    • Mất ngủ do tuổi tác: tuổi càng cao ngủ càng ít và càng khó ngủ
    • Do áp lực công việc, cuộc sống, sức khỏe, tài chính…
    • Do sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu, trà… hoặc ăn quá no vào buổi tối.
    • Do các bệnh lý khác ảnh hưởng đến giấc ngủ: đau mãn tính, tiểu đêm, hội chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh tuyến giáp, tim mạch…
    • Do ít hoạt động, ngủ nhiều vào ban ngày dẫn đến mất ngủ vào ban đêm…

    Xem thêm Thông tin tổng quan mất ngủ kéo dài: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

    2. Mất ngủ có nên uống thuốc bổ não không?

    Thuốc bổ não là những sản phẩm có tác dụng thúc đẩy, duy trì nhịp độ, cường độ dòng chảy của máu về não; từ đó giúp thư giãn động mạch, tránh các hệ lụy do thiếu máu đến não, tắc nghẽn mạch máu não gây nên.

    mất ngủ có nên uống thuốc bổ não không

    Như vậy, sử dụng thuốc bổ não là biện pháp hữu hiệu giúp cải thiện sức khỏe não bộ. Nhất là với những người thiểu năng tuần hoàn não, hay chóng mặt, nhức đầu, trí nhớ giảm sút… thì việc sử dụng thuốc bổ não là rất cần thiết.

    Thuốc bổ não có gây mất ngủ không? Theo các chuyên gia y tế, thuốc bổ não có tác dụng cung cấp đủ oxy lên não. Vì thế, người bệnh sẽ thấy đầu óc thư thái, nhẹ nhàng; từ đó dễ đi vào giấc ngủ hơn, ngủ ngon và sâu giấc hơn.

    Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dùng thuốc dưỡng não gây hưng phấn thần kinh quá mức gây cảm giác bồn chồn, lo lắng dẫn đến mất ngủ. Khi đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc có nên dùng tiếp hay không.

    3. Gợi ý những loại thuốc bổ não tốt nhất người mất ngủ nên uống

    mất ngủ uống thuốc bổ não nào tốt

    3.1 Thuốc bổ não Cebraton

    Cebraton là sản phẩm bổ não chứa thành phần thảo dược (đinh lăng và bạch quả) được sản xuất trong nước. Sản phẩm được chỉ định trong các trường hợp sau:

    • Suy tuần hoàn não cấp và mãn tính
    • Giảm chú ý tập trung, giảm trí nhớ, mất trí do xơ cứng mạch máu não và các tình trạng xảy ra sau đột quỵ.
    • Rối loạn tuần hoàn máu và thần kinh ở tai
    • Rối loạn tuần hoàn máu và thần kinh ở mắt: bệnh võng mạc do tiểu đường, thoái hóa hoàng điểm ở tuổi già.
    • Rối loạn tuần hoàn máu ngoại biên và thần kinh: Các bệnh tắc nghẽn động mạch ngoại biên, khập khiễng cách hồi, tê cóng chân tay.
    • Hội chứng Raynaud…

    Trong các trường hợp người già bị mất ngủ hoặc ở bất kỳ độ tuổi nào (theo khuyến cáo từ nhà sản xuất) cũng có thể sử dụng Cebraton.

    3.2 Tanakan

    Thuốc dùng để điều trị rối loạn nhận thức ở người già, trừ những trường hợp bị sa sút trí tuệ, bệnh Parkinson, rối loạn nhận thức do điều trị bệnh khác hoặc thứ phát sau trầm cảm hoặc bệnh rối loạn chuyển hóa.

    Ở những bệnh nhân có bệnh lý dễ chảy máu và đang điều trị thuốc chống đông, thuốc kháng tiểu cầu, thì Tanakan chỉ sử dụng sau khi có sự tư vấn từ bác sĩ.

    3.3 Viên uống dưỡng não Otiv

    Viên uống OTiV được sản xuất bởi thương hiệu St. Paul Brands, Hoa Kỳ. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, được chứng nhận an toàn bởi FDA Hoa Kỳ.

    Otiv được chiết xuất từ quả việt quất và bạch quả, mang lại hiệu quả tốt trong việc chống lại gốc tự do, cải thiện máu tới não, tăng cường vận chuyển dưỡng chất nuôi não bộ. Sản phẩm phù hợp với những đối tượng sau:

    • Thiếu máu, đau đầu, đau nửa đầu
    • Chóng mặt, hoa mắt, ù tai
    • Rối loạn cảm giác: đau, tê, châm chích, kiến bò
    • Rối loạn giấc ngủ
    • Tai biến mạch máu não
    • Nhũn não (85%)
    • Xuất huyết não (15%)

    3.4 Ginkgo Biloba

    Ginkgo Biloba là tên thuốc, cũng là thành phần của thuốc (bạch quả). Thảo dược này từ lâu đã nổi tiếng với công dụng chống oxy hoá, chống viêm, đặc biệt là dưỡng não, tăng cường tuần hoàn máu và các chức năng khác của não bộ.

    Cụ thể công dụng của Ginkgo Biloba là:

    • Hỗ trợ cải thiện trí nhớ, giảm triệu chứng của bệnh Alzheimer
    • Hỗ trợ điều trị chứng rối loạn lo âu
    • Tăng thị lực, tăng nhãn áp
    • Cải thiện tuần hoàn và sức khỏe của tim mạch
    • Giảm viêm: bao gồm viêm khớp, viêm ruột…
    • Giảm stress, giảm nhẹ mức độ trầm cảm
    • Cải thiện tình trạng đau nửa đầu, đau đầu; giảm triệu chứng rối loạn tiền kinh nguyệt.

    3.5 Blackmores Brain Active

    Mất ngủ có nên uống thuốc bổ não không? Bạn có thể tham khảo sản phẩm nguồn gốc tự nhiên như Blackmores Brain Active. Blackmores Brain Active có thành phần chính là chiết xuất nghệ chứa curcumin dưới dạng hấp thu cao, giúp cải thiện trí nhớ, hỗ trợ tỉnh táo và giảm suy nhược thần kinh.

    Sản phẩm đã nhận chứng nhận về chất lượng tốt được kiểm định bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ và tiêu chuẩn TGA – một trong những tiêu chuẩn cao và khắt khe nhất tại Úc. Người dùng có thể an tâm sử dụng.

    3.6 Thompson’s One A Day Ginkgo 6000mg

    Sản phẩm với thành phần quen thuộc là cao lá ginkgo biloba. Xuất xứ: Úc; đóng gói: 60 viên/ hộp. Thompson’s One A Day Ginkgo 6000mg chủ yếu tác động đến não bộ, giúp tăng tuần hoàn máu và dưỡng não. Sản phẩm phù hợp với những đối tượng sau:

    • Người mất ngủ, khó ngủ, hay căng thẳng, mất cân bằng huyết áp
    • Suy nhược thần kinh, lo âu, rối loạn giấc ngủ
    • Người hay đau đầu, chóng mặt, thần kinh suy nhược
    • Những người học tập, làm việc căng thẳng
    • Người mắc bệnh đãng trí, người cao tuổi hay quên, kém tập trung
    • Dự phòng và hỗ trợ điều trị di chứng sau tai biến

    4. Những ai nên sử dụng thuốc bổ não?

    Đối với người trưởng thành, đặc biệt những người độ tuổi trung niên trở đi, thuốc bổ não giúp thư giãn động mạch, phòng ngừa và hạn chế những biến chứng gây ra do hạn chế lưu thông hoặc tắc nghẽn mạch máu. Đối với trẻ nhỏ, thuốc bổ não giúp não bộ phát triển toàn diện, tăng trí thông minh và khả năng tập trung của não bộ.

    Cụ thể, những đối tượng sau đây phù hợp với các sản phẩm thuốc bổ não:

    • Người đang bị thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não (giảm tuần hoàn máu não)
    • Những người hay bị hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt khi đứng lên ngồi xuống, thay đổi tư thế
    • Người bị mất ngủ, khó ngủ
    • Người trí nhớ suy giảm, tập trung kém
    • Những người làm việc trí óc căng thẳng, đang trong giai đoạn thi cử mệt mỏi
    • Người mắc bệnh tim mạch, alzheimer hoặc các bệnh tuổi già khác
    • Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện não bộ

    5. Lưu ý để uống thuốc bổ não không ảnh hưởng đến giấc ngủ

    lưu ý khi sử dụng thuốc bổ não cho người mất ngủ

    Tác dụng của thuốc bổ não đối với sức khỏe là vấn đề không thể phủ nhận. Tuy nhiên, không nên lạm dụng sản phẩm này. Cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không nên lạm dụng và coi thuốc bổ não như thuốc đặc trị các triệu chứng suy nhược thần kinh.

    Ngoài ra, để thuốc bổ não phát huy tối đa công dụng đồng thời không ảnh hưởng đến giấc ngủ, cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… khi uống thuốc bổ não để không ảnh hưởng giấc ngủ.
    • Không dùng chung thuốc bổ não với thuốc chống đông máu, thuốc điều trị rối loạn nội tiết, thuốc giảm đau gây nghiện…
    • Kết hợp dùng thuốc dưỡng não với chế độ ăn uống khoa học, thể dục nhẹ nhàng, massage, thư giãn…
    • Sử dụng thảo dược tự nhiên giúp an thần ngủ ngon và có được giấc ngủ sâu.

    Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi mất ngủ có nên uống thuốc bổ não không và những lưu ý khi dùng thuốc bổ não để hỗ trợ giấc ngủ ngon. Nếu bạn còn băn khoăn, thắc mắc cần giải đáp, liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0343 44 66 99 để được giải đáp.

    >>> XEM THÊM:

    chat với bác sĩ

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Rối loạn tiền đình – Đâu là nguyên nhân gây ra? Cách điều trị thế nào? 16/04/24
      Hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, đau đầu…. đó là những biểu hiện của rối loạn tiền đình.…
      Xả stress, căng thẳng: 15 cách đơn giản nhưng cực hiệu quả (Thử đi) 17/05/24
      Áp lực thi cử, công việc, cuộc sống hay những điều lo lắng về sức khỏe, kinh tế… luôn khiến…
      Vì sao uống thuốc giảm cân bị mất ngủ? Có nên tiếp tục uống? 24/11/23
      "Bác sĩ cho em hỏi có phải uống thuốc giảm cân bị mất ngủ không? Em đang uống thuốc giảm…
      Rối loạn lo âu: Nguyên nhân – Triệu chứng – Cách điều trị đúng cách 01/02/24
      Lo âu là thuật ngữ dùng để chỉ cảm xúc sợ hãi, lo lắng, căng thẳng. Tuy nhiên, nếu bạn…
      Xem thêm