Đối với người đam mê đá bóng thì việc gặp phải những cơn đau sau va chạm là khó tránh khỏi. Trong đó, đau đầu gối khi đá bóng là một trường hợp khá phổ biến. Nếu bạn băn khoăn không biết xử lý tình huống này như thế nào hãy đọc bài viết sau.
1. Dấu hiệu đau đầu gối khi đá bóng
Đi đá bóng bị đau đầu gối có lẽ là trường hợp nhiều người gặp phải. Các cơn đau có thể xảy ra ngay trên sân. Hoặc nó sẽ xuất hiện sau khi trận đấu kết thúc một thời gian. Nhiều khi cơn đau là hệ quả của cả một quá trình chơi thể thao.
Bạn có thể gặp phải một số triệu chứng sau:
- Đau âm ỉ hoặc dữ dội
- Sưng đầu gối
- Khó co duỗi
- Khớp gối thiếu ổn định
>>Xem thêm: Đau đầu gối – Truy tìm nguyên nhân
2. Nguyên nhân bị đau đầu gối khi đá bóng
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau một bên đầu gối hoặc đau cả hai đầu gối. Dưới đây là 8 nguyên nhân phổ biến.
2.1. Căng cơ
Căng cơ xảy ra khi đầu gối phải vận động với cường độ mạnh quá với khả năng. Hoặc vận động khi cơ thể chưa sẵn sàng. Bạn rất dễ gặp phải tình trạng này nếu không khởi động kỹ trước khi đá bóng.
2.2. Bong gân gây đau đầu gối khi đá bóng
Đây là chấn thương rất hay gặp ở những người chơi thể thao, đặc biệt là bóng đá. Nó xảy ra khi gân đầu gối bị kéo giãn quá mức. Mức độ của chấn thương này có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng.
2.3. Rách dây chằng chéo trước
Dây chằng chéo trước kết nối xương đùi với xương ống quyển. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định cho đầu gối. Chấn thương ở vị trí này có thể xảy ra khi:
- Đổi hướng đột ngột khi đang chạy
- Giảm hoặc tăng tốc đột ngột
- Tiếp đất không đúng kỹ thuật
Dây chằng chéo trước bị rách sẽ gây đau nhức đầu gối. Bạn thậm chí sẽ thấy đau đầu gối khi bước đi chứ chưa nói đến vận động thể chất mạnh.
2.4. Tổn thương dây chằng giữa gối
Dây chằng giữa gối kéo từ mặt trong của đầu trên xương cẳng chân tới mặt trong của đầu dưới xương đùi. Các chấn thương có thể xảy ra là rách, giãn, đứt dây chằng.
Tổn thương này do sức ép lớn tác động vào mặt ngoài khớp gối khiến dây chằng bị kéo giãn quá mức. Bạn có thể có cảm giác đầu gối đau khi co duỗi đi kèm sưng, bầm tím.
2.5. Tổn thương dây chằng chéo sau
Đây là dây chằng nằm phía sau đầu gối, nối xương đùi với xương chày. Nó là một dây chằng khỏe nên cần một lực rất lớn mới có thể gây tổn thương. Thông thường ngã khuỵu gối và chuyển động xoắn chân đột ngột sẽ làm rách dây chằng chéo sau.
2.6. Rách sụn chêm
Rách sụn chêm sẽ gây đau khớp gối khi đá bóng. Sụn chêm là nơi chịu lực cho xương đầu gối. Khi bạn đột ngột xoay đầu gối hoặc va chạm đầu gối với lực mạnh có thể làm cho lớp sụn này bị tổn thương.
2.7. Trật khớp gối
Trật khớp gối xảy ra khi xương đùi và xương chày bị lệch khỏi vị trí bình thường. Bạn sẽ cảm thấy rất đau, tới mức không thể chịu được. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là khớp gối biến dạng, sưng to, chỉ cần chạm nhẹ vào cũng gây đau. Nếu gặp phải tình huống này bạn cần được cấp cứu ngay.
2.8. Gãy xương
Đây là chấn thương nghiêm trọng ở gối. Trường hợp này xảy ra khi có va chạm mạnh trên sân hoặc tiếp đất bằng đầu gối không đúng kỹ thuật. Thời gian để điều trị và phục hồi gãy xương thường kéo dài.
Tham khảo bài liên quan:
- Lỏng khớp gối: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- Đau khớp gối khám ở đâu tốt nhất? Đọc ngay bài viết này
- Chi phí mổ tràn dịch khớp gối là bao nhiêu? Đắt hay rẻ?
3. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?
Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu dưới đây hãy tới gặp bác sĩ ngay:
- Đau dữ dội. Cơn đau tăng nặng ngay cả khi đã sử dụng biện pháp chăm sóc tại nhà.
- Đầu gối sưng to. Bạn có thể quan sát bằng mắt thường chỗ bị sưng, thấy cục u và các dị vật khác nổi lên.
- Khi di chuyển khớp gối kêu lục cục.
- Khó khăn khi vận động, yếu cơ.
- Sốt
4. Chẩn đoán
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp chẩn đoán gồm:
- Hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh, tình huống gây chấn thương, các biện pháp chăm sóc tại nhà đã áp dụng
- Kiểm tra khả năng vận động của đầu gối
- Chụp X-quang
- Chụp CT
- Chụp MRI
- Siêu âm
- Xét nghiệm dịch khớp gối
5. Điều trị đau đầu gối sau khi đá bóng
Tùy từng trường hợp sẽ có cách điều trị phù hợp. Nếu đau do căng cơ hoặc bong gân nhẹ có thể tự khỏi hoặc đỡ dần sau khi được chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên trường hợp nặng sẽ cần có sự can thiệp ngoại khoa.
5.1. Nghỉ ngơi
Để cơ thể có thời gian tự phục hồi, bạn cần để cho đầu gối được nghỉ ngơi. Thời gian cần thiết là 1 – 2 ngày nếu cơn đau nhẹ. Bạn có thể nằm nghỉ, hạn chế vận động. Nên nhớ là hãy nâng cao chân khi nằm ngủ.
Tuy nhiên cũng không nên nghỉ quá lâu, dẫn tới lười vận động. Sau thời gian nghỉ hợp lý hãy trở lại hoạt động nhẹ nhàng để lấy lại độ linh hoạt của khớp. Bạn có thể tập những động tác nhẹ hoặc bơi.
5.2. Chườm giảm đau
Nếu bạn bị chấn thương gây đau đầu gối, sưng, bầm tím, điều đầu tiên nên làm là chườm lạnh. Tất nhiên là phải đảm bảo đầu gối của bạn không có vết thương hở. Bạn có thể dùng khăn bọc, túi, chai nước đá để chườm lên đầu gối. Biện pháp này phù hợp trong vòng 48 giờ sau chấn thương.
Sau 72 giờ bạn có thể chườm nóng. Nó sẽ giúp giãn cơ, giảm đau. Bạn có thể cho một chiếc khăn ẩm vào lò vi sóng hoặc dùng túi chườm. Chỉ nên chườm trong 15 – 20 phút. Và không nên sử dụng nhiệt quá nóng dễ gây bỏng da.
5.3. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ
Bạn có thể sử dụng băng, nẹp cố định đầu gối hoặc dùng nạng, xe lăn khi di chuyển. Điều này sẽ giúp hạn chế tác động lên đầu gối. Đầu gối vì thế sẽ có thời gian để phục hồi.
5.4. Thuốc trị đau đầu gối
Thuốc giảm đau chính là lời giải cho câu hỏi đau đầu gối uống thuốc gì. Một số loại thuốc có thể được sử dụng là: aspirin, acetaminophen, ibuprofen, naproxen…
5.5. Châm cứu
Trong một số trường hợp châm cứu sẽ phát huy tác dụng giảm đau. Bác sĩ sẽ tiến hành châm cứu vào vùng bị đau cũng như những huyệt có tác dụng giảm đau đầu gối.
5.6. Vật lý trị liệu
Bác sĩ sẽ áp dụng một số liệu pháp như điện xung trị liệu, laser trị liệu, dùng sóng ngắn, xoa nắn mô mềm… Những liệu pháp này giúp giảm đau, phục hồi khả năng vận động cho người bệnh.
5.7. Phẫu thuật
Phẫu thuật dùng trong trường hợp phải thay thế khớp hoặc dây chằng. Nó cũng được chỉ định trong trường hợp gãy xương hoặc rách sụn chêm. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được tập phục hồi chức năng.
6. Cách phòng tránh đau đầu gối khi đá bóng
Để không bị đau đầu gối sau khi đá bóng nói riêng và đau đầu gối khi chơi thể thao nói chung hãy thực hiện:
- Khởi động kỹ trước các trận đấu.
- Tập va chạm, tranh bóng và tiếp đất đúng kỹ thuật. Bạn có thể nhờ huấn luyện viên để hướng dẫn đúng động tác.
- Sau khi buổi tập hoặc trận đấu kết thúc đừng vội vàng rời khỏi sân. Hãy ở lại thêm 10 – 15 phút để thực hiện các động tác giãn cơ, thư giãn cơ nhẹ nhàng.
- Mang giày và mặc quần áo phù hợp. Có thể đeo gối đỡ, băng bảo vệ đầu gối khi đá bóng.
- Khi thấy cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, xuống sức hãy rời sân nghỉ ngơi, không nên gắng sức.
- Uống đủ nước trước, trong và sau khi đá bóng để tránh mất nước, chuột rút.
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người chơi thể thao cường độ mạnh. Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin, arginine, magie, canxi, omega-3. Chúng có nhiều trong: cá béo, rau lá xanh, sữa, hạnh nhân, hải sản, bột yến mạch…
Để không phải bỏ lỡ các trận đấu trên sân cỏ, ngay khi có các dấu hiệu đau đầu gối khi đá bóng hãy xử lý kịp thời. Nếu cơn đau nghiêm trọng đi kèm các triệu chứng bất thường khác hãy đến gặp bác sĩ ngay. Đừng quên chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn qua tổng đài 0865 344 349.
XEM THÊM
- Khớp gối kêu lạo xạo – Tín hiệu cảnh báo chớ coi thường
- Lỏng khớp gối – có nguy hiểm không?
- Nhức mỏi đầu gối – Điều trị sao cho hiệu quả?
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Các chấn thương bóng đá phổ biến nhất và cách ngăn ngừa chúng
https://www.healthline.com/health/sports-injuries/soccer-injuries - Đau đầu gối - Những điều nên và không nên
https://www.webmd.com/pain-management/knee-pain/ss/slideshow-knee-pain
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.
Em bị chấn thương từ lâu rùi. Dây chằng sau của em dạo này lại bắt đầu sưng đau khi em đá bóng trở lại. Khớp gối em vẫn kêu khi thay đổi đột ngột. Mong có đc một liệu pháp hay có cách nào để em có thể đá bóng lại dc.
Chào bạn, bạn nên đến chuyên khoa Xương khớp gần nhất để chụp chiếu, kiểm tra chính xác tình trạng mình đang gặp phải đang ở cấp độ nào để có phương pháp cải thiện phù hợp nhé. Với tình trạng này, em cần lưu ý vận động nhẹ nhàng hàng ngày, có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý, tuần thủ hướng dẫn của chuyên gia và có thể bổ sung một số sản phẩm thảo dược an toàn giúp hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp.
Chúc bạn sức khỏe!
Bị sụn đầu gối
Chào bạn! Bạn chú ý điện thoại để được các Dược Sĩ Tâm Bình liên hệ hỗ trợ tình trạng của mình nhé.