Thuốc Fenostad được chỉ định trong những trường hợp bị rối loạn lipid máu và các vấn đề có liên quan tới tình trạng này. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh cần nắm rõ công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng.
1. Fenostad là thuốc gì?
Thuốc fenostad nằm trong nhóm thuốc hạ mỡ máu fibrat. Nó được dùng với mục đích ức chế tổng hợp cholesterol tại gan. Từ đó giúp giảm hàm lượng LDL-cholesterol, chất béo trung tính và tăng HDL-cholesterol.
2. Công dụng
– Ức chế sinh tổng hợp cholessterol tại gan
– Giảm cholesterol xấu, triglycerid máu
– Tăng cholesterol tốt
3. Chỉ định và chống chỉ định
Giống như bất kỳ loại thuốc Tây theo đơn nào khác, người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi được bác sĩ chỉ định. Một số đối tượng không được phép sử dụng thuốc này vì sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Chỉ định:
Hỗ trợ chế độ ăn kiêng, tập thể dục, giảm cân trong các trường hợp:
– Tăng cholesterol máu typ IIa
– Tăng triglycerid máu nội sinh đơn lẻ typ IV
– Tăng lipid máu kết hợp typ II và typ III không đáp ứng với chế độ ăn kiêng
– Tăng lipid máu thứ phát kéo dài
Rối loạn lipid máu là gì? Tăng lipid máu có nguy hiểm không?
Chống chỉ định:
– Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc
– Phản ứng quá mẫn với ánh sáng khi điều trị bằng thuốc nhóm fibrat hoặc ketoprofen
– Phụ nữ có thai và cho con bú
– Bệnh suy thận và gan nặng
– Viêm tụy
– Bệnh túi mật
– Bệnh nhược giáp
– Trẻ dưới 10 tuổi chống chỉ định với thuốc hàm lượng trên 67mg
4. Thành phần
Thuốc chứa thành phần chính là Fenofibrat – dẫn chất của acid fibric. Tá dược vừa đủ, phụ thuộc vào nhà sản xuất.
5. Cơ chế tác động, chuyển hóa, thải trừ
Thuốc được hấp thụ ở đường tiêu hóa cùng với thức ăn. Khi vào cơ thể, thuốc sẽ nhanh chóng được thủy phân thành acid fenofibric hoạt tính, gắn vào albumin huyết tương. Nó giúp phân bổ lại tỷ lệ các thành phần của cholesterol trong huyết tương về mức có lợi hơn.
Nồng độ thuốc đạt đỉnh trong huyết tương xuất hiện khoảng 5 giờ sau khi dùng thuốc. Thời gian bán thải bình thường khoảng 20 giờ. Thuốc đào thải chủ yếu qua đường nước tiểu (chiếm 70% trong 24 giờ).
6. Hàm lượng
Thuốc được đăng ký bởi Công ty TNHH LD Stada-Việt Nam – VIỆT NAM. Hàm lượng thuốc phổ biến là Fenostad 200mg, Fenostad 160mg, 100mg, 67mg tương ứng với Fenostad 300, thuốc Fenostad 200, thuốc Fenostad 160, Fenostad 100 và Fenostad 67. Thuốc có dạng viên nén bao phim hoặc viên nang cứng.
7. Liều dùng và cách sử dụng
Thuốc nên được uống nguyên viên cùng với bữa ăn chính. Vì khả năng hấp thụ thuốc sẽ giảm đi nhiều nếu uống sau khi nhịn ăn qua đêm. Người bệnh không được nghiền hoặc nhai thuốc.
Liều dùng thông thường đối với người lớn là từ 160 – 200mg/ngày. Liều khuyến cáo cho trẻ em trên 20kg là một viên Fenostad 67/ngày. Người bệnh không được tự ý tăng liều, ngưng liều trong quá trình điều trị.
Khi lỡ quên liều hãy dùng thuốc ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu thời điểm nhớ ra quá gần với liều tiếp theo hãy bỏ qua liều đã quên. Đặc biệt, người bệnh không được tự ý uống bù bằng cách dùng gấp đôi liều.
Khi dùng quá liều thuốc hãy thông báo với bác sĩ ngay. Theo dõi sát biểu hiện của cơ thể khi dùng quá liều. Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường có thể cần phải cấp cứu. Hiện không có thuốc giải độc dành riêng cho việc dùng quá nhiều Fenostad.
8. Tác dụng phụ
Tác dụng phụ của thuốc xuất hiện ở mỗi người không giống nhau. Đôi khi có những người chỉ gặp tác dụng phụ nhẹ, thoáng qua. Nhưng cũng có những trường hợp nặng cần phải điều trị. Người bệnh hãy thông báo với bác sĩ về tất cả những vấn đề gặp phải khi dùng thuốc.
MỨC ĐỘ PHỔ BIẾN | TÁC DỤNG PHỤ |
✅Thường gặp | ⭐Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu, chướng bụng
⭐Tăng men gan tạm thời |
✅Ít gặp | ⭐Nhức đầu
⭐Phát ban ⭐Đau cơ, yếu cơ, co thắt cơ ⭐Viêm tụy ⭐Sỏi mật ⭐Huyết khối |
✅Hiếm gặp | ⭐Liệt dương, giảm tinh trùng
⭐Giảm bạch cầu ⭐Viêm gan ⭐Rụng tóc ⭐Nhạy cảm với ánh sáng ⭐Viêm cơ, tiêu cơ vân |
9. Tương tác thuốc
Một số loại thuốc cần tránh sử dụng chung với Fenostad bởi có thể bị biến đổi hoặc giảm dược tính. Việc sử dụng song song cũng có thể làm tăng và trầm trọng thêm tác dụng phụ.
– Thuốc chống đông máu: Làm tăng nguy cơ xuất huyết. Nếu buộc phải dùng chung thì khi bắt đầu cần giảm liều thuốc chống đông máu xuống chỉ còn 1/3 liều cũ. Trong quá trình sử dụng đồng thời hai loại thuốc cần theo dõi chặt chẽ hàm lượng prothrombin máu. Từ đó điều chỉnh lượng thuốc.
– Thuốc statin: Dùng kết hợp sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương cơ, viêm tụy cấp.
– Ciclosporin: Nếu dùng chung nguy cơ bị viêm tụy cấp cao hơn, gây suy giảm chức năng thận.
– Glitazones: Gây giảm HDL-cholesterol nếu dùng chung. Do đó cần theo dõi hàm lượng HDL-cholesterol và ngưng một trong hai loại thuốc nếu hàm lượng xuống quá thấp.
– Thuốc ức chế Monoamine Oxidase chống trầm cảm.
10. Thuốc Fenostad giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc được bán theo đơn của bác sĩ tại các hiệu thuốc. Khi mua thuốc, người bệnh cần lựa chọn địa chỉ uy tín, được cấp phép để đảm bảo chất lượng thuốc. Giá thuốc sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng nhà phân phối và thời điểm. Dưới đây là giá tham khảo dành cho hộp 3 vỉ x 10 viên nén:
– Giá thuốc fenostad 160 là 105.000 VNĐ
– Giá thuốc fenostad 200 là 155.000 VNĐ
11. Lưu ý khi sử dụng
– Chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định.
– Thông báo với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng để tránh tương tác.
– Bác sĩ thường sẽ kiểm tra chức năng gan, thận của bệnh nhân trước khi quyết định kê đơn loại thuốc này.
– Xét nghiệm chỉ số ASAT, ALAT sẽ được tiến hành định kỳ 3 tháng/lần và trong vòng 12 tháng đầu điều trị bằng thuốc này. Nếu chỉ số tăng hơn 3 lần giới hạn bình thường sẽ phải ngưng điều trị bằng thuốc này.
– Xét nghiệm công thức máu cũng được tiến hành thường xuyên trong quá trình sử dụng thuốc.
– Sau từ 3 – 6 tháng điều trị bằng thuốc này nếu hiệu quả đạt được không như mong đợi, bác sĩ có thể xem xét bổ sung hoặc thay thế bằng biện pháp khác.
– Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa tầm tay trẻ em và tránh ánh nắng trực tiếp. Hoạt chất của thuốc có thể bị biến đổi nếu bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
– Báo với bác sĩ ngay khi xuất hiện các biểu hiện lạ khi dùng thuốc.
– Tái khám đúng hẹn.
Thông tin trong bài chỉ được dùng với mục đích tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ điều trị. Hãy sử dụng thuốc Fenostad theo đúng liều lượng, thời gian mà bác sĩ điều trị của bạn kê đơn.
XEM THÊM
- Tìm hiểu cách sử dụng thuốc mỡ máu Stada chuyên dùng
- Tham khảo top 7+ nhóm thuốc hạ mỡ máu “khẩn cấp”
- 6+ cách giảm mỡ máu không cần thuốc từ chuyên gia
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.