Hội chứng thắt lưng hông: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH THẦN KINH TỌA

    Hội chứng thắt lưng hông: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Tác giả: Trang Vũ

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    14/01/22

    Hội chứng thắt lưng hông có ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và gây ra biến chứng khó lường nếu không chữa trị kịp thời. Vậy, hội chứng thắt lưng hông là bệnh gì, triệu chứng ra sao và cách chữa như thế nào? Hãy tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

    5/5 - (21 bình chọn)

    1. Hội chứng thắt lưng hông là gì?

    Tại vùng cột sống thắt lưng của con người luôn có các rễ dây thần kinh tuỷ sống phân bổ từ L1 đến L5 liên kết mật thiết với nhau. Do đó, khi cột sống hoặc đĩa đệm ở vùng thắt lưng xảy ra tổn thương, các rễ dây thần kinh này cũng sẽ bị tổn thương. Lúc này xuất hiện hội chứng đau thắt lưng hông.

    Như vậy, hội chứng thắt lưng hông là tổn thương phối hợp của bệnh lý cột sống thắt lưng và dây thần kinh hông to (thần kinh tọa), gây nên tình trạng đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

    Hội chứng thắt lưng hông

    Hội chứng thắt lưng hông

    >>> Tham khảo thông tin về Đau thắt lưng (Đau lưng dưới)

    2. Nguyên nhân xuất hiện hội chứng thắt lưng hông

    Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng thắt lưng hông. Trong đó, phải kể đến:

    2.1. Nguyên nhân cơ học

    Đau thắt lưng từ nguyên nhân cơ học có thể do bong gân, tổn thương ở vị trí cột sống thắt lưng, bê vật nặng, vận động sai tư thế. Hội chứng này thường thấy ở những người tham gia các hoạt động thể thao mạnh ở vùng cơ lưng, hay khuân vác hoặc đơn giản là do ngồi sai tư thế lâu ngày.

    Khuân vác nặng cũng là một trong những nguy cơ gây tổn thương cột sống thắt lưng

    Khuân vác nặng cũng là một trong những nguy cơ gây tổn thương cột sống thắt lưng

    2.2. Do viêm cột sống dính khớp

    Một số trường hợp xuất hiện triệu chứng đau thắt lưng về sáng hoặc đêm, kèm theo vận động khó khăn thì đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh viêm cột sống dính khớp.

    Trên phim X – quang, vùng cột sống sẽ có dạng “đường ray” hoặc dạng cây tre.

    2.3. Thoát vị đĩa đệm

    Là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường. Theo thời gian, khi bao xơ ngoài đĩa đệm bị rách, dịch tràn từ đĩa đệm ra ngoài, tạo nên áp lực chèn ép các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức, khó chịu.

    Áp lực khi đĩa đệm thoát vị sẽ gây kích thích và viêm nhiễm rễ thần kinh

    Áp lực khi đĩa đệm thoát vị sẽ gây kích thích và viêm nhiễm rễ thần kinh

    2.4. Yếu tố nguy cơ

    Hội chứng thắt lưng hông cũng có thể xuất hiện do các nguyên nhân khác như:

    • Tuổi tác: Tuổi cao, xương khớp bị lão hóa, có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp và dây thần kinh.
    • Bệnh lý cột sống: Những người mắc bệnh thoái hoá khớp, thoái hoá cột sống, dị tật cột sống bẩm sinh… có nguy cơ mắc hội chứng thắt lưng hông.

    Ngoài ra, những người bị chấn thương, nhiễm trùng, hẹp đột sống… cũng có nguy cơ mắc bệnh.

    3. Nhận biết triệu chứng hội chứng thắt lưng hông

    Khi bị hội chứng thắt lưng hông, người bệnh thường biểu hiện kết hợp của hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh. Cụ thể như sau:

    3.1. Hội chứng cột sống

    – Đau cột sống thắt lưng xuất hiện đột ngột hoặc sau một chấn thương, nhưng cũng có thể xuất hiện từ từ. Tính chất đau xảy ra ở những cột sống nhất định, có thể đau dữ dội hoặc đau âm ỉ. Khi ấn trên mỏm gai các đốt cột sống, người bệnh có cảm giác đau nhói.

    – Cột sống bị biến dạng, thay đổi đường cong sinh lý, giảm ưỡn, mất ưỡn cột sống thắt lưng gây ra tình trạng gù và lệch vẹo cột sống.

    – Giảm biên độ hoạt động của cột sống thắt lưng khiến cho các động tác cúi, ngửa, nghiêng, xoay cột sống đều bị hạn chế.

    3.2. Hội chứng rễ thần kinh

    Đau rễ thần kinh, đau lan dọc theo đường đi của rễ thần kinh, đau nhức buốt như bị mưng mủ. Triệu chứng đau nhức giảm rõ rệt khi nghỉ ngơi, tăng nhanh khi đi, đứng, ho hoặc hắt hơi… Có khi bị đau liên tục dù ở bất kỳ tư thế nào. Vì vậy, bệnh nhân nên hạn chế đi lại, lao động và sinh hoạt để không gặp phải tình trạng đau nhức.

    4. Chẩn đoán hội chứng thắt lưng hông

    Thông thường để chẩn đoán hội chứng này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh và những tiêu chuẩn liên quan bao gồm:

    • Cột sống gần thắt lưng xuất hiện tình trạng đau cơ học, mất đi hình dạng cong sinh lý ban đầu.
    • Vùng thắt lưng hông xuất hiện các chấn thương.
    • Khi xét nghiệm kiểm tra thể chất, cho kết quả Lasegue dương tính.
    • Bác sĩ thực hiện bấm các điểm ở cạnh cột sống. Nếu bệnh nhân cảm thấy đau theo đường đi của dây thần kinh hông, thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh.

    Trong một số trường hợp nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm hình ảnh, X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, khảo sát chẩn đoán điện hoặc tuỷ đồ,…

    Trong một số trường hợp nghi ngờ, bác sĩ có thể chỉ định chụp MRI

    Trong một số trường hợp nghi ngờ, bác sĩ có thể chỉ định chụp MRI

    5. Điều trị hội chứng thắt lưng hông như thế nào?

    Để điều trị hội chứng đau thắt lưng hông, người bệnh cần căn cứ vào tình trạng bệnh của mình để lựa chọn phương pháp hợp lý.

    5.1. Hội chứng thắt lưng hông uống thuốc gì?

    Người mắc hội chứng này có thể sử dụng các loại thuốc tây dưới đây:

    • Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid như Aspirin
    • Thuốc giãn cơ như myolastan, thuốc an thần như Seduxen, Mimoza
    • Vitamin nhóm B liều cao kết hợp với acid folic…
    Các trường hợp nhẹ thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc Tây

    Các trường hợp nhẹ thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc Tây

    Các loại thuốc kể trên có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, khi sử dụng người bệnh cần lưu ý tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng, dễ gây nhờn thuốc và xuất hiện những tác dụng phụ không mong muốn.

    Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc chỉ áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ. Nếu tình trạng bệnh của bạn chuyển biến nặng, bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật.

    5.2. Điều trị hội chứng thắt lưng từ thảo dược

    Phương pháp này đang được nhiều người áp dụng, bởi chúng có ưu điểm an toàn, tiết kiệm, dễ thực hiện tại nhà. Và trong tự nhiên, các loại lá thảo dược có rất nhiều công dụng mà con người có thể khai thác trong việc giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh. Đối với hội chứng thắt lưng hông, bạn có thể tận dụng một số loại lá sau:

    5.2.1. Bài thuốc lá lốt 

    Trong Y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, mùi thơm nồng, khi sắc nước uống thảo dược có tác dụng tiêu viêm, trừ phong, tán hàn. Ngoài ra, nước lá lốt còn điều trị tê yếu cơ, đau mỏi thắt lưng.

    Cách thực hiện như sau:

    • Lấy một nắm lá lốt rửa thật sạch, để ráo nước.
    • Tiếp đó đun với 1 lít nước, sôi chừng 15 phút thì tắt bếp.
    • Chia phần nước đun thành 3 phần, uống sau mỗi bữa ăn.

    5.2.2. Bài thuốc lá chìa vôi

    Chìa vôi là thảo dược có tính mát, vị chua, đắng, có tác dụng sát trùng, hoạt huyết, thông kinh, điều trị huyết ứ dẫn đến tê bì, đau mỏi khớp xương. Ngoài ra, cây chìa vôi còn có tác dụng giảm đau, hỗ trợ điều trị đau lưng do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống…

    Nguyên liệu: 30g chìa vôi, 20g tầm gửi, 20g Ngưu tất, 20g rễ cây trinh nữ.

    Cách thực hiện:

    • Cho hết nguyên liệu rửa sạch, để ráo nước.
    • Sau đó sắc với 6 bát nước lọc cho đến khi còn 2 bát thì dừng lại.
    • Chia phần nước đó làm 2, uống sau khi ăn.

    5.3. Điều trị đau thắt lưng hông bằng vật lý trị liệu

    Điều trị đau thắt lưng hông bằng vật lý trị liệu là phương pháp đang được nhiều người lựa chọn bởi nó mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh. Cụ thể:

    • Massage liệu pháp: Có tác dụng cải thiện lưu thông tuần hoàn máu, giúp giảm đau, giãn cơ.
    • Đeo đai cố định: Khi đang bị đau nhức khó chịu, người bệnh có thể sử dụng đai cột sống để giảm đau. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp làm giảm áp lực lên áp lực lên đĩa đệm, thắt lưng, giảm nguy cơ thoái hóa.
    • Chườm nóng, lạnh: Sử dụng một túi lạnh đặt trên vùng đau nhức 5 – 10 phút/ lần. Hoặc sử dụng túi nhiệt, chườm nóng. Áp dụng liên tục 2 – 3 ngày, nếu vẫn bị đau nên xen kẽ túi chườm ấm và lạnh.
    • Siêu âm điều trị: Sử dụng công nghệ siêu âm đặc biệt có tác dụng giảm đau và làm mềm cơ.
    Vật lý trị liệu điều trị hội chứng thắt lưng hông

    Vật lý trị liệu điều trị hội chứng thắt lưng hông

    5.4. Điều hội chứng thắt lưng hông từ các bài tập thể dục

    Tập luyện làm mạnh các cơ bảo vệ và hỗ trợ cột sống là một trong các biện pháp hiệu quả giúp điều trị đau thắt lưng hông. Người bệnh có thể áp dụng các bài tập sau:

    5.4.1. Bài tập làm mạnh cơ bụng trên

    • Người tập nằm ngửa trên thảm tập, hai đầu gối gấp, chân sát trên sàn nhà.
    • Hai bàn tay cài các ngón vào nhau, sau đó đặt ra sau gáy, khuỷu tay hướng ra ngoài.
    • Từ từ nâng đầu và vai lên khỏi sàn nhà chừng 10cm đến 20cm, thân thẳng, giữ tư thế trong 5 giây.
    • Hít vào nâng thân mình khỏi sàn, sau đó thở ra khi hạ thân mình xuống.
    • Thực hiện bài tập 10 – 15 lần như vậy.

    5.4.2. Bài tập nhân sư

    Bài tập giúp thư giãn các cơ và dây chằng thắt lưng, cải thiện tình trạng đau nhức nhanh chóng.

    • Nằm sấp, chân duỗi thẳng, hai tay chống xuống sàn, khuỷu tay hướng ra sau.
    • Nân mặt và ngực lên khỏi sàn, bụng không rời sàn, cằm hướng ra trước.
    • Giữ nguyên tư thế này trong 15 giây, hít thở đều.
    Bài tập giúp thư giãn lưng hông, giảm đau

    Bài tập giúp thư giãn lưng hông, giảm đau

    5.4.3. Bài tập tư thế châu chấu

    Bài tập này có tác dụng giúp thuyên giảm các cơn đau vùng thắt lưng, đồng thời tăng sức mạnh các nhóm cơ bị yếu.

    • Tư thế nằm sấp, hai tay đặt bên hông, chân duỗi ra phía sau.
    • Hít vào, nâng cao phần thân trên và chân, tay duỗi thẳng ra sau, cơ thể dồn xuống phần bụng và xương sườn. Chú ý, duỗi chân thẳng, không co gấp đầu gối.
    • Giữ nguyên tư thế này trong 45 – 60 giây, sau đó về vị trí ban đầu.

    6. Chế độ ăn uống cho người bị hội chứng đau thắt lưng

    Chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh cũng được xem là cách giúp giảm đau, cải thiện hội chứng thắt lưng hông hiệu quả.

    • Người bệnh nên ăn nhiều cá biển, đồ hải sản như cá hồi, cá thu, tôm… Bởi, chúng là thực phẩm có hàm lượng axit béo omega-3 cao giúp giảm viêm, kháng viêm cực tốt.
    • Bổ sung trái cây, rau củ quả chứa các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm đau.
    • Uống sữa và ăn các chế phẩm từ sữa giúp xương khớp chắc khỏe, phòng ngừa tình trạng thoái hóa, loãng xương.
    • Tránh xa đồ uống có cồn, rượu bia khiến cho cơn đau kéo dài dai dẳng.
    • Hạn chế thức ăn giàu đạm, nhiều dầu mỡ khiến tình trạng sưng viêm ở xương khớp diễn ra nặng hơn.
    • Không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác.

    7. Cách phòng ngừa và cải thiện hội chứng thắt lưng hông

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, hội chứng thắt lưng hông là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị nếu phát hiện sớm. Vì vậy, mỗi người nên chú ý những điều sau để tránh không mắc phải cũng như cải thiện tình trạng đau nhức, khó vận động khi mắc bệnh.

    • Lao động nhẹ nhàng, không làm việc quá sức, cho bản thân thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
    • Nên nằm giường cứng, tránh nằm võng hay đệm có độ lún quá sâu.
    • Tránh vận động mạnh ở vùng thắt lưng và hai chân.
    • Luôn giữ lưng thẳng khi đứng, ngồi hoặc vận động.
    • Không ngồi, đứng quá lâu một chỗ, thỉnh thoảng nên đi lại để cơ thể được giải phóng.
    • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, tăng cường ăn rau xanh, trái cây, bổ sung thêm vitamin tổng hợp nhóm B, canxi, vitamin D3… giúp nâng cao sức khoẻ xương khớp.

    Thông qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã nắm bắt được các thông tin cơ bản về hội chứng thắt lưng hông. Nếu còn câu hỏi nào liên quan đến bệnh, bạn vui lòng liên hệ ngay tới hotline 0343 44 66 99 để chuyên gia giải đáp các thắc mắc!

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [Đau dây chằng lưng là gì] Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh 05/12/20
      Đau dây chằng lưng là một trong những nguyên nhân khiến bạn luôn gặp phải những cơn đau lưng hành…
      Cách điều trị tê bàn tay hiệu quả ngay tại nhà 04/08/19
      Tê bàn tay gặp phải ở nhiều người và gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, lao động, học…
      Châm cứu chữa đau thần kinh tọa có hiệu quả không? Chuyên gia giải đáp 25/12/20
      Châm cứu chữa đau thần kinh tọa là gì, có hiệu quả không và cách thực hiện ra sao là…
      Mách bạn 4 cách chữa chèn ép dây thần kinh cổ tay hiệu quả 04/08/19
      Hiện tượng chèn ép dây thần kinh cổ tay khiến tay bị đau, tê nhức, gây nhiều phiền toái cho…
      Xem tất cả bài viết