Đông cứng khớp vai là bệnh gì? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đông cứng khớp vai là bệnh gì? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    27/11/23

    Đông cứng khớp vai là một trong những bệnh lý cơ xương khớp thường gặp, đặc trưng là tình trạng đau khớp, cứng khớp vai, làm giảm khả năng vận động của người bệnh. Vậy đông cứng khớp vai có chữa khỏi không, có những cách điều trị này? Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng, Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh sẽ giải đáp những thắc mắc này.

    5/5 - (3 bình chọn)

    1. Đông cứng khớp vai là gì?

    đông cứng khớp vai

    Đông cứng khớp vai đặc trưng là khó vận động thậm chí cử động nhỏ cũng thấy đau

    Vai là bộ phận có biên độ vận động rộng nhất trong cơ thể. Chúng ta dễ dàng xoay 360 độ mà không vấn đề gì. Sự linh hoạt này là nhờ vào khớp ổ chảo và các dải cơ gân.

    Cấu trúc phức tạp của dải gân và cơ hay còn gọi là bao khớp vai tạo nên sự linh hoạt của vai nhưng cũng khiến bộ phận này gặp nhiều chấn thương cũng như hao mòn mãn tính như rách cơ chóp vai, viêm gân cơ vai, đông cứng khớp vai.

    Đây là tình trạng các mô liên kết xung quanh khớp vai trở nên dày, cứng và viêm, làm mất khả năng co giãn bình thường.

    Khi bạn càng hạn chế vận động càng khiến các bao gân, dây chằng co lại, xương vai không có nhiều không gian để di chuyển. Lâu dần có thể mất dần hoạt dịch ổ khớp.

    Trường hợp nặng có thể hình thành các dải mô sẹo (dính) giữa bao khớp và đầu xương cánh tay.

    Tìm hiểu thêm về Viêm quanh khớp vai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

    2. Nguyên nhân khiến khớp vai bị đông cứng

    Nguyên nhân gây tê cứng vai chưa rõ ràng. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến khớp vai như:

    2.1. Do bệnh tiểu đường góp phần gây đông cứng khớp vai

    Tỉ lệ người bị đông cứng vai cao hơn khi có bệnh lý nền là tiểu đường. Nguyên nhân chưa được tìm hiểu rõ. Tuy nhiên bệnh nhân bị tiểu đường khi bị đông cứng khớp vai thường có xu hướng bị cứng khớp cả về mức độ lẫn thời thời gian bị nhiều hơn so với người bình thường.

    Theo thống kê có từ 10-20% người bị tiểu đường bị đông cứng khớp vai.

    2.2. Chấn thương, gãy xương hoặc phẫu thuật

    Một số trường hợp vai đông cứng do bị cố định lại trong một thời gian dài do chấn thương, phẫu thuật hoặc biến chứng bệnh khiến khó cử động khớp.

    Trường hợp chấn thương có thể gây nên viêm bao hoạt dịch khớp vai hoặc viêm gân chóp xoay. Tình trạng viêm càng nặng làm tăng cơn đau và hạn chế phạm vi vận động của vai. Từ đó khiến khớp vai bị đông cứng.

    Vì vậy đối với người bị cứng khớp vai sau phẫu thuật khi bệnh thuyên giảm thường được khuyến khích vận động nhẹ nhàng khớp vai để ngăn ngừa tình trạng đông cứng khớp.

    2.3. Một số bệnh lý khác

    Một số bệnh lý có thể gây đông cứng khớp. Đây hầu hết là những yếu tố góp phần gây nên tình trạng này như:

    • Rối loạn chóp xoay (có khoảng 10% số người mắc chứng rối loạn chóp xoay bị đông cứng vai)
    • Viêm bao hoạt dịch
    • Đột quỵ, bệnh tim bị tai biến gây tê liệt thân trên, trong đó có vai
    • Rối loạn tuyến giáp hoặc bệnh Parkinson

    2.4. Tuổi tác

    Càng có tuổi khả năng vận động và sự linh hoạt giữa các khớp càng giảm. Vì vậy đây là yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây cứng khớp vai.

    Vai bị đông cứng xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ, đặc biệt phụ nữ mới sinh. Độ tuổi thường gặp khi đông cứng khớp vai là từ 40-60 tuổi.

    3. Triệu chứng đông cứng khớp vai

    triệu chứng đông cứng khớp vai

    Đông cứng khớp vai ở mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng đặc trưng

    Khớp vai bị đông cứng thường tiến triển chậm và phát triển theo từng giai đoạn. Trong đó:

    Giai đoạn đóng băng

    Giai đoạn này người bệnh gặp phải một số triệu chứng như dù cử động nào của vai cũng đau; cơn đau nặng hơn vào ban đêm; hạn chế vận động khớp vai.

    Giai đoạn này kéo dài từ 2-9 tháng.

    Giai đoạn đông lạnh

    Cơn đau có thể giảm bớt tuy nhiên khớp vai trở nên cứng hơn. Di chuyển và vận động khó vận động hơn, ngay cả thực hiện những công việc sinh hoạt cá nhân hàng ngày cũng gặp khó khăn.

    Giai đoạn này kéo dài từ 4-12 tháng

    Giai đoạn tan băng (hồi phục)

    Khả năng di chuyển và vận động của vai bắt đầu được cải thiện. Giai đoạn này kéo dài từ 5-24 tháng.

    4. Cách chẩn đoán đông cứng khớp vai

    Để chẩn đoán tình trạng đông cứng khớp vai các bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và cận lâm sàng. Trong đó:

    – Khai thác tiền sử bệnh về thời gian mắc, có bệnh lý nền hoặc từng chấn thương hay không?

    – Kiểm tra y tế bằng cách di chuyển vai theo mọi hướng xem có bị đau khi cử động hay không. Nếu bị đông cứng khớp vai thì cả phạm vi cử động chủ động và thụ động đều hạn chế

    – Chụp X-quang để loại bỏ nguyên nhân như viêm khớp

    – Có thể chụp cộng hưởng từ MRI hoặc siêu âm nếu thấy cần thiết

    – Trong một số trường hợp cần kiểm tra khớp chóp xoay có bị rách hay không?

    5. Bệnh viêm khớp vai có tự khỏi không?

    đông cứng khớp vai có tự khỏi không

    Nếu ở thể nhẹ, đông cứng khớp vai có thể hồi phục theo thời gian

    Viêm quanh khớp vai thể đông cứng có tự khỏi không là thắc mắc của nhiều người. Trên thực tế bệnh có thể tự khỏi theo thời gian, khi khớp bị đông cứng sau một thời gian có thể tự “rã đông”.

    Tuy nhiên việc khớp vai bị đông cứng tự khỏi còn phụ thuộc vào mức độ bệnh gặp phải. Nếu ở mức độ nhẹ và phát hiện sớm khi có chế đô chăm sóc, vận động hợp lý kết hợp nghỉ ngơi, ăn uống điều độ thì bệnh có thể thuyên giảm.

    Với trường hợp mắc các bệnh lý nền, thể trạng không tốt hoặc đặc thù công việc thường xuyên phải mang vác nặng thì việc tự khỏi sẽ lâu và mất thời gian, thậm chí không phục hồi được hoàn toàn.

    Dó đó người bệnh cần thăm khám để biết tình trạng của mình và việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ.

    6. Điều trị đông cứng khớp ở vai

    Nguyên tắc khi điều trị tình trạng đông cứng khớp vai là kết hợp kiểm soát cơn đau và duy trì phạm vi chuyển động của vai càng nhiều càng tốt. Các phương pháp này bao gồm sử dụng thuốc, vật lý trị liệu phục hồi chức năng viêm đau quanh khớp vai, thậm chí chỉ định phẫu thuật.

    Cụ thể:

    6.1. Thuốc điều trị khớp vai đông cứng

    Nếu cơ vai bị viêm, đau, khớp vai đông cứng khó cử động, làm việc gì cũng đau thì việc đầu tiên các bác sĩ sẽ điều trị để giảm triệu chứng đau bằng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm.

    Các loại thuốc giảm đau như:

    • Acetaminophen 0,5g x 2-4 viên /24h
    • Acetaminophen kết hợp với codein hoặc tramadol 2-4 viên/ 24h

    Trong trường hợp cần sử dụng thuốc chống viêm có thể dùng các loại thuốc sau:

    • Diclofenac 50mg x 2 viên/24h
    • Piroxicam 20mg x 1 viên/24h
    • Meloxicam 7,5mg x 1-2 viên/24h
    • Celecoxib 200mg x 1 – 2 viên/24h

    6.2. Tiêm steroid vào khớp

    Hầu hết trường hợp vai bị đông cứng sẽ tự khỏi trong vòng 12-18 tháng. Trong trường hợp có các triệu chứng nghiêm trọng hoặc dai dẳng các bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid vào khớp vai.

    Phương pháp này có tác dụng giảm đau và cải thiện khả năng vận động của vai.

    Thời điểm tiêm lý tưởng nhất là ngay sau khi vai bắt đầu bị đông cứng.

    Thuốc tiêm tại chỗ này thường sử dụng các muối của corticoid như:

    • Methylprednisolon acetat 40mg;
    • Betamethason dipropionat 5mg;
    • Betamethason sodium phosphat 2mg tiêm 1 lần duy nhất

    Sau 3-6 tháng tiêm nhắc lại nếu có cơn đau trở lại

    Lưu ý: Tránh tiêm corticoid ở bệnh nhân có đứt gân bán phần do thoái hóa. Nên tiêm theo chỉ định, hướng dẫn của siêu âm.

    Thông thường sau khi tiêm khớp từ 12-24 giờ sẽ gặp phải tình trạng đau tại vết tiêm do phản ứng viêm màng hoạt dịch với corticoid. Cơn đau sẽ giảm sau 1 ngày, chỉ cần chườm lạnh và không cần can thiệp.

    >>> Xem thêm: Thuốc Corticoid là gì? Dùng trong trường hợp nào và tác dụng phụ

    6.3. Tiêm nong khớp vai

    Phương pháp bơm nong khớp vai là thủ thuật tiêm vào ổ khớp một lượng dịch với áp lực lớn để bóc tách và gỡ dính bao khớp. Cách này đã được Andren và Lundberg thực hiện lần đầu vào năm 1965.

    Thành phần trong thuốc tiêm gồm 1 hỗn dịch chứa corticoid, thuốc tê và thuốc cản quang để bóc tách tối đa các túi hoạt dịch.

    Thủ thuật bơm nong khớp vai khá an toàn, ít có biến chứng nghiêm trọng. Các phản ứng phụ được thống kê gồm:

    • Đau tức tại vị trí tiêm do tăng áp lực trong ổ khớp
    • Đau đầu, chóng mặt thoáng qua

    6.4. Thuốc hỗ trợ giãn cơ và bệnh lý nền

    Khi bị đau nhức nặng các bác sĩ có thể kê thêm thuốc giãn cơ như Diazepam, Valium, Myonal…

    Các thuốc này có tác dụng chống co thắt cơ, giảm các cơn đau nhức do tình trạng sưng viêm gây ra.

    Bên cạnh đó nếu bị các bệnh lý nền, người bệnh được chỉ định dùng thuốc kiểm soát để không làm gia tăng bệnh.

    6.5. Vật lý trị liệu chữa đông cứng khớp vai

    điều trị đông cứng khớp ở vai

    Trị liệu là cách hiệu quả để cải thiên tình trạng cứng khớp, đau khớp

    Đối với viêm quanh khớp vai thể đông cứng thì vật lý trị liệu là một trong những cách phục hồi chức năng cho cơ vai hiệu quả.

    Tập vật lý trị liệu sẽ cải thiện được biên độ vận động của vai, giúp vai vận động linh hoạt hơn, tăng lưu thông máu để đưa chất dinh dưỡng nuôi dưỡng khớp.

    Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến trong trường hợp đông cứng khớp vai nhẹ và không cần dùng đến thuốc.

    Một số phương pháp trị liệu như:

    – Liệu pháp nhiệt: dùng đèn hồng ngoại, sóng siêu âm, sóng ngắn để tăng tuần hoàn, giảm đau, chống viêm.

    – Xoa bóp: giúp giảm đau, tăng tuần hoàn máu, thư giãn cơ xương khớp.

    – Bài tập vận động: phục hồi và bảo tồn chức năng vận động của khớp.

    Lưu ý đối với bài tập vận động là trong thời gian bị sưng, đau cấp không nên tập. Sau khi qua giai đoạn viêm cấp người bệnh cần tập luyện từ mức nhẹ nhàng để lấy lại khả năng vận động.

    6.6. Bài thuốc chữa đông cứng khớp ở vai

    Để điều trị khớp vai bị đông cứng, bên cạnh các phương pháp Tây y, Y học cổ truyền còn có nhiều bài thuốc hiệu quả. Tác dụng của các bài thuốc Đông y là mang tới hiệu quả từ gốc.

    Các bài thuốc này không chỉ có tác dụng khu phong trừ thấp mà còn bổ khí huyết, thông kinh hoạt lạc.

    Bài thuốc Ma hoàng quế chi thang gia giảm:

    Nguyên liệu: Ma hoàng, cam thảo, quế chi, phòng phong, hạnh nhân, bạch chỉ

    Tác dụng: Khu phong trừ thấp

    Bài thuốc Quyên tý thang giam giảm:

    Nguyên liệu: Đương quy, sinh khương, xích thược, hoàng kỳ, thạch xương bồ, khương hoạt, táo nhân, chích thảo, viễn chí, phòng phong, cát cánh, đại táo

    Tác dụng: Bổ khí huyết, thông kinh lạc

    Bài thuốc Tứ vật đào hồng:

    Nguyên liệu: Thục địa, đương quy, bạch thược, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa, đẳng sâm, hoàng kỳ

    Tác dụng: Bổ khí huyết, hoạt huyết tiêu ứ

    Các bài thuốc này có tác dụng chậm. Vì vậy ở giải đoạn cấp tính, người bệnh nên chú ý điều trị triệu chứng sau đó sử dụng để hỗ trợ.

    6.7. Phẫu thuật nội soi khớp vai

    Trong trường hợp không đáp ứng thuốc và các bài tập trị liệu, người bệnh bị đông cứng khớp vai có thể được chỉ định bằng phương pháp phẫu thuật nội soi khớp vai.

    Phương pháp nội soi này nhằm mục đích bóc tách bao dính khớp, trả lại khả năng vận động và giảm đau cho người bệnh.

    Tuy nhiên lưu ý trong trường hợp cần phẫu thuật ổ khớp bị đông cứng là cần thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín, đội ngũ bác sĩ tay nghề, có chuyên môn nghiệp vụ.

    7. Phòng ngừa đông cứng khớp vai

    Đông cứng khớp vai có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không có phương pháp điều trị kịp thời.

    Bên cạnh việc chữa trị khi có bệnh, cần phòng tránh bằng cách:

    • Tránh làm việc quá sức
    • Mang vác đúng tư thế
    • Thận trọng khi chơi các bộ môn có thể ảnh hưởng đến khớp vai như tennis, bóng bàn, cầu lông, bóng rổ…
    • Không thay đổi tư thế đột ngột có thể tổn hại đến khớp
    • Nên khởi động trước khi tập thể dục để làm ấm cơ thể, trong đó có khớp vai
    • Tập thể dục bằng các bộ môn phù hợp với sức khỏe, tập ít nhất 30 phút mỗi ngày
    • Nên nghỉ ngơi sau khi vận động
    • Ngủ đúng tư thế để tránh chèn ép nhiều vào vai
    • Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất kích thích

    Trên đây là một số thông tin về đông cứng khớp vai, nguyên nhân và cách điều trị bạn có thể tham khảo. Nếu có thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0343 44 66 99.

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Trẹo cổ là gì? Nguyên nhân và cách xử lý 07/11/23
      Trẹo cổ là tình trạng nhiều người gặp phải, đặc biệt là khi vừa ngủ dậy. Đôi khi tình trạng…
      TOP 10 loại thuốc xương khớp cho người tiểu đường – Đừng bỏ lỡ 30/11/23
      Theo nghiên cứu từ Đan Mạch, bệnh nhân đái tháo đường type 2 có nguy cơ đau cơ xương khớp…
      Các vị trí đau sau lưng thường gặp – Đau ở đâu nguy hiểm nhất? 25/11/23
      Đau lưng là bệnh lý thường gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng không nhỏ tới…
      8 Nguyên nhân khiến bệnh viêm khớp ngày càng trẻ hóa – Đừng chủ quan! 24/04/23
      Trong quan niệm của nhiều người, viêm khớp là căn bệnh gắn liền với người cao tuổi. Tuy nhiên, trên…
      Xem thêm