Khám rối loạn tiền đình - Từ A đến Z những điều cần biết
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Khám rối loạn tiền đình – Từ A đến Z những điều cần biết

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    08/04/24

    Bạn đang gặp những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng… và có ý định đi khám rối loạn tiền đình? Bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích giúp bạn lựa chọn những cơ sở khám bệnh uy tín, đồng thời chỉ ra một số điểm cần lưu ý trong quá trình thăm khám.

    5/5 - (11 bình chọn)

    1. Bệnh rối loạn tiền đình là gì?

    Tiền đình là một cơ quan thuộc hệ thống thần kinh nằm ở phía sau hai bên ốc tai. Tiền đình đảm nhận vai trò duy trì trạng thái cân bằng của cơ thể, đảm bảo sự phối hợp, cử động nhịp nhàng giữa các bộ phận của cơ thể.

    khám rối loạn tiền đình

    Rối loạn tiền đình là tình trạng rối loạn hay tắc nghẽn quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình. Điều này có thể do dây thần kinh số 8, động mạch nuôi dưỡng não hoặc các khu vực khác trong tai và não bị tổn thương; khiến tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng.

    Những triệu chứng điển hình của rối loạn tiền đình là cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn… Triệu chứng lặp đi lặp lại nhiều lần, tái phát đột ngột có thể gây té ngã; ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, gây mất an toàn…

    2. Khi nào cần đi khám rối loạn tiền đình?

    Rối loạn tiền đình là bệnh khá phổ biến, nhiều người mắc phải. Vì thế, rất nhiều trường hợp chủ quan, không thăm khám và điều trị kịp thời khiến bệnh tiến triển nặng.

    Nếu gặp các triệu chứng sau, người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám rối loạn tiền đình:

    khi nào cần đi khám rối loạn tiền đình

    • Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, cảm giác quay cuồng, chao đảo như sắp ngã
    • Ngất xỉu, mất ý thức, sợ ánh sáng, tiếng động
    • Chóng mặt dữ dội đi kèm với các triệu chứng như: buồn nôn, nôn, ù tai, giảm thính lực, nhức đầu, khó tập trung, lo âu, mất ngủ…
    • Người mệt mỏi, năng lượng giảm sút nghiêm trọng
    • Tần suất những cơn quay cuồng, chóng mặt tăng cao, có xu hướng nặng hơn
    • Cảm giác mất thăng bằng ảnh hưởng đến việc di chuyển, thay đổi tư thế…

    Ngoài ra, những trường hợp có tiền sử bệnh lý về tai mũi họng, tim mạch, huyết áp, hoặc thoái hóa đốt sống cổ nếu gặp triệu chứng hoa mắt, mất cân bằng cũng cần được thăm khám về rối loạn tiền đình.

    Xem thêm Vì sao người già thường mắc bệnh rối loạn tiền đình? Làm sao để cải thiện 

    3. Rối loạn tiền đình khám khoa nào?

    Để trả lời chính xác rối loạn tiền đình khám khoa nào, cần dựa vào những triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải. Trên thực tế, có hai khoa chuyên thăm khám các vấn đề liên quan đến tiền đình là:

    • Khoa Nội thần kinh: Là khoa chuyên về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về hệ thần kinh; bao gồm cả rối loạn tiền đình. Các bác sĩ tại Khoa này có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây rối loạn tiền đình và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
    • Khoa Tai Mũi Họng: Đây cũng là một khoa phù hợp để khám và điều trị rối loạn tiền đình. Bởi vì một số nguyên nhân gây rối loạn tiền đình có liên quan đến các vấn đề về tai, mũi, họng, như viêm tai trong, dị ứng, hoặc u dây thần kinh số VIII.

    Các chuyên khoa về thần kinh, tai mũi họng có ở hầu hết các bệnh viện. Bệnh nhân có thể dễ dàng đến khám và thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

    Click xem thêmTuyệt chiêu giảm đau đầu do rối loạn tiền đình bằng ngải cứu

    4. Các nghiệm pháp khám rối loạn tiền đình

    nghiệm pháp khám rối loạn tiền đình

    4.1 Khám lâm sàng

    Đây là bước đầu tiên trong quy trình khám rối loạn tiền đình. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân chia sẻ các thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh lý và các yếu tố nguy cơ của bản thân. Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra thể chất nhỏ như rung giật nhãn cầu, kiểm tra thăng bằng, kiểm tra mức độ phối hợp.

    4.2 Khám cận lâm sàng

    Các xét nghiệm sau sẽ được chỉ định để xác định nguyên nhân và mức độ rối loạn tiền đình:

    • Xét nghiệm máu: Nhằm kiểm tra chức năng gan, thận, tuyến giáp…, từ đó đưa ra kết luận cụ thể về nguyên nhân gây bệnh.
    • Xét nghiệm điện não đồ (EEG): Đo hoạt động điện của não để phát hiện các bất thường có thể liên quan đến rối loạn tiền đình.
    • Chụp CT hoặc MRI não: Để phát hiện các tổn thương cấu trúc não có thể gây ra rối loạn tiền đình.
    • Chụp X-quang hoặc MRI cột sống cổ: Để phát hiện các bất thường có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình.

    4.3 Các nghiệm pháp khám rối loạn tiền đình chuyên biệt

    • Nghiệm pháp xoay ghế: Đánh giá chức năng của hệ thống tiền đình bằng cách xoay người bệnh trên ghế quay.
    • Nghiệm pháp caloric: Đánh giá chức năng của các ống bán khuyên bằng cách tưới nước nóng hoặc lạnh vào tai.
    • Nghiệm pháp điện tích âm thanh (VEMP): Đánh giá chức năng của các tế bào lông trong tai trong.

    Click xem thêmXây xẩm mặt mày có phải rối loạn tiền đình không? Đừng bỏ qua triệu chứng này

    5. Khám rối loạn tiền đình ở Hà Nội – Những địa chỉ uy tín

    Hà Nội là trung tâm y tế hàng đầu cả nước với mạng lưới các bệnh viện lớn nhỏ. Nếu bạn đang xem xét một địa chỉ khám rối loạn tiền đình ở Hà Nội tốt nhất, có thể tham khảo ngay sau đây:

    khám rối loạn tiền đình ở đâu

    Chuyên khoa Thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai

    Khoa Thần kinh BV Bạch Mai sở hữu đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ, Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành. Cùng với đó là trang thiết bị, máy móc hiện đại, được đầu tư đầy đủ. Đây là cơ sở để khẳng định chất lượng khám chữa bệnh tại đây. Chính vì thế, bệnh nhân đến thăm khám rối loạn tiền đình ở Bạch Mai luôn rất đông.

    Thông tin liên hệ:

    • Địa chỉ: Số 78, đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
    • Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6 (từ 7:30 – 16:30), Thứ 7 – Chủ nhật (từ 7:30 – 12:00).

    Khoa Nội Thần kinh – Bệnh viện TƯ Quân đội 108

    Một trong những ưu điểm hàng đầu của Bệnh viện 108 là hệ thống máy móc công nghệ cao. Trong đó phải kể đến là máy chụp X quang số hóa, máy đo điện não, máy chụp cộng hưởng từ 3.0 Tesla… Trong khám rối loạn tiền đình, đây là yếu tố rất quan trọng giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

    Thông tin liên hệ:

    • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
    • Giờ làm việc: Thứ 2 đến Thứ 7, từ 7:00 – 17:30.

    Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

    Một trong những địa chỉ khám rối loạn tiền định tốt nhất Hà Nội phải kể đến Khoa Nội Thần kinh Viện Đại học Y Hà Nội. Đây là nơi công tác cũng nhiều chuyên gia đầu ngành, có trình độ học vấn cao, dày dặn kinh nghiệm. Đặc biệt, các y bác sĩ, đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, thái độ làm việc tốt. Nếu bạn đang có ý định khám tiền đình thì nên tham khảo địa chỉ tin cậy này.

    Thông tin liên hệ:

    • Địa chỉ: Số 1 đường Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội.
    • Giờ làm việc: Thứ 2 đến Thứ 6 (sáng từ 6:00 – 12:00, chiều từ 13:30 – 16:30), Thứ 7 (từ 6:30 – 12:00), Chủ nhật (từ 7:30 – 12:00).

    Bệnh viện Tâm thần Trung ương I

    Bên cạnh thăm khám, điều trị rối loạn tiền đình, đây là cơ sở chuyên khoa chữa trị một số bệnh về thần kinh như trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn hưng cảm, tăng động…

    Bên cạnh những ưu điểm về đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I có một điểm hạn chế là khá xa khi di chuyển từ nội thành Hà Nội. Người bệnh nên cân nhắc để lựa chọn.

    Thông tin liên hệ:

    • Địa chỉ: DT427B, Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội
    • Giờ làm việc: Từ Thứ 2 đến Chủ nhật. Khung giờ từ 8:00 – 18:00.

    6. Khám rối loạn tiền đình ở đâu TP. Hồ Chí Minh?

    Những bệnh nhân ở phía Nam có thể lựa chọn khám rối loạn tiền đình ở các bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh như:

    Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh

    Những người bị rối loạn tiền đình nói riêng và bệnh thần kinh nói chung khu vực phía nam có thể lựa chọn đây là địa chỉ thăm khám đáng tin cậy. Chất lượng, dịch vụ Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh luôn ở mức tốt.

    Tuy nhiên, số bệnh nhân thăm khám, điều trị luôn ở mức đông, thậm chí quá tải. Cần sắp xếp thời gian hoặc đăng ký trước để thuận tiện nhất.

    Thông tin liên hệ:

    • Cơ sở 1: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh – ĐT: (84.28) 3855 4260
    • Cơ sở 2: 201 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh – ĐT: 028 3955 5548
    • Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Bảy: 6:00 sáng – 4:30 chiều

    Bệnh viện Chợ Rẫy

    Chuyên khoa Thần kinh là một trong những chuyên khoa chính tại Bệnh viện Chợ Rẫy, được đầu tư về trang thiết bị y tế hiện đại. Đặc biệt, bệnh viện cũng quy tụ đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao. vì thế có thể thăm khám và điều trị tại chỗ, có thể kết hợp điều trị nội khoa, ngoại khoa để đạt được kết quả tốt nhất.

    Thông tin liên hệ:

    Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM

    • SĐT: 028 3955 5880
    • Thời gian khám bệnh: Thứ Hai – Thứ Sáu: 7:00 sáng – 4:00 chiều (không nghỉ trưa); Thứ Bảy: 7:00 sáng – 11:00 trưa

    Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hoàn Mỹ Sài Gòn

    Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hoàn Mỹ Sài Gòn là địa chỉ khám rối loạn tiền đình ở TP. Hồ Chí Minh được nhiều người lựa chọn. Bệnh viện  được trang bị hệ thống máy móc hiện đại như máy đo điện não đồ (EEG), máy đo điện cơ (EMG), máy chụp cộng hưởng từ (MRI),… giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.

    Tuy nhiên, so với các bệnh viện công lập thì chi phí khám chứa bệnh ở BV Hoàn Mỹ Sài Gòn ở mức tương đối cao. Do số lượng bệnh nhân đông nên thời gian chờ đợi cũng khá lâu.

    Thông tin liên hệ:

    • Số 60-60A Phan Xích Long, Phường 1, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
    • ĐT: 028 3990 2468
    • Giờ khám bệnh: 7:00 sáng – 4:30 chiều; Chủ nhật làm việc buổi sáng.

    7. Lưu ý cho bệnh nhân khi đi khám rối loạn tiền đình

    Khi đi khám rối loạn tiền đình, để thuận tiện, tránh mất thời gian và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình thăm khám, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

    • Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế (nếu có).
    • Ghi chép lại các triệu chứng của bản thân để thuận lợi khi trao đổi với bác sĩ: Bao gồm thời gian xuất hiện, mức độ nghiêm trọng, các yếu tố khởi phát hoặc làm giảm triệu chứng.
    • Liệt kê các loại thuốc đang sử dụng: Bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thảo dược.
    • Nhịn ăn sáng để làm xét nghiệm chuẩn nhất
    • Khi đọc kết quả, nên hỏi kỹ bác sĩ về: Chẩn đoán, phương pháp điều trị, các tác dụng phụ của thuốc…

    Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết khi khám rối loạn tiền đình. Hiện nay, khi điều kiện về y tế phát triển, người bệnh có thể yên tâm khi đi khám bệnh. Quan trọng, cần thăm khám kịp thời, tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị, phục hồi. Tham khảo thêm những thông tin về bệnh mất ngủ và giải pháp cải thiện TẠI ĐÂY.

    >>> XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thuốc an thần là gì? Trường hợp nào nên sử dụng và cách dùng hiệu quả 03/04/24
      Thuốc an thần là tên gọi chung của một nhóm thuốc dùng để điều trị các chứng rối loạn tâm…
      Top 8 loại thuốc rối loạn tiền đình Nhật được review tốt hiện nay 09/05/24
      Thuốc rối loạn tiền đình Nhật được đánh giá cao về an toàn, hiệu quả. Vì vậy, sản phẩm được…
      Mất ngủ nên làm gì? Thử ngay 20 tuyệt chiêu này để lấy lại giấc ngủ 11/11/23
      Mất ngủ nên làm gì là băn khoăn của hàng triệu người khi mắc hội chứng này. Bởi, mất ngủ,…
      Chữa rối loạn tiền đình bằng gừng – Mẹo hay cho mỗi gia đình 01/04/24
      Chữa rối loạn tiền đình bằng gừng là mẹo dân gian cực hay được nhiều người truyền tai nhau thực…
      Xem thêm