Cháo củ mài có lẽ là món ăn còn khá lạ lẫm với nhiều người. Tuy nhiên, đây không chỉ là một món ăn ngon mà còn giúp bồi bổ cơ thể và chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
1. Công dụng của củ mài
Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cây củ mài thuộc họ dây leo quấn, thân nhẵn, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá. Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng. Củ mài được thu hoạch vào mùa hè – thu, sau khi cây đã lụi.
Củ mài có tên khoa học là Dioscorea persimilis Prain et Burk. Trong củ mài có chứa khoảng 63.25% tinh bột, 0.45% lipid, 6.75% protein và 2 – 2.8% chất nhầy. Ngoài ra, củ mài có dioscin, allantoin, saponin có nhân sterol, cholin cùng các axit amin, các men oxy hóa, vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng khác.
Theo y học cổ truyền, vị thuốc từ củ mài có tên là hoài sơn, có vị ngọt, tính bình. Hoài sơn có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ, mạnh gân xương, tăng cường chức năng tiêu hóa.
2. Tác dụng của cháo củ mài
Củ mài thường được sử dụng như một loại nguyên liệu để chế biến các món ăn hàng ngày như: luộc, xào, nấu canh, nấu cháo. Đặc biệt, cháo củ mài không chỉ là một món ăn ngon mà còn rất bổ dưỡng, tận dụng được dược tính của củ mài.
Vậy cháo củ mài là gì? Đây là cách chế biến củ mài tươi nấu với gạo và nước cùng với các nguyên liệu khác. Theo suckhoedoisong.vn, mỗi loại cháo sẽ cho những tác dụng riêng như: bồi bổ cơ thể, dành cho người mệt mỏi, chán ăn, dành cho trẻ em suy dinh dưỡng, chữa rối loạn tiêu hóa…
3. Top 9 món cháo củ mài bổ dưỡng
✔️ Cháo củ mài:
Đây là cách nấu đơn giản nhất khi chỉ cần nấu củ mài với gạo nếp thành cháo. Món ăn này giúp cải thiện chứng chán ăn, khô miệng khát nước, táo bón.
✔️ Củ mài, vừng đen:
Bổ can thận, bổ tỳ nhuận trường. Cháo phù hợp để bồi bổ cho người cơ thể suy nhược sau khi ốm, tóc bạc sớm, bí đại tiện.
✔️ Củ mài, hạt dẻ:
Sự kết hợp giữa củ mài, hạt dẻ, đại táo và gạo tẻ làm thành món hấp dẫn, thích hợp cho người ăn kém, chậm tiêu, rối loạn đại tiện.
✔️ Cháo củ mài, ý dĩ:
Dùng cho trường hợp chán ăn, chậm tiêu, tiêu chảy, mệt mỏi.
✔️ Củ mài, khoai sọ:
Bổ tỳ vị, hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa.
✔️ Cháo củ mài, biển đậu:
Đây là cách nấu cháo củ mài cho bé. Loại cháo này sẽ giúp bồi bổ cho trẻ em bị suy dinh dưỡng.
✔️ Củ mài, đậu ván:
Dùng cho người bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn, ăn kém, chậm tiêu.
✔️ Củ mài, tôm băm:
Tốt cho người bị suy nhược cơ thể, chán ăn, tiêu chảy.
✔️ Cháo củ mài, thịt dê:
Dùng cho người bị đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, chân tay lạnh, cơ thể mệt mỏi.
4. Lưu ý của chuyên gia
TTƯT, Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng – Cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình cũng đưa ra cho bạn một vài lời khuyên:
– Củ mài tươi sau khi mua về nên dùng ngay.
– Nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường khi ăn loại cháo này thì cần ngưng sử dụng ngay.
– Trước khi sử dụng củ mài làm thuốc chữa bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sỹ.
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ tới hotline 0865 344 349.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.