Đau mắt cá chân - Nguyên nhân và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đau mắt cá chân – Nguyên nhân và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Thầy Thuốc Ưu Tú Khánh Toàn

    Biên tập viên: Linh Chi

    10/11/23

    Đau mắt cá chân là tình trạng khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Nó cũng gây tác động không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày và công việc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này.

    5/5 - (12 bình chọn)

    1. Đau mắt cá chân là gì?

    Mắt cá chân chịu trọng lượng của cơ thể cũng như góp phần quan trọng vào việc bạn di chuyển. Do phải hoạt động nhiều và chịu sức ép lớn nên mắt cá chân rất dễ bị tổn thương. Từ đó dẫn tới sưng đau mắt cá chân kèm theo các triệu chứng khác. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ ai không phân biệt tuổi tác, giới tính.

    Đau mắt cá chân

    2. Triệu chứng đau mắt cá nhân

    Triệu chứng của tình trạng này rất dễ nhận biết. Mức độ đau của mỗi người không giống nhau. Thông thường cảm giác đau có thể đi kèm với các dấu hiệu khác. Dưới đây là một số triệu chứng cơ bản:

    • Đau: Cơn đau có nhẹ hoặc dữ dội, đặc biệt là ngủ dậy bị đau mắt cá chân. Bạn có thể cảm thấy bị đau mắt cá chân trái, đau mắt cá chân phải hoặc đau ở hai bên mắt cá. Cơn đau ở trong hoặc ngoài vùng mắt cá hoặc lan sang các vị trí xung quanh như bàn chân, ngón chân, cổ chân bị sưng đau …
    • Sưng: Vùng sưng có thể ở mắt cá hoặc lan sang các vùng lân cận như bàn chân bị sưng, ngón chân bị sưng… Khi ấn ngón tay lên vùng sưng, vùng da này sẽ lõm xuống in dấu ngón tay.
    • Vùng mắt cá chân có thể nóng đỏ, bầm tím
    • Thay đổi tư thế, dáng đi của người bệnh.
    • Một số trường hợp đi kèm sốt, ớn lạnh do viêm nhiễm.

    3. Nguyên nhân gây đau mắt cá chân

    Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này. Những liệt kê dưới đây có thể là gợi ý giúp bạn phần nào phán đoán được khởi nguồn tình trạng của bản thân.

    3.1. Chấn thương

    Những chấn thương bất ngờ tại vị trí mắt cá chân và khu vực xung quanh có thể là nguyên nhân. Đôi khi đó chỉ là một cú trẹo chân sưng mắt cá. Bạn có thể gặp chấn thương trong lao động, chơi thể thao, sinh hoạt hàng ngày…

    • Bong gân mắt cá chân: Đây được coi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Tình trạng này thường xảy ra khi bàn chân đột ngột bị vẹo sang một bên khiến dây chằng mắt cá chân bị căng quá mức hoặc rách. Lúc này mắt cá chân sẽ bị sưng, bầm tím trong từ 1 – 2 tuần. Chấn thương này có thể cần vài tháng mới lành lặn hoàn toàn.
    • Rạn, gãy mắt cá chân: Mắt cá chân được tạo thành bởi xương chày, xương mác và xương sên. Bất kỳ xương nào trong số chúng bị nứt, vỡ đều khiến mắt cá chân bị đau, tím, sưng tấy vùng mắt cá chân. Trong trường hợp nghiêm trọng xương thậm chí bị lộ ra ngoài.

    Thực tế có nhiều trường hợp, người bệnh chủ quan với các chấn thương ở mắt cá chân. Từ đó dẫn tới việc xử lý qua loa hoặc để cho chấn thương tự khỏi. Nếu chấn thương không được điều trị kịp thời, đúng cách và triệt để có thể gây ra những cơn đau mạn tính, thậm chí ảnh hưởng tới khả năng vận động. Mặc dù thời gian đầu sau chấn thương cơn đau và các triệu chứng khác chưa xuất hiện. Nhưng dần dần những tổn thương tích tụ sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng hơn.

    Chấn thương gây đau mắt cá chân

    Chấn thương có thể là nguyên nhân gây đau

    3.2. Mắc bệnh lý xương khớp

    Nếu tự nhiên sưng mắt cá chân, đau dai dẳng không dứt có thể bạn đã bị mắc một số bệnh lý xương khớp mà không biết.

    3.2.1. Bệnh gout

    Bệnh xảy ra khi dư thừa axit uric gây lắng đọng tinh thể urat tại các khớp. Thông thường ngón chân cái là vị trí phổ biến nhất bị gout tấn công nhưng mắt cá chân cũng không phải là ngoại lệ. Thông thường tình trạng này cần điều trị y tế kết hợp với điều chỉnh chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt.

    3.2.2. Viêm khớp cổ chân

    Khớp bị viêm sẽ gây ra tình trạng sưng đau. Sở dĩ có điều này là do sụn khớp bị tổn thương hoặc chấn thương chữa trị không triệt để.

    Mắc bệnh lý xương khớp gây đau mắt cá chân

    Viêm khớp cổ chân có thẻ là nguyên nhân

    3.2.3. Viêm khớp dạng thấp

    Đây là tình trạng hệ miễn dịch tấn công các khớp khỏe mạnh do nhầm lẫn. Bệnh sẽ tác động tới các khớp đối xứng. Do đó, bạn sẽ bị đau sưng cả hai mắt cá chân. Tình trạng đau, sưng, cứng khớp thường bắt đầu ở các ngón chân, bàn chân trước rồi dần di chuyển về mắt cá chân.

    3.2.4. Viêm khớp phản ứng

    Xảy ra sau nhiễm trùng, thường gặp sau khi nhiễm trùng đường tiêu hóa, đường tiết niệu. Đầu gối và mắt cá chân là hai vị trí đầu tiên bị ảnh hưởng. Thông thường trong trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc giảm đau, chống viêm.

    3.2.5. Thoái hóa khớp

    Theo thời gian sụn khớp bị bào mòn khiến hai đầu xương cọ xát vào nhau gây đau. Cơn đau có thể được miêu tả là nhức nhói ở sâu bên trong. Ban đầu đau có thể tăng lên ở những tư thế chịu trọng lực. Nhưng khi bệnh tiến triển cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi. Cơn đau đi kèm cứng khớp, hạn chế vận động. Bệnh thường xảy ra ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên, lối sống hiện đại khiến căn bệnh này ngày càng trẻ hóa.

    3.2.6. Viêm bao hoạt dịch

    Túi bao hoạt dịch trong mắt cá chân chứa đầy chất lỏng giúp giảm ma sát giữa gân, xương. Bao hoạt dịch này có thể bị viêm do hoạt động quá mức, hệ quả của viêm khớp… Bạn có thể cảm thấy mắt cá chân sưng, cứng, nóng.

    3.2.7. Bàn chân bẹt

    Đây là tình trạng lòng bàn chân thay vì lõm thành vòm lại bằng phẳng. Đây là kết quả của chấn thương hay phổ biến hơn cả là do bẩm sinh. Thường tình trạng này ban đầu không gây đau. Nhưng theo thời gian nó sẽ làm ảnh hưởng tới dáng đi và tác động tới mắt cá chân. Dần dần nó sẽ khiến mắt cá chân bị sưng, đau, đồng thời gây đau đầu gối, đau khớp háng, đau thắt lưng.

    3.3. Nhiễm trùng

    Nhiễm trùng sẽ khiến cho mắt cá chân của bạn sưng, đỏ, nóng. Tình trạng này sẽ đi kèm với sốt, ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi.

    Ngoài ra, bạn có thể bị sưng đau mắt cá chân do tác dụng phụ của một số loại thuốc, viêm tắc mạch bạch huyết, thừa cân, béo phì hoặc mang thai bị đau mắt cá chân. Biến chứng của bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan… cũng có thể là lý do của tình trạng này.

    3.4. Béo phì

    Trong lượng cơ thể vượt quá mức cho phép sẽ tạo áp lực lên cổ chân. Dây chằng ở cổ chân phải giãn quá mức trong vận động hàng ngày. Lâu dần tình trạng này sẽ gây ra các cơn đau.

    béo phì gây đau mắt cá chân

    Trong lượng cơ thể vượt quá mức cho phép sẽ tạo áp lực lên mắt cá chân

    3.5. Sai lệch trục cổ chân bẩm sinh

    Mặc dù đây là một trong những nguyên nhân không phổ biến những cũng không nên loại trừ. Sự sai lệch trục cổ chân một cách bẩm sinh sẽ làm cấu trúc kết nối trục xương hông – đùi – gối – cẳng chân – cổ chân – bàn chân bị lệnh hơn bình thường. Điều này khiến quá trình chuyển động lực sẽ phân bổ không đều. Điều này sẽ gây đau mắt cá chân, đặc biệt khi vận động nhiều.

    Ngoài ra, bạn có thể bị sưng đau mắt cá chân do tác dụng phụ của một số loại thuốc, viêm tắc mạch bạch huyết hoặc mang thai bị đau mắt cá chân. Biến chứng của bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan, lupus… cũng có thể là lý do của tình trạng này.

    4. Đối tượng có nguy cơ cao

    Bất kỳ ai, trong độ tuổi nào cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Nhưng cũng có một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn những người khác. Do đó, nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng này hãy lưu ý hơn tới việc phòng tránh cũng như để ý các triệu chứng.

    • Người tập thể thao cường độ cao
    • Người mắc các bệnh lý xương khớp
    • Người thừa cân, béo phì
    • Người bị sai lệch trục cổ chân bẩm sinh
    • Phụ nữ mang thai

    5. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

    Bạn không nên chủ quan với bất kỳ tình trạng sức khỏe nào. Mặc dù có những trường hợp cơn đau nhẹ, thoáng qua, tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu cơn đau ngày càng tăng nặng, đau dai dẳng ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc bạn đang mang thai thì nên tới gặp bác sĩ.

    Đặc biệt, cần tới ngay các cơ sở y tế nếu bạn gặp phải một số vấn đề sau:

    • Đau sưng dữ dội. Đặc biệt là sưng tấy dai dẳng không cải thiện sau từ 2 – 5 ngày chăm sóc tại nhà.
    • Có vết thương hở ở mắt cá chân.
    • Mắt cá chân bị biến dạng nghiêm trọng.
    • Vùng mắt cá bị đỏ, nóng, đau, cơ thể bị sốt.
    • Khó cử động, không thể đi lại.
    đau mắt cá chân khi nào cần tới gặp bác sĩ

    Nếu đau kèm theo sốt hãy tới gặp bác sĩ

    6. Chẩn đoán

    Để chẩn đoán tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh cũng như loại trừ với các bệnh lý khác, bác sĩ sẽ phải thực hiện một số phương pháp sau:

    • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, các chấn thương gặp phải gần đây; các triệu chứng gặp phải, thời gian, tần suất, mức độ đau…
    • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI. Hình ảnh về xương và các mô xung quanh sẽ giúp bác sĩ xác định được liệu người bệnh có bị gãy xương, bong gân… hay không
    • Chọc hút dịch khớp: Bác sĩ sẽ dùng kim tiêm chuyên dụng để hút một phần chất lỏng ra khỏi mắt cá chân để đem đi xét nghiệm.
    • Xét nghiệm máu: Kiểm tra vấn đề liên quan tới nhiễm trùng, nồng độ axit uric…

    7. Điều trị đau mắt cá chân

    Chắc hẳn đau mắt cá chân phải làm sao là thắc mắc của không ít người. Việc lựa chọn cách trị đau mắt cá chân như thế nào phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng đối tượng.

    7.1. Liệu pháp R.I.C.E

    Đây là một trong những phương pháp được khuyến cáo đầu tiên, đặc biệt là đối với trường hợp bị chấn thương. Liệu pháp này bao gồm nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và nâng cao chân.

    • Nghỉ ngơi: Để cơ thể, đặc biệt là phần mắt cá chân được nghỉ ngơi. Cố gắng di chuyển càng ít càng tốt. Tránh hoạt động mạnh.
    • Chườm lạnh: Chườm một túi nước đá, chai nước đá hoặc khăn bọc đá vào vị trí mắt cá trong 20 phút. Thực hiện 3 lần/ngày ngay sau khi bị thương.
    • Băng ép: Quấn mắt cá chân bằng băng thun nhưng không nên quấn quá chặt.
    • Nâng cao: Nâng cao phần mắt cá chân hơn độ cao của tim để giảm sưng, giảm tụ dịch. Bạn có thể gác chân lên một chồng gối.

    7.2. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ

    Việc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ sẽ tạo điều kiện cho mắt cá chân được nghỉ ngơi. Phương pháp này cũng giúp tránh làm tình trạng đau thêm tồi tệ, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị. Bạn cần tới gặp bác sĩ để lựa chọn được dụng cụ phù hợp với bản thân.

    Bạn có thể dùng nạng hoặc gậy để hỗ trợ khi di chuyển. Miếng lót giày chỉnh hình cũng giúp chuyển động bàn chân tốt hơn. Kích thước và độ cứng của miếng lót sẽ tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh. Nẹp bàn chân hoặc mắt cá chân giúp điều chỉnh lại vị trí khớp. Nẹp mắt cá chân có nhiều loại với kích thước khác nhau. Có loại có thể được mang cùng giày nhưng có loại lại giống như một lớp bó bột phủ mắt cá chân, bàn chân.

    Sử dụng dụng cụ hỗ trợ mắt cá chân

    Nẹp mắt cá chân

    7.3. Thuốc chữa đau mắt cá chân

    Bác sĩ điều trị có thể chỉ định một số loại thuốc để làm giảm triệu chứng.

    • Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol. Loại thuốc này giúp giảm bớt tình trạng đau nhức từ nhẹ tới trung bình.
    • Thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAID): Ngoài giảm đau, thuốc còn có tác dụng chống viêm.
    • Tiêm steroid: Thường được áp dụng cho trường hợp đau nặng. Loại thuốc này được cho là có tác dụng kéo dài trong 3 – 6 tháng.
    • Thuốc chống thấp khớp (DMARDs) là nhóm thuốc có tác dụng chậm dùng cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến, lupus… Có nhiều loại thuốc trong nhóm thuốc này. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
    • Thuốc trị gout: Dùng cho trường hợp nguyên nhân bắt nguồn từ bệnh gout. Thuốc dạng này sẽ làm giảm lượng acid uric tích tụ trong cơ thể bằng cách giảm tổng hợp hoặc tăng đào thải.
    Thuốc chữa đau mắt cá chân

    Bác sĩ có thể chỉ định NSAID

    7.4. Vật lý trị liệu

    Một số phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp giảm bớt cơn đau, giảm áp lực và điều chỉnh vị trí mắt cá chân. Đó có thể là: Chiếu laser cường độ cao, sóng xung kích shockwave, bài tập vật lý trị liệu…

    7.5. Bài tập hỗ trợ phục hồi

    Sau khi tình trạng ổn định, bạn có thể thực hiện một số bài tập để tăng sức mạnh cho mắt cá chân. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mắt cá chân phục hồi. Tuy nhiên, không phải ai với tình trạng nào cũng có thể luyện tập. Do đó, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định tập luyện.

    7.5.1. Bài tập lật mắt cá chân ra ngoài

    • Ngồi thẳng trên ghế kê sát cạnh tường.
    • Đặt mé ngoài bàn chân có mắt cá chân bị tổn thương cách tường một khảng cách nhỏ.
    • Từ từ lật mắt cá chân để đẩy bàn chân vào tường. Giữ tư thế trong 15 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
    • Lặp lại 7 lần.

    7.5.2. Bài tập lặt mắt cá chân vào trong

    • Ngồi thẳng trên ghế. Hai chân duối thẳng, lòng bàn chân chạm đất. Hai bàn chân gần nhau.
    • Từ từ áp mặt trong hai mắt cá chân vào nhau. Giữ tư thế trong 15 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
    • Lặp lại 7 lần.

    7.5.3. Bài tập đứng trên mũi chân

    • Đứng thẳng, tay bám vào ghế hoặc bất kỳ điểm tựa nào để giữ thăng bằng.
    • Từ từ ấn mũi chân xuống sàn và nâng gót chân lên. Lúc này bạn đang đứng bằng mũi chân. Giữ tư thế trong 3 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
    • Lặp lại động tác 7 lần.

    7.5.4. Bài tập với dây kháng lực

    Bài tập này cần sự trợ giúp của dụng cụ là dây kháng lực và một con lăn xốp nhỏ hay một chiếc khăn được cuộn lại.

    • Quấn một đầu của dây kháng lực vào bàn chân và một đầu cố định vào chân bàn. Dưới cẳng chân đặt con lăn xốp hoặc khăn. Lúc này chân giữ thẳng.
    • Chỉ dùng mắt cá chân kéo các ngón chân về phía ống chân. Giữ tư thế này trong 3 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
    • Lặp lại động tác 7 lần.
    bài tập hỗ trợ người bị đau mắt cá chân

    Bài tập đứng trên đầu ngón chân

    7.6. Mẹo dân gian chữa đau mắt cá chân

    Trong dân gian lưu truyền một số mẹo giảm đau sưng cho những trường hợp nhẹ. Tuy nhiên hiệu quả đối với mỗi người không giống nhau.

    • Xoa bóp với tinh dầu bưởi và dầu oliu: Xoa bóp giúp giảm sưng tấy, cải thiện lưu thông máu và giảm đau. Tinh dầu bưởi có khả năng chống viêm, kháng khuẩn. Bạn chỉ cần trộn 5 giọt tinh dầu bưởi vào 1 thìa dầu oliu để xoa bóp vùng mắt cá chân. Cách này sẽ giúp tinh dầu thẩm thấu qua da để giảm bớt tình trạng sưng đau.
    • Chườm giấm táo: Hàm lượng kali cao trong giấm táo có thể làm giảm sự tích tụ của chất lỏng trong mắt cá chân. Hãy ngâm khăn sạch trong dung dịch giấm táo pha nước ấm với tỷ lệ 1:1. Sau đó dùng khăn này quấn quanh mắt cá chân trong 10 phút.
    • Ngâm chân với muối epsom: Trong muối epsom có chứa magie sunflat dễ dàng thẩm thấu qua da giúp giảm sưng, qua đó giảm đau. Bạn chỉ cần hòa nửa thìa muối epsom vào nước ấm và ngâm chân trong 15 phút. Sau khi ngâm hãy lau khô chân. Ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng là cách giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, tránh cơn đau làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
    • Uống trà hoa bồ công anh: Loại trà này chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm viêm. Bạn có thể uống 1 hoặc 2 tách trà bồ công anh mỗi ngày.
    Mẹo dân gian chữa đau mắt cá chân

    Trà hoa bồ công anh

    7.7. Phẫu thuật

    Trong một số trường hợp nghiêm trọng hoặc cấp cứu, phẫu thuật sẽ được chỉ định. Đó có thể là phẫu thuật để điều trị gãy xương, phẫu thuật nội soi, thậm chí là thay khớp mắt cá chân.

    • Phẫu thuật sửa chữa xương bị gãy: Trong trường hợp này có thể bác sĩ sẽ cần dùng tới sự hỗ trợ của nẹp kim loại, ốc vít để giữ cố định các mảnh xương. Tới khi xương lành có thể sẽ cần một phẫu thuật khác để loại bỏ kim loại, ốc vít.
    • Phẫu thuật thay khớp: Khớp bị hư hại tới mức không có khả năng phục hồi sẽ được loại bỏ. Thay vào đó một khớp nhân tạo sẽ được đưa vào cùng với mảnh ghép xương và ốc vít.
    • Phẫu thuật nội soi mắt cá chân: Đây là dạng phẫu thuật ít xâm lấn hơn phẫu thuật mở. Đầu soi thu thập hình ảnh cùng dụng cụ phẫu thuật nội soi sẽ được đưa vào mắt cá chân thông qua vết rạch rất nhỏ trên da. Hình ảnh sẽ được chuyển đến màn hình để bác sĩ có thẻ quan sát và lấy các mảnh vỡ, sửa chữa dây chằng.

    8. Chăm sóc người bị đau mắt cá chân

    Những người gặp phải tình trạng này sẽ gặp những bất tiện, khó khăn nhất định trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó có thể cần sự trợ giúp của người xung quanh.

    Trong sinh hoạt nên tránh những hoạt động mạnh, có nguy cơ chấn thương như chạy nhảy, bê vác vật nặng. Chú ý tránh trơn trượt.

    Xây dựng bữa ăn đủ dinh dưỡng. Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giảm sưng viêm như cá béo, quả mọng, rau màu xanh đậm… Hạn chế thực phẩm có thể khiến cơn đau và các triệu chứng đi kèm thêm tồi tệ như thức ăn nhiều muối, đồ uống có cồn…

    Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Tái khám đúng hẹn. Theo dõi những biểu hiện của cơ thể để thông báo với bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.

    9. Cách phòng tránh

    Việc ngăn ngừa các nguyên nhân gây đau mắt cá chân có thể giúp bạn tránh khỏi tình trạng này.

    • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cho phép. Điều này sẽ làm giảm áp lực cho mắt cá chân.
    • Lựa chọn giày phù hợp, nâng đỡ chân tốt. Hạn chế đi giày cao gót.
    • Rèn luyện thể lực đều đặn. Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao. Hạn chế vận động mạnh, quá sức.
    • Chỉ dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tránh lạm dụng thuốc.
    • Thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các bệnh lý xương khớp. Điều trị tích cực các bệnh lý có nguy cơ gây đau mắt cá chân.

    Những thông tin trong bài không thay thế chỉ định của bác sĩ. Nếu cần giải đáp thêm về các vấn đề liên quan tới xương khớp hãy chat trực tiếp với chuyên gia.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    TTƯT Hoàng Khánh Toàn

    Đại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Khám đau vai gáy ở đâu thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội – 15 địa chỉ uy tín 12/06/23
      Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nhiều cơ sở khám chữa đau vai gáy chất…
      Khám phá 17 thực phẩm giàu canxi tốt cho xương 16/10/23
      Canxi đóng vai trò quan trọng đối với sự chắc khỏe của xương khớp. Việc bổ sung khoáng chất này…
      Tục đoạn – Thảo dược quý cho người bệnh xương khớp 04/01/22
      Tục đoạn là cây mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, nhưng từ lâu đã…
      Giải đáp đau khớp gối có đi bộ không? Cách đi bộ như thế nào là tốt nhất? 29/10/22
      Đau nhức khớp gối có nên đi bộ không hay thoái hóa khớp gối có đi bộ được không là…
      Xem thêm