Cholesterol cao ở trẻ em là vấn đề đáng quan ngại đối với các bậc làm cha mẹ, bởi chỉ số này có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm mà đáng lẽ thường thấy ở đối tượng trưởng thành. Vậy cholesterol cao ở trẻ em có nguy hiểm không, cách chẩn đoán và điều trị ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Cholesterol cao ở trẻ em là gì?
Cholesterol là chất béo được sản sinh tại gan, do cơ thể tạo ra để tạo nên các màng tế bào cũng như một số hormone trong cơ thể. Ngoài ra cholesterol cũng có trong một số loại thực phẩm.
Không chỉ xảy ra ở người trưởng thành mà đối tượng trẻ em cũng có nguy cơ tăng cholesterol máu khi có đến 7% trẻ em và thiếu niên Hoa Kỳ trong độ tuổi 6-19 có chỉ số cholesterol tăng cao.
Trẻ bị tăng cholesterol khi các chỉ số cholesterol như cholesterol toàn phần hoặc mỡ xấu LDL tăng cao, mỡ tốt HDL giảm mạnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như xơ vữa động mạch ngay từ nhỏ, tiềm ẩn nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Rối loạn mỡ máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
2. Nguyên nhân khiến trẻ có chỉ số cholesterol trong máu tăng cao
Thông thường, đối với trẻ từ 5-12 tuổi, cholesterol tăng cao do một số yếu tố sau:
2.1. Theo di truyền trong gia đình có người mắc
Nếu trong gia đình có người có tiền sử bị bệnh mỡ máu cao, trẻ có thể thừa hưởng gen di truyền từ bố mẹ. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến làm tăng cholesterol trong máu ở trẻ.
Trường hợp tăng cholesterol máu di truyền là một trong những rối loạn di truyền phổ biến nhất, ảnh hưởng đến tỷ lệ 1:200 đến 1:250 đối với người châu Âu (theo báo cáo của Hội Tim mạch Châu Âu năm 2019). Ở Việt Nam, ước tính nước ta có gần 500.000 người bị tăng cholesterol máu gia đình. Có những trường hợp 9 tuổi đã phải đặt stent mạch vành do xơ vữa mạch máu.
2.2. Cholesterol cao ở trẻ em do chế độ ăn uống không hợp lý
Trẻ nhỏ là đối tượng rất thích ăn uống các đồ nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh như gà rán, pizza, khoai tây chiên…, các món ăn nhiều đường nhân tạo như kẹo ngọt, nước uống có ga, nước ngọt… Đây là nguyên nhân làm tăng lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa đi vào cơ thể, gây nên tích tụ cholesterol trong máu.
2.3. Trẻ em bị béo phì
Theo Tổ chức Y tế Thế giới thống kê năm 2016, có đến 340 trẻ em và thanh thiếu niên từ 5-19 tuổi bị thừa cân, béo phì, tăng gấp 4,5 lần so với 40 năm trước. Trẻ bị béo phì hoặc có vòng bụng lớn thường có nồng độ cholesterol trong máu tăng cao. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ ngày càng bị rối loạn mỡ máu.
2.4. Do thói quen ít vận động của trẻ
Trẻ nhỏ mặc dù hiếu động nhưng hiện nay thường có thói quen ngồi nhiều xem ti vi, điện thoại, máy tính, ít vận động dẫn đến cơ thể không được tiêu hao năng lượng, mỡ xấu tích tụ nhiều trong cơ thể.
3. Triệu chứng của tăng cholesterol cao ở trẻ em
Đối với trẻ em, các triệu chứng của tăng cholesterol máu không rõ ràng, chỉ được phát hiện khi đi khám sức khỏe. Đặc biệt nếu so với người lớn, triệu chứng bệnh mỡ máu ở trẻ em càng mờ nhạt hơn và dễ bị hiểu nhầm như hành động chậm chạp, kém phát triển Vì vậy trẻ em cũng nên được thăm khám từ sớm và thường xuyên.
Một số triệu chứng dễ nhận biết của mỡ máu cao như:
- Đau đầu, choáng váng
- Hoa mắt chóng mặt
- Tê bì chân tay
- Đau tức ngực, thở gấp
- Một số trường hợp xuất hiện các ban vàng dưới da không đau ngứa
- Trường hợp đã nặng có thể gây ra tai biến mạch máu não (đột quỵ), nhồi máu cơ tim …
>>> Tìm hiểu thêm: Chóng mặt có phải triệu chứng của mỡ máu?
4. Chẩn đoán kiểm tra cholesterol ở trẻ em
Để biết trẻ em có bị tăng cholesterol trong máu hay mỡ máu cao hay không, các bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra chỉ số mỡ máu bao gồm cholesterol toàn phần, cholesterol LDL, cholesterol HDL và triglyceride. Chỉ số chuẩn cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 19 tuổi được quy định như sau:
- Cholesterol toàn phần dưới 170 mg/dL
- LDL cholesterol dưới 100mg/dL
- HDL cholesterol nhiều hơn 45 mg/dL
Nếu một trong các chỉ số này tăng hoặc giảm so với mức cho phép đồng nghĩa với việc trẻ bị máu nhiễm mỡ.
5. Cách điều trị cholesterol cao ở trẻ em
Tùy theo từng độ tuổi để có cách điều trị tăng cholesterol ở trẻ. Tuy nhiên, không khuyến khích trẻ sử dụng các loại thuốc tây từ sớm bởi có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
Vì vậy, cách điều trị tối ưu để các bác sĩ đưa ra là thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để phòng ngừa. Cụ thể:
5.1. Điều trị cholesterol cao ở trẻ em bằng cách tích cực tập thể dục
Tập thể dục có thể làm giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, đồng thời thúc đẩy lưu thông máu, tiêu bớt mỡ thừa. Bạn có thể cho trẻ tập các bộ môn như:
- Bơi lội
- Chạy bộ, đi bộ
- Các môn võ karatedo, taekwondo…
- Bài tập yoga
- Bài tập aerobic
- Đạp xe
- Bộ môn đối kháng như đá bóng, bóng rổ, bóng chuyền…
5.2. Giảm thời gian ngồi lâu, tránh nằm ngủ ngay sau khi ăn
Cách tốt nhất để giúp trẻ giảm tải thời gian ngồi xem tivi, điện thoại máy tính là bạn nên chủ động gợi ý cho con những trò chơi vận động bổ ích hoặc gợi ý các hoạt động trong và ngoài trời.
Nên giới hạn thời gian xem các thiết bị di động thông minh xuống không quá 1-2 giờ mỗi ngày, hạn chế cho trẻ nằm ngủ ngay sau khi ăn.
5.3. Tăng cường các loại hoa quả, rau xanh trong bữa ăn
Thay vì những món ăn nhiều dầu mỡ, bạn nên thay thế bằng những món ăn có bổ sung rau xanh như các loại rau lá xanh, rau họ cải để tăng cường chất xơ giàu pectin làm giảm mỡ xấu. Ngoài ra, tăng cường cho trẻ ăn hoa quả để bổ sung vitamin.
5.4. Giảm các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, nước ngọt
Bằng cách giảm một số thực phẩm sau:
- Pizza
- Xúc xích
- Sữa nguyên kem béo, phô mai
- Kem
- Thịt hộp
- Khoai tây chiên, gà rán
- Các sản phẩm kẹo bánh được bày bán hầu hết ở các cổng trường hấp dẫn nhưng không rõ chất lượng
5.5. Giúp trẻ giảm cân nếu thừa cân, béo phì
Đây là cách để rút ngắn quá trình hình thành mỡ xấu ảnh hưởng đến thành mạch. Bằng cách kết hợp các cách trên, bạn có thể giúp trẻ giảm cân hiệu quả.
5.6. Tăng cường uống nhiều nước
Trẻ cần uống đủ nước mỗi ngày để thúc đẩy các hoạt động trên cơ thể. Trẻ trên 10kg cần 1 lít nước mỗi ngày, bao gồm sữa. Trẻ nặng hơn 10kg thì mỗi kg thêm 50ml nước.
Trẻ từ 10 tuổi trở lên, lượng nước uống tương tự người lớn, từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
6. Cách phòng tránh trẻ bị máu nhiễm mỡ từ sớm
Để phòng tránh nguy cơ trẻ có cholesterol trong máu cao, cần chủ động khám sàng lọc cho trẻ theo từng độ tuổi. Theo Viện Tim, Phổi và Máu quốc gia, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị:
- Tất cả trẻ em nên được khám sàng lọc một lần trong độ tuổi 9-11 và nhắc lại trong độ tuổi 17-21.
- Khám sàng lọc đối với trẻ có chỉ số khối cơ thể lớn.
- Nên khám sàng lọc lần đầu sau 2 tuổi, không muộn hơn 10 tuổi nếu tiền sử gia đình có tăng cholesterol trong máu, đau tim hoặc đột quỵ
- Trẻ dưới 2 tuổi không nên khám sàng lọc
- Nên sử dụng sữa ít béo hoặc không béo ngay 1 tuổi đối với trẻ có nguy cơ tăng cholesterol cao
- Thận trọng dùng thuốc trị máu nhiễm mỡ ở trẻ trước 10 tuổi.
Trên đây là một số thông tin về tăng cholesterol cao ở trẻ em. Nếu con nhỏ của bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy chủ động thăm khám để điều chỉnh mức mỡ máu về ngưỡng an toàn, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm nhé.
XEM THÊM:
- Vì sao có máu nhiễm mỡ ở người gầy? – Xem ngay câu trả lời từ chuyên gia
- Mỡ máu gây nguy hiểm thế nào? – Cảnh giác ngay 6 tác hại này
- Bài tập thể dục giảm cholesterol – Tập thể dục đã được chứng minh giảm cholesterol
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Tăng cholesterol ở trẻ em
https://www.webmd.com/cholesterol-management/high-cholesterol-children - Tăng cholesterol máu gia đình
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4576143/ - Thực trạng cholesterol tăng cao ở từng độ tuổi
https://www.cdc.gov/cholesterol/facts.htm
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.