Gan nhiễm mỡ độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh lý gan nhiễm mỡ nên nhiều người còn khá chủ quan và coi nhẹ các triệu chứng của bệnh. Từ đó, dẫn đến việc điều trị chậm trễ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng. Vậy gan nhiễm mỡ cấp độ 1 là gì? Nhận biết ra sao và cách điều trị như nào? Hãy cùng tham khảo chi tiết qua bài viết sau đây.
1. Gan nhiễm mỡ cấp độ 1 là gì?
Gan nhiễm mỡ độ 1 là giai đoạn khởi phát của bệnh gan nhiễm mỡ. Ở cấp độ này, gan bắt đầu hình thành sự tích tụ của mỡ. Tuy nhiên, vì là giai đoạn nhẹ nhất, nên hàm lượng mỡ chưa đáng kể, chiếm tối đa 10% khối lượng gan, và chưa gây ảnh hưởng nhiều tới chức năng gan.
Mặc dù vậy, nếu không được điều trị kịp thời, gan nhiễm mỡ giai đoạn 1 có thể phát triển nặng lên độ 2, độ 3, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.
2. Nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ độ 1
Người bệnh bị gan nhiễm mỡ có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân như sau:
2.1 Sử dụng rượu bia
Rượu bia được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu kích hoạt tình trạng gan nhiễm mỡ cấp 1. Bởi lẽ, khi dung nạp vào cơ thể, chất cồn trong rượu bia khiến tế bào Kupffer – Một đại thực bào nằm ở xoang gan bị kích hoạt, làm gián đoạn quá trình oxy hóa acid béo, gây tích lũy tế bào mỡ. Lâu ngày sẽ làm mỡ hóa tế bào gan.
2.2 Gan nhiễm mỡ độ 1 do bệnh lý
Một số bệnh lý có thể khiến gan nhiễm mỡ bao gồm:
- Mỡ máu cao
- Đái tháo đường tuýp 2
- Bệnh béo phì
- Suy dinh dưỡng.
2.3 Nguyên nhân khác
Khởi phát của gan nhiễm mỡ cũng có thể bắt nguồn từ:
- Ăn uống nhiều thức ăn dầu mỡ, nội tạng động vật…
- Giảm cân quá nhanh làm tăng quá trình tích lũy mỡ ở gan.
- Di truyền: Bệnh có xu hướng di truyền khi trong gia đình có thành viên mắc bệnh.
- Tác dụng phụ của thuốc.
3. Dấu hiệu gan nhiễm mỡ độ 1
Bệnh mới khởi phát nên chúng ta thường không chú ý, dẫn đến bỏ qua các dấu hiệu của bệnh. Mặt khác, các biểu hiện ở gan nhiễm mỡ cấp độ 1 không rõ ràng, cho đến khi bệnh phát triển nặng. Tuy nhiên, một số biểu hiện người bệnh có thể gặp phải bao gồm:
- Cơ thể uể oải, suy nhược.
- Mất cảm giác ngon miệng khi ăn uống.
- Da dẻ thâm sạm hơn bình thường…
Với những biểu hiện mờ nhạt này, sẽ rất khó để khẳng định bạn có bị gan nhiễm mỡ hay không. Do đó, nếu bạn là người thừa cân, béo phì, hoặc hay sử dụng rượu bia, có lối sống không lành mạnh… thì nên đến những bệnh viện uy tín để kiểm tra kỹ hơn về tình trạng của mình.
4. Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?
Hầu hết người bệnh đều chủ quan với giai đoạn đầu của gan nhiễm mỡ. Họ cho rằng, lúc này lượng mỡ chưa nhiều nên gan vẫn chưa bị ảnh hưởng, mọi hoạt động của cơ thể vẫn diễn ra bình thường. Suy nghĩ này cũng có phần đúng. Tuy nhiên, về lâu dài, nếu người bệnh vẫn giữ quan điểm như vậy thì rất nguy hiểm.
Theo đó, giai đoạn 1 là tiền đề cho sự phát triển của bệnh. Khi không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển lên các cấp độ cao hơn (cấp 2, cấp 3). Sự tiến triển này thường âm thầm, không có dấu hiệu. Đến khi bạn cảm nhận được dấu hiệu rõ ràng thì bệnh đã ở giai đoạn nguy hiểm, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn.
Chính vì vậy, ngay khi phát hiện bệnh ở giai đoạn khởi phát, người bệnh cần chú ý và lên cho mình phương án điều trị hợp lý.
5. Gan nhiễm mỡ độ 1 có chữa khỏi không?
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp hay loại thuốc đặc hiệu nào giúp điều trị dứt điểm bệnh gan nhiễm mỡ nói chung và gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu nói riêng. Tuy nhiên, ở giai đoạn khởi phát này, người bệnh có thể cải thiện bệnh bằng lối sống khoa học, chế độ ăn hợp lý kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ để nâng cao hiệu quả.
6. Điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 như thế nào?
Từ giai đoạn 1, gan nhiễm mỡ có thể tiến triển nhanh lên những giai đoạn sau nếu không có phác đồ điều trị hợp lý. Tuy nhiên, liệu có thể chữa khỏi bệnh được hay không? Và phác đồ điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 như thế nào là hợp lý?
6.1 Cách cải thiện gan nhiễm mỡ giai đoạn 1 bằng chế độ ăn uống
Thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày với thực đơn hợp lý:
- Tăng cường rau xanh, các loại trái cây nhiều màu sắc giàu chất xơ và vitamin.
- Hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn thức ăn nhiều dầu mỡ, có hàm lượng cholesterol cao như nội tạng động vật, thịt đỏ, lòng đỏ trứng…
- Bổ sung acid Omega 3 thông qua các loại cá béo như: cá hồi, các trích, cá mòi…
- Không sử dụng rượu bia, chất kích thích.
6.2 Cải thiện bằng lối sống khoa học
Cùng với chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp phục hồi chức năng gan. Từ đó, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Một số việc bạn nên làm bao gồm:
- Giữ tâm trạng thoải mái, tránh làm việc quá sức, không thức quá khuya (ngủ trước 11h).
- Chăm chỉ tập luyện thể dục, ít nhất 30 phút mỗi ngày, khoảng 5 lần mỗi tuần.
- Kiểm soát cân nặng hợp lý bằng chế độ ăn uống và tập luyện mỗi ngày.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần. Trong đó: Mỡ máu, vòng bụng, huyết áp, đường huyết, cân nặng là 5 chỉ số cần kiểm tra thường xuyên.
Bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, bệnh có nguy cơ cao gặp ở những đối tượng thừa cân, béo phì, có hàm lượng mỡ trong máu cao. Do đó, với những trường hợp mỡ máu cao cần được kiểm soát kịp thời để ngăn ngừa mỡ tích tụ ở gan. Tuy nhiên, việc kiểm soát mỡ máu là một quá trình lâu dài, người bệnh cần ưu tiên lựa chọn các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên để đảm bảo an toàn, cho hiệu quả lâu dài.
XEM THÊM:
- Chữa gan nhiễm mỡ tại nhà – 9 cách áp dụng đâu khỏi đấy
- [SOS] Chỉ số triglyceride cao – Biến chứng nguy hiểm và cách khắc phục
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.