Đau cổ bên trái là bệnh gì? Nguyên nhân và hướng điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đau cổ bên trái là bệnh gì? Nguyên nhân và hướng điều trị

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Linh Chi

    21/09/21

    Tự nhiên bị đau cổ bên trái dai dẳng, thậm chí là dữ dội không chỉ khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, bất tiện mà còn rất lo lắng. Câu hỏi đặt là ra đau cổ bên trái là bệnh gì, liệu tình trạng này có nguy hiểm không. Lời đáp sẽ có trong bài viết ngay dưới đây.

    4.9/5 - (79 bình chọn)

    1. Đau cổ bên trái là bệnh gì?

    Đau cổ bên trái là tình trạng không ít người gặp phải. Người bệnh sẽ có cảm giác đau âm ỉ hoặc dữ dội, thoáng qua hay kéo dài. Cơn đau thường đi kèm với một số biểu hiện khác.

    Đau cổ bên trái có thể xuất phát từ thói quen xấu trong sinh hoạt và nó không quá đáng ngại. Nhưng một số trường hợp nó chính là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý khác mà bạn không thể coi thường.

    đau cổ bên trái là bệnh gì

    2. Dấu hiệu đau cổ bên trái

    Cơn đau ở vùng phía bên trái cổ trong khi vùng cổ còn lại bình thường có thể đi kèm với:

    • Đau khi quay cổ bên trái hoặc làm bất kỳ động tác nào có liên quan
    • Đau tăng khi vận động
    • Cơn đau có thể lan xuống vai và cánh tay phải
    • Cứng cổ, khó cử động cổ
    • Tê bì vùng cổ bên trái
    • Nhức đầu

    3. Nguyên nhân gây đau cổ bên trái

    3.1. Sai tư thế

    Đau một bên cổ trái có thể xuất hiện khi bạn ngủ vẹo cổ trên bàn làm việc, gối quá cao, thường xuyên giữ điện thoại giữa tai trái và vai… Những tư thế này gây căng, đau cơ cổ bên trái. Nhưng bạn đừng lo lắng vì nguyên nhân này không gây đau nghiêm trọng, kéo dài.

    sai tư thế gây đau cổ bên trái

    Ngủ vẹo cổ trên bàn làm việc gây đau cổ

    3.2. Đặc thù công việc

    Đau cổ phía bên trái có thể là hệ quả của đặc thù công việc phải thường xuyên sử dụng cơ cổ phía bên trái. Đó có thể là việc phải mang vật nặng bên vai trái, dùng máy tính nhiều, lái xe… Hoạt động này lặp đi lặp lại khiến cổ bên trái của bạn phải hoạt động quá tải thường xuyên gây đau.

    3.3. Chấn thương

    Chấn thương ở cổ tuy không phổ biến bằng chấn thương ở đầu gối, vai nhưng nó vẫn có thể xảy ra. Chỉ cần một cử động mạnh đột ngột, một cú ngã, một cú va chạm mạnh khi chơi thể thao cũng có thể gây đau nhức cổ bên trái.

    3.4. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

    Đau cổ bên trái là bệnh gì, có phải là biểu hiện của bệnh không có lẽ là băn khoăn của nhiều người. Tình trạng đau dọc cổ bên trái cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh. Đầu tiên phải kể tới là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.

    Khi nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí thông thường nó sẽ chèn ép vào dây thần kinh. Trong trường hợp này dây thần kinh phía bên trái cổ bị ảnh hưởng. Từ đó dẫn tới đau dọc cổ bên trái, thậm chí lan xuống cánh tay.

    thoát vị đĩa đệm gây đau cổ phía bên trái

    Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể là nguyên nhân gây đau

    3.5. Thoái hóa đốt sống cổ

    Cổ cũng là một khớp phải hoạt động nhiều trên cơ thể nên rất dễ bị thoái hóa. Theo thời gian, các cấu trúc cấu thành cột sống cổ bị tổn thương. Đĩa đệm mất khả năng chịu áp lực, dầy chằng bị xơ cứng, khớp mất độ linh hoạt. Các rễ thần kinh bị chèn ép. Thông thường căn bệnh này sẽ gây đau toàn bộ cổ nhưng cũng có trường hợp chỉ gây đau một bên.

    3.6. Gai xương

    Các mẩu xương nhỏ được tạo thành trên xương đốt sống cổ có thể chèn ép tủy sống và các dây thần kinh xung quanh. Từ đó gây đau một bên cổ, đau khi quay cổ bên trái.

    gai xương gây đau cổ

    Gai xương có thể gây đau một bên cổ

    3.7. U cột sống

    Phía bên cổ trái của bạn có thể xuất hiện khối u. Nó có thể lành tính hoặc ác tính. Nó sẽ chèn ép vào dây thần kinh và gây đau cổ. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể gây tê bì, yếu các chi.

    3.8. Bệnh phổi hoặc cơ hoành

    Bệnh phổi hoặc các vấn đề tại cơ hoành cũng là lời giải cho câu hỏi đau cổ bên trái là bệnh gì. Tuy rằng nghe có vẻ không liên quan nhưng căn bệnh này có thể gây đau vẹo cổ bên trái. Nguyên nhân là do dây thần kinh từ cột sống cổ thông qua phổi tới cơ hoành bị tổn thương.

    Ngoài ra, căng thẳng quá độ, thay đổi thời tiết, gió điều hòa thổi thẳng vào cổ, tắm khuya cũng có thể là nguyên nhân gây đau khi quay cổ bên trái.

    4. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

    Không phải tất cả các các trường hợp bị đau ở cổ bên trái đều cần tới gặp bác sĩ. Tuy nhiên cũng không vì thế mà bạn kiên quyết tự điều trị. Bởi điều này có thể khiến tình trạng bệnh trở nặng.

    Do đó, nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau hãy tới ngay các cơ sở y tế:

    • Đau một bên cổ trái dữ dội, vượt quá mức chịu đựng.
    • Đau sau khi bị tai nạn, chấn thương.
    • Cơn đau không thuyên giảm, thậm chí còn tăng lên ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà.
    • Đau khi quay cổ bên trái hoặc khó khăn khi quay cổ sang trái.
    • Tê bì phía bên trái cổ, có thể lan xuống cả vai và cánh tay trái.

    5. Chẩn đoán

    Để xác định chính xác đau cổ bên trái là bệnh gì, bác sĩ sẽ thực hiện một số biện pháp sau:

    • Hỏi người bệnh về triệu chứng, tiền sử bệnh, chấn thương gặp phải gần đây
    • Kiểm tra tầm vận động của cổ
    • Chụp X-quang
    • Chụp CT
    • Chụp MRI
    • Điện cơ
    • Xét nghiệm máu

    6. Điều trị đau cổ bên trái

    Nguyên nhân gây đau sẽ quyết định tới phương pháp được lựa chọn điều trị. Nếu là do thói quen trong sinh hoạt hoặc đặc thù công việc, người bệnh cần điều chỉnh lại. Đối với nguyên nhân bệnh lý, bác sĩ sẽ điều trị từng bệnh cụ thể.

    6.1. Nẹp cố định cổ

    Trong một số trường hợp có thể bạn sẽ được yêu cầu nẹp cố định cổ bằng dụng cụ chuyên dụng. Đặc biệt là đối với các trường hợp chấn thương. Điều này sẽ giúp hạn chế vận động cổ khiến cơn đau thêm tồi tệ.

    nẹp trị đau cổ bên trái

    Người bệnh có thể được chỉ định nẹp cố định cổ

    6.2. Chườm giảm đau

    Để cảm thấy dễ chịu hơn, một trong những biện pháp giảm đau tại chỗ bạn có thể áp dụng là chườm nóng hoặc chườm lạnh. Chườm lạnh thường được khuyến cáo trong trường hợp bị chấn thương mà không có vết thương hở. Bạn có thể chườm túi đá trên cổ trong 2 – 3 ngày đầu để giảm sưng, tím. Sau đó bạn hãy chườm khăn nóng, túi chườm hoặc tắm nước ấm để giảm đau.

    6.3. Châm cứu

    Việc dùng kim tác động vào các huyệt đạo sẽ giúp giảm đau. Châm cứu giúp kích thích lưu thông máu, giãn cơ và tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh.

    châm cứu chữa đau cổ bên trái

    Châm cứu giúp giảm đau, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh

    6.4. Thuốc Tây chữa đau cổ bên trái

    Để giảm bớt triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một số loại thuốc sau:

    • Thuốc giảm đau: Paracetamol, acetaminophen, aspirin…
    • Thuốc giãn cơ: Diazepam, mydocalm…
    • Tiêm corticosteroid hoặc gây tê cục bộ
    • Thuốc chống trầm cảm: Amitriptylin
    • Thuốc chống động kinh: Gabapentin, Pregabalin…

    6.5. Bài thuốc dân gian

    Nếu tình trạng bệnh ở thể nhẹ, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa đau cổ bên trái tại nhà.

    • Uống hỗn hợp ngải cứu và mật ong: Giã nát 400g ngải cứu tươi, lọc lấy nước rồi trộn đều với 2 thìa mật ong.
    • Đắp cây đau xương: Giã nhỏ cây dây đau xương rồi trộn với rượu đắp lên cổ trong 15 phút.
    • Chườm ngải cứu và muối: Sao nóng ngải cứu với muối hạt rồi bỏ vào khăn chườm lên cổ trái trong 15 phút.
    bài thuốc dân gian chữa đau cổ bên trái

    Ngải cứu và mật ong có thể chữa đau cổ

    6.6. Vật lý trị liệu

    Phương pháp điều trị không xâm lấn này cũng tỏ ra hiệu quả đối với nhiều trường hợp. Bác sĩ trị liệu sẽ xây dựng phác đồ điều trị theo từng đối tượng cụ thể. Các phương pháp trị liệu có thể được áp dụng là: Sóng xung kích shockwave, laser trị liệu, giảm áp cột sống…

    6.7. Phẫu thuật

    Phẫu thuật luôn tiềm ẩn những rủi ro cũng như tốn kém về chi phí. Vì thế đây thường là phương pháp cuối cùng được các bác sĩ lựa chọn. Bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật nếu cơn đau nghiêm trọng, gây khó khăn trong vận động, nguy cơ biến chứng cao.

    phẫu thuật chữa đau cổ bên trái

    Phẫu thuật thường là lựa chọn cuối cùng

    7. Phòng tránh đau cổ bên trái

    Để tránh bị đau cổ bên trái cùng những hệ lụy do nó mang lại, hãy làm theo hướng dẫn sau:

    • Điều chỉnh ghế ngồi, bàn làm việc sao cho màn hình máy tính ngang tầm mắt. Thả lỏng hai vai, giữ đầu thẳng.
    • Từ bỏ những thói quen xấu như: không đeo túi lệch một bên vai, dùng loa ngoài hoặc tai nghe thay vì nghiêng đầu kẹp điện thoại… Không bẻ, vặn, lắc cổ vì sẽ gây tổn hại tới xương khớp.
    • Khi ngủ nên nằm ngửa, dùng đệm cứng, tránh gối đầu quá cao.
    • Vận động nhẹ nhàng sau một khoảng thời gian làm việc khoảng 45 phút.
    • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
    • Duy trì dinh dưỡng cân bằng. Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, cá béo. Hạn chế rượu bia.
    • Khám sức khỏe định kỳ và tập trung chữa trị các bệnh có khả năng gây đau cổ bên trái.

    Hy vọng những thông tin trong bài viết đã thỏa mãn thắc mắc đau cổ bên trái là bệnh gì. Để tìm ra hướng điều trị đúng, bạn cần được thăm khám, xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Đừng ngần ngại chat trực tiếp với chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp những vấn đề có liên quan tới tình trạng này.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    2 bình luận cho “Đau cổ bên trái là bệnh gì? Nguyên nhân và hướng điều trị”

    1. Nguyễn viết:

      Mình bị đau và sưng phần cổ bên trái nhưng không đau họng bác sĩ cho mình hỏi mình bị gì vậy ạ

      • Chào bạn, đau cổ bên trái có thể do nhiều nguyên nhân như sai tư thế, chấn thương hoặc do các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ…gây đau. Vì vậy, nếu bạn mới gặp phải tình trạng này thì nên lưu ý tư thế ngồi, có những bài tập nhẹ nhàng hoặc massage ở cổ để cải thiện tình trạng. Nếu đã bị một thời gian mà chưa rõ nguyên nhân, cùng với đó là bị sưng lên thì bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất chụp chiếu, kiểm tra để được thăm khám và có phương pháp trị liệu hợp lý nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Top 10 bài tập yoga cho người bị thoái hóa đốt sống cổ 20/08/24
      Yoga được xem là một trong những cách hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà đơn giản, hiệu quả cho…
      Tục đoạn – Thảo dược quý cho người bệnh xương khớp 04/01/22
      Tục đoạn là cây mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, nhưng từ lâu đã…
      Viêm xương cổ tay là gì? Uống thuốc gì để khỏi bệnh? 05/12/19
      Viêm xương có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào của cơ thể, bao gồm cả viêm xương cổ…
      Tổng hợp 8 cách giảm đau vai gáy cho bà bầu an toàn 27/12/21
      Phụ nữ mang thai bị đau vai gáy là hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên đây là giai đoạn…
      Xem thêm