Gai cột sống có nên đi bộ không? Chuyên gia giải đáp thắc mắc
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Gai cột sống có nên đi bộ không? Chuyên gia giải đáp thắc mắc

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    10/03/21

    Gai cột sống có nên đi bộ không, đi bộ sao cho đúng và có những nguyên tắc nào đối với người mắc các bệnh lý xương khớp, đặc biệt gai cột sống? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất tần tật thắc mắc của bạn.

    5/5 - (15 bình chọn)

    1. Gai cột sống có nên đi bộ không?

    gai cột sống có nên đi bộ không

    Người bị gai cột sống có nên đi bộ không?

    Đi bộ là bộ môn thể thao đơn giản, dễ thực hiện, có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi. Đã có nghiên cứu chỉ việc đi bộ có lợi cho những người mắc bệnh lý xương khớp, đặc biệt viêm khớp. Người bị gai cột sống đặc trưng với những cơn đau mỏi ở hai vị trí chính là lưng dưới và vùng cổ, dễ lan sang khu vực vai gáy. Mặc dù các gai xương chèn ép dây thần kinh gây tê bì, đau râm ran khó chịu nhưng nếu không vận động, các gai xương sẽ càng phát triển và gây chèn ép cục bộ.

    Như vậy, người bị gai cột sống nên đi bộ thường xuyên để cải thiện chức năng như:

    • Giúp nuôi dưỡng cấu trúc cột sống
    • Giúp máu dễ dàng lưu thông
    • Kích thích bơm chất dinh dưỡng vào các mô mềm
    • Cải thiện tính linh hoạt của cột sống và tư thế
    • Tăng phạm vi chuyển động
    • Hạn chế các chấn thương so với người đi lại khó khăn
    • Tăng cường mật độ xương, kiểm soát cân nặng

    Không chỉ đi bộ, khi gặp phải gai cột sống thể nhẹ hoàn toàn có thể chạy bộ mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp và sự phát triển của gai xương. Chạy bộ cũng là cách để giảm triệu chứng đau nhức bằng cách:

    • Giải phóng dây thần kinh bị chèn ép từ đó giảm tần suất cơn đau, mang lại cảm giác khỏe khoắn
    • Giúp hệ xương khớp linh hoạt, tăng khả năng chịu lực

    Click xem thêmGai cột sống là bệnh gì?: Nguyên nhân, cách điều trị và lưu ý của bác sĩ!

    2. Hướng dẫn người gai cột sống cách đi bộ, chạy bộ

    Gai cột sống đi bộ thế nào cho đúng? Không phải cứ đi bộ là có thể giúp giảm đau. Cần có thời lượng và đi bộ đúng cách.

    Theo Ths. Nguyễn Minh Hoàng, người mắc bệnh gai đốt sống lưng và cổ nên thực hiện một số nguyên tắc như sau:

    nguyên tắc đi bộ với người bị gai cột sống

    Nguyên tắc đi bộ với người bị gai cột sống.

    • Cần khởi động trước khi đi bộ bằng những động tác nhẹ nhàng
    • Nên đi bộ với tốc độ tăng dần, 15 phút đầu đi bộ nhẹ nhàng, sau đó mới đi nhanh hơn, bước đi dứt khoát
    • Đi đúng tư thế, đầu thẳng hướng về trước, lưng thẳng, vai và cánh tay vung đều theo nhịp bước chân
    • Dùng mũi và miệng cùng hít sâu và thở ra đều để cơ thể không bị mất sức
    • Không nên thở mạnh bằng miệng
    • Nên đi bộ với thời gian tăng dần và duy trì ở mức phù hợp, từ 30 phút đến 1 tiếng hoặc lâu hơn nếu sức khỏe cho phép
    • Chọn giày vừa chân, đế mềm phù hợp với đi bộ, chạy bộ
    • Mặc quần áo thoải mái, dễ thấm hút mồ hôi
    • Không nên ăn quá no trước khi đi bộ

    3. Lời khuyên của chuyên gia khi đi bộ chữa gai cột sống

    Cũng theo GS Dương Trọng Hiếu, đi bộ là giải pháp tốt cho bệnh gai cột sống cũng bệnh lý xương khớp nếu áp dụng đúng cách. Ngoài đi bộ, bạn có thể áp dụng thêm một số bài tập, yoga chữa gai cột sống cũng như xem xét tình trạng bệnh để kết hợp các môn thể thao như bơi lội, chạy bộ…

    Song song với đó, bạn nên kết hợp với chế độ ăn hợp lý bằng cách:

    • Tăng cường thực phẩm giàu omega 3, canxi, vitamin D…
    • Hạn chế thực phẩm giàu đường, muối
    • Giảm bớt chế độ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh
    • Uống đủ nước, ngủ đủ giấc
    • Nên kết hợp các môn thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe
    • Thăm khám định kỳ để kiểm tra bệnh

    Trên đây câu trả lời cho người bị gai cột số có nên đi bộ không, cách đi bộ đúng và những nguyên tắc khi đi bộ hay chạy bộ mà người bệnh cần lưu ý. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy chủ động liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Châm cứu chữa đau vai gáy có tốt không? Quy trình ra sao? 14/10/23
      Chúng tôi vừa nhận được câu hỏi của chị Vũ Thị Hường (34 tuổi, Long Biên - Hà Nội) về…
      Phác đồ [chữa đau vai gáy bằng diện chẩn] từ GS Bùi Quốc Châu 16/01/21
      Tôi bị đau vai gáy nhiều năm nay, đã uống thuốc Tây y rồi nhưng do có tiền sử dạ…
      Viêm bao hoạt dịch khớp gối – Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị 11/10/23
      Khớp gối là một trong những khớp phải hoạt động nhiều và chịu lực lớn của cơ thể. Do đó,…
      Viêm khớp liên cầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 24/11/23
      Viêm khớp liên cầu là một trong những biến chứng sau khi mắc bệnh liên cầu khuẩn ở người. Bệnh…
      Xem thêm