Hết lo đau Gout, thoải mái đón Tết nhờ 7 tuyệt chiêu này
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GOUT

    Hết lo đau Gout, thoải mái đón Tết nhờ 7 tuyệt chiêu này

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    29/12/23

    Nhậu nhẹt liên miên, ăn uống thả ga, sinh hoạt thất thường… khiến cho nhiều người điêu đứng vì cơn đau gút tái phát. Vậy, hết lo đau gout dịp Tết đến xuân về? Tất cả sẽ được “gói ghém” trong 7 tuyệt chiêu đơn giản dưới đây.

    5/5 - (5 bình chọn)

    1. Tết – Thời điểm vàng “bùng phát” bệnh gout

    Tết đang đến thật gần, cùng với nỗi lo ách tắc giao thông, thực phẩm bão giá thì Tết còn là thời điểm vàng rước thêm bệnh tật nếu ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Ngoài tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu, gout cũng là căn bệnh dễ tái phát và tăng đột biến dịp Tết đến.

    Anh Nguyễn Văn Long (40 tuổi, Hải Phòng) chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, Tết đến đụng chút rượu là bệnh gout lại tái phát. Những cơn đau kéo dài cả ngày lẫn đêm khiến tôi mất ăn, mất ngủ. Cũng vì thế mà 3,4 năm nay chưa năm nào được ăn Tết trọn vẹn“.

    Không riêng gì anh Long, anh Lê Văn Thịnh (45 tuổi, Nam Định) cũng cùng chung số phận. Anh Thịnh kể: “Cả năm anh em, bạn bè mới gặp nhau, không uống thì không được mà uống thì cơn đau gout cấp lại tái phát. Thế nên người ta mong đến Tết để vui chứ tôi thì lo nhiều hơn“.

    Hết lo đau gout, thoải mái đón Tết

    Hết lo đau gout, thoải mái đón Tết

    Sở dĩ, Tết là thời điểm dễ tái phát bệnh gout là do 2 yếu tố “thiên thời, địa lợi” sau:

    1.1. Chế độ ăn uống, sinh hoạt thất thường

    Gout là bệnh lý liên quan tới chế độ ăn uống, sinh hoạt. Trong khi đó, Tết là dịp để gia đình sum vầy, đoàn tụ, là thời điểm “danh chính ngôn thuận” cho tiệc tùng, liên hoan. Chính vì vậy, khó tránh khỏi mâm cao cỗ đầy và men say bia rượu. Dù bạn có vững lập trường thế nào cũng khó vượt qua được cám dỗ của những món ăn ngày Tết. Và chỉ một chút “tặc lưỡi” chủ quan đã phải nhận cái kết đau đớn.

    Không chỉ có những món ăn đầy ắp hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật, rượu bia… Tết cũng là thời điểm lịch sinh hoạt bị xáo trộn như: Ăn uống không đúng giờ, bỏ bữa, ăn đêm, không tập thể dục… Tất cả những điều này góp phần khiến cho bệnh gút bùng phát và gia tăng.

    1.2. Điều kiện thời tiết lạnh ẩm

    Nhiều người “nói vui” rằng mùa xuân chính là “mùa bão” của gout. Bởi lẽ, miền Bắc vào mùa xuân thường lạnh kèm mưa phùn. Theo Đông y, đây là điều kiện thuận lợi cho các yếu tố như phong, hàn (gió, lạnh) gây bệnh khiến khí huyết lưu thông kém, kinh lạc bị trì trệ, sưng, đau, tê nặng các khớp.

    Theo Y học hiện đại, độ ẩm cao, nhiệt độ hạ cũng làm cho không khí lạnh thâm nhập qua da, giảm cung cấp máu tới các cơ quan nội biên, dịch khớp khiến vận động khó khăn. Từ đó, cơ thể khởi phát những cơn đau gút.

    Bên cạnh đó, do trời lạnh, người bệnh thường lười vận động hơn, lưu lượng tuần hoàn máu bị chậm lại, sự lắng đọng các tinh thể urat theo đó cũng tăng lên. Vì vậy, bệnh gout thường tái phát dịp Tết đến xuân về là vậy.

    2. 7 tuyệt chiêu giúp người bệnh hết lo đau gout, an tâm ăn Tết

    Để có những giây phút trọn vẹn cùng người thân trong những ngày Tết đến xuân về, người bệnh gout cần phải lưu ý 7 tuyệt chiêu đơn giản sau:

    2.1. Kiểm soát chế độ ăn uống – Hết lo đau gout

    “Bệnh từ miệng mà vào” bởi vậy đối với bệnh nhân gout, việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là vô cùng quan trọng. Vì vậy, hãy chú ý:

    • Hạn chế những thực phẩm giàu purin có thể gây tăng axit uric trong máu như: Nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản (tôm, cua, ghẹ…), thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ… Một số loại hải sản như cá ngừ, cá cơm, cá mòi có hàm lượng purine cao nhưng nếu ăn với lượng vừa phải sẽ tốt cho sức khỏe.
    • Hạn chế sử dụng thịt béo, sữa béo, thực phẩm chứa nhiều đường như mứt, bánh kẹo, đồ uống có gas…
    • Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung thịt nạc, sữa ít béo, trứng, trái cây, rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt… tốt cho sức khỏe.
    • Bánh chưng, thịt đông, dưa muối… cũng là thực phẩm khiến cho bệnh gout dễ tái phát. Vì vậy, người bệnh nên kiêng thực phẩm này trong những ngày Tết.

    Thực đơn tốt cho người bệnh cho người bệnh gout trong những ngày Tết là: Bưởi, cải xanh, chuối, kiwi, cam, cà chua, nấm mèo, nấm đông cô, dưa leo, khoai luộc…

    Người bệnh gout nên ăn uống thận trọng trong những ngày Tết

    Người bệnh gout nên ăn uống thận trọng trong những ngày Tết

    2.2. Hạn chế bia rượu

    Đầu xuân, năm mới trong nhiều bữa tiệc, hội hè… không thể “vắng bóng” rượu, bia. Nhưng tác hại của chúng không phải ai cũng lường được trước. Trong bia rượu có chứa lượng lớn purin, chất chuyển hóa thành axit uric trong máu, nếu bạn uống nhiều bia rượu khiến cơ thể đào thải không kịp thì nguy cơ gút cấp là rất cao. Đây chính là kẻ thù “không đội trời chung” với người bệnh gout. Bởi vậy, cách tốt nhất, các đấng mày râu nên tìm cách từ chối rượu bia để không rước gout vào thân.

    Nếu phải uống thì nên uống có chừng mực. Uống thêm nhiều nước khi uống rượu bia để hỗ trợ đào thải axit uric qua thận. Tuy nhiên, cần hạn chế nước có ga, nước trái cây đóng chai, vì theo nghiên cứu thực phẩm này chứa fructose làm tăng axit uric trong máu. Thay vào đó, sử dụng cà phê hay nước ép trái cây tự nhiên (cam, quýt, bưởi, dứa…) giúp giảm axit uric trong máu.

    >> Tìm hiểu thêm: Axit uric cao ăn gì và kiêng gì để không “chạm trán” bệnh gút ?

    2.3.Tích cực luyện tập thể thao

    Lần tập thể dục gần đây nhất của bạn là khi nào? Chắc hẳn, với lịch trình thăm hỏi, chúc tụng dày đặc trong những ngày Tết trước đó, việc lơ là luyện tập thể thao là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn cần quay trở lại với thói quen này ngay lập tức.

    Hãy tăng cường vận động bằng các bộ môn như: đi bộ, đạp xe, tập yoga… để tiêu hao lượng calo dư thừa, gout cũng không có cơ hội “tấn công”. Đồng thời, giúp cơ thể sản sinh năng lượng tích cực và xương khớp khỏe mạnh hơn.

    2.4.Từ bỏ những thói quen xấu

    Nhịn tiểu

    Dù bận rộn thế nào thì bạn cũng không nên nhịn tiểu, bởi axit uric cần phải được bài tiết qua nước tiểu. Việc nhịn tiểu có thể khiến axit uric tích tụ trong cơ thể được hấp thụ lại, trong thời gian dài sẽ làm tăng lượng axit uric, gây ra các cơn đau gout cấp và mạn tính. Vì vậy, bạn cần thay đổi thói quen này sớm nhé!

    Thức khuya

    Việc thức khuya trong thời gian dài sẽ gây rối loạn chuyển hóa của axit uric trong thận và làm tăng lượng axit uric trong cơ thể. Vì vậy, bạn nên tránh thức khuya để kiểm soát lượng axit uric trong cơ thể. Ngoài ra, việc căng thẳng, mệt mỏi và stress cũng tác động xấu đến sức khỏe và tình trạng bệnh của bạn.

    2.5.Uống nhiều nước – Hết lo đau gout

    Nguyên nhân gây ra bệnh gout là do lượng axit uric dư thừa, không được đào thải ra khỏi cơ thể. Do đó, người bệnh cần uống đủ nước mỗi ngày.

    Đối với bệnh nhân gút thì việc uống đủ nước (ít nhất 2 lít nước/ngày) sẽ giúp tăng cường chức năng đào thải của thận, giảm nguy cơ hình thành các tinh thể urat tại khớp. Từ đó, kiểm soát nồng độ axit uric trong máu ở ngưỡng cho phép và ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát hiệu quả.

    Ngoài nước lọc, người bệnh có thể tham khảo nước ép hoa của như nước ép dứa, cam, chanh, bưởi, nước ép anh đào…

    2.6. Giữ ấm cho cơ thể

    Ở miền Bắc, thời tiết Tết thường rất lạnh và giá. Như đã chia sẻ ở trên, trời lạnh, ẩm là yếu tố khiến khí huyết lưu thông kém, kinh lạc bị trì trệ, gây đau nhức xương khớp. Chính điều này làm tái phát những cơn đau gút cấp và mạn tính. Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyên người bệnh xương khớp và bệnh gút giữ ấm cơ thể. Khi đi ra ngoài nên giữ ấm toàn thân, đi găng tay, tất chân, đội mũ, khăn quàng, đảm bảo tay chân được ấm.

    Buổi tối, người bệnh có thể ngâm chân tay vào nước muối ấm hoặc sử dụng túi chườm để chân tay được ấm hơn. Việc giữ ấm cho cơ thể chính là cách hiệu quả để bạn phòng ngừa cơn đau gút ập đến.

    Giữ ấm cơ thể cũng là cách phòng ngừa bệnh gout

    Giữ ấm cơ thể cũng là cách phòng ngừa bệnh gout

    2.7. Hạn chế căng thẳng

    Nhiều người cho rằng tâm lý căng thẳng không ảnh hưởng tới việc tái phát bệnh gout. Điều này hoàn toàn sai. Theo nghiên cứu, stress trong thời gian dài sẽ khiến bệnh gout bùng phát và làm triệu chứng trở nên nặng hơn.

    Trong cuộc sống, đặc biệt là những ngày cuối năm khó tránh được những việc căng thẳng, áp lực. Hãy học cách kiểm soát tinh thần bằng những kỹ thuật như ngồi thiền, tập yoga, hít thở sâu… Lời khuyên dành cho người bệnh gút là giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ để chung sống với bệnh và gia tăng tuổi thọ.

     

    Viên gout Tâm Bình – Hỗ trợ đào thải axit uric, giảm triệu chứng đau do gút

    Bên cạnh những phương pháp cải thiện bệnh gout kể trên, người dân có thể tham khảo thêm sản phẩm thảo dược hỗ trợ giảm đau gout như Viên gout Tâm Bình. Đây là sản phẩm nổi tiếng do Công ty Dược phẩm Tâm Bình – Top 5 Công ty Đông dược Việt Nam uy tín nghiên cứu, sản xuất. Sản phẩm dành cho người bệnh gout cấp và mạn tính, người có chỉ số acid uric cao.

    Sản phẩm gồm 12 thảo dược tự nhiên: Hy thiêm, Lá sói rừng, Đương quy, Đỗ trọng, Thổ phục linh, Cốt khí củ, Độc hoạt, Ngưu tất, Tỳ giải, Tần giao, Phòng phong, Mã tiền chế.

    Với sự kết hợp khéo léo các thảo dược trên, Viên gout Tâm Bình có tác dụng hỗ trợ:

    • Lợi tiểu, tăng đào thải axit uric.
    • Giảm triệu chứng đau do gout

    Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên, trước ăn 30 phút. Với người có tiền sử đau dạ dày nên uống sau ăn 30 phút.

    Với hơn 13 năm đồng hành cùng sức khỏe người Việt, Viên gout Tâm Bình đã có mặt tại hơn 3000 đại lý, hơn 20.000 nhà thuốc trên toàn quốc. Sản phẩm cũng nhận được rất nhiều giải thưởng cao quý như: Hàng Việt Nam chất lượng cao, Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích.

    viên gout tâm bình

    */Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Nam giới yếu sinh lý chỉ vì … mắc bệnh gút! 15/08/19
      Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, nên tỉ lệ mắc bệnh gút ở nam giới thường cao…
      Mẹo hay phòng chống bệnh gút tái phát khi giao mùa, 100% thành công! 17/09/19
      Khi giao mùa, người bệnh gút thường mệt mỏi, uể oải, các khớp xương tê cứng, thậm chí sưng, đau…
      Mật nhân – thảo dược chữa bách bệnh: Công dụng và cách sử dụng ra sao? 17/09/20
      Mật nhân là vị dược liệu đã được nghiên cứu để điều trị các bệnh lý xương khớp, da liễu,…
      Bệnh (gout) gút có được ăn cá hồi không? Nên ăn những loại cá gì? 03/04/20
      Cá hồi là món ăn bổ dưỡng và hấp dẫn với nhiều người. Nhưng người bệnh gout có được ăn…
      Xem thêm