Quan hệ bao lâu thì uống thuốc tránh thai khẩn cấp, cách uống thuốc tránh thai hàng ngày như thế nào được rất nhiều chị em quan tâm. Thuốc tránh thai đã trở nên phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra hướng dẫn cách sử dụng thuốc tránh thai.
1. Thuốc tránh thai là gì?
Thuốc tránh thai là một biên pháp tránh thai có chứa hormone nhằm ngăn ngừa việc trứng gặp tinh trùng để thụ tinh tạo thành bào thai sau khi quan hệ tình dục. Đây là phương pháp tránh thai hiệu quả đến 99% nếu sử dụng đúng cách.
Về thành phần, có hai loại thuốc tránh thai là thuốc tránh thai kết hợp có cả hormone Estrogen, Progestin và thuốc tránh thai chỉ chứa Progestin.
Về thời gian có thuốc tránh thai khẩn cấp và thuốc tránh thai hàng ngày. Bạn có thể tham khảo tác dụng của 2 loại thuốc tránh thai này theo bảng dưới đây:
Thuốc tránh thai hàng ngày | Thuốc tránh thai khẩn cấp | |
Hiệu quả | Tác dụng lên đến 99% | Hiệu quả lên đến 90% trong vòng 120 giờ hoặc 72 giờ, dùng trong trường hợp khẩn cấp |
Thành phần | Chứa lượng vừa phải estrogen và progesterone | Chứa hàm lượng lớn Progesterone |
Cơ chế | Kiểm soát sự hoạt động của buồng trứng, ngăn không cho trứng rụng tự nhiên vào mỗi chu kỳ | Cản trở quá trình rụng trứng tự nhiên ở phụ nữ |
Các loại thuốc tránh thai | Dạng vỉ 21 viên
Dạng vỉ 28 viên |
Có thuốc tránh thai khẩn cấp loại 1 viên
Thuốc tránh thai khẩn cấp loại 2 viên |
Tác dụng | – Tránh thai
– Giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, cải thiện mụn trứng cá, kiểm soát chu kỳ hàng tháng, giảm bốc hỏa tiền mãn kinh |
Tránh thai trong các trường hợp khẩn cấp sau khi quan hệ không có biện pháp bảo vệ hoặc cho rằng các phương pháp tránh thai thông thường không đạt hiệu quả. |
2. Cách sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Ngoài tác dụng tránh thai thì thuốc tránh thai hàng ngày còn được biết đến như một cách bổ sung nội tiết tố nữ cho phụ nữ bị suy giảm nội tiết tố hoặc gặp các vấn đề do rối loạn/suy giảm nội tiết tố như bốc hỏa, đổ mồ hôi, mụn trứng cá, rối loạn kinh nguyệt.
Nhiều chị em thắc mắc bắt đầu uống thuốc tránh thai hàng ngày khi nào có thể tham khảo cách uống thuốc tránh thai hàng ngày không gây hại cho sức khỏe dưới đây.
2.1. Cách uống thuốc tránh thai hàng ngày 21 viên
Thuốc tránh thai hàng ngày vỉ 21 viên nén chứa hormone Estrogen và Progesterone hoặc chỉ Progesteron có cách sử dụng như sau:
Vỉ số 1:
- Uống 1 viên mỗi ngày kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Uống liên tục trong 21 ngày.
- Trường hợp nếu qua chu kì kinh ví dụ như ở ngày thứ 5 thì bắt đầu uống thuốc tránh thai hàng ngày từ ngày thứ 5, mỗi ngày 1 viên đến khi hết vỉ.
Như vậy viên đầu tiên của vỉ thuốc uống vào thứ nào thì sau đúng 4 tuần viên đầu tiên của vỉ thứ 2 sẽ đúng vào thứ đó. Ví dụ như bạn bắt đầu uống thuốc tránh thai 21 viên vào thứ 2 thì thứ 2 của 4 tuần sau đó sẽ uống sang vỉ thứ 2.
Từ vỉ số 2:
- Sau khi uống hết vỉ 1 thì dừng uống trong vòng 7 ngày và sau đó tiếp tục uống vỉ thứ 2, không cần dừng khi đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Uống duy trì hàng ngày lặp lại đến khi bạn không có nhu cầu dùng thuốc tránh thai.
Lưu ý: Ở vỉ đầu tiên nếu ngày thứ 5 uống thuốc tránh thai hàng ngày khi quan hệ vẫn cần các biện pháp tránh thai như sử dụng bao cao su.
2.2. Cách uống thuốc tránh thai hàng ngày 28 viên
Trong thuốc tránh thai hàng ngày loại 28 viên gồm 21 viên thuốc tránh thai có chứa hormone, 7 viên còn lại là viên giả dược, chứa đường hoặc sắt. Việc bổ sung 7 viên giả dược này giúp người dùng có thể dùng thuốc liên tục, tránh tình trạng quên uống hoặc không nhớ ngày bắt đầu uống trở lại.
Cách sử dụng thuốc tránh thai 28 viên cũng tương tự như cách uống thuốc tránh thai hàng ngày vỉ 21 viên:
Uống 1 viên mỗi ngày kể từ khi có kinh nguyệt và uống cho đến khi hết 28 viên và chuyển sang vỉ thứ 2.
3. Cách sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp ít gây hại cho sức khỏe
Thuốc tránh thai khẩn cấp (thuốc ngừa thai cấp tốc) có chứa levonorgestrel (một loại hormone progesterone). Hormone này làm thay đổi dịch nhầy cổ tử cung, tạo hàng rào ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng vào tử cung.
Một số trường hợp có thể cần đến thuốc tránh thai khẩn cấp như: quan hệ tình dục không có biên pháp tránh thai an toàn, bị hãm hiếp hoặc thiếu hai hoặc nhiều thuốc tránh thai hàng ngày trong chu kỳ tránh thai một tháng…
Hiện nay phổ biến 2 loại thuốc tránh thai cấp tốc 72 giờ (3 ngày) và 120 giờ (5 ngày). Ít phổ biến các loại 24 giờ, 36 giờ và 48 giờ.
Có thể sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp 1 viên hoặc 2 viên theo cách sau:
3.1. Cách uống thuốc tránh thai khẩn cấp loại 1 viên
Thuốc tránh khẩn cấp loại 1 viên rất phổ biến trên thị trường và dễ dàng mua được tại các hiệu thuốc. Nhiều người thắc mắc quan hệ bao lâu thì uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Các thống kê đều chỉ ra, hiệu quả của thuốc tránh thai cấp tốc được phát huy tối đa nếu uống ngay sau khi quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ. Thời gian uống thuốc tránh thai càng sớm hiệu quả ngừa thai càng cao.
- Uống thuốc trong vòng 24 giờ đầu tiên: hiệu quả ngừa thai 90%
- Từ 24-48 giờ tiếp theo: Hiệu quả ngừa thai 85%
- Từ 49-72 giờ tiếp theo: Hiệu quả ngừa thai 58%
- Quá 72 giờ: nếu trứng và tinh trùng đã thụ tinh thì không có hiệu quả (đối với thuốc tránh thai cấp tốc 72 giờ)
- Quá 120 giờ: không hiệu quả nếu uống vào sau thời điểm này.
Bạn có thể tham khảo các loại thuốc tránh thai 1 viên hiện bán trên thị trường:
- Postinor-1: thành phần levonorgestrel 1,5mg, dùng 1 viên duy nhất
- Mifestad 10: thành phần mifepristone 10mg (chất đối kháng progestin)
- Bocinor: thành phần levonorgestrel 1,5mg uống 1 viên duy nhất
- Ciel EC25: thành phần mifepristone 25mg
- Naphamife: thành phần mifepristone 10mg
3.2. Hướng dẫn cách sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp 2 viên
Thuốc tránh thai khẩn cấp 2 viên ít phổ biến hơn. Bạn cần chú ý thời gian uống thuốc tránh thai loại 2 viên để đạt hiệu quả ngừa thai cao nhất:
- Viên đầu tiên uống càng sớm càng tốt ngay sau khi phát sinh quan hệ, không quá 72 giờ
- Viên thứ hai uống sau viên thứ nhất 12 giờ, không để quá 16 giờ
Các loại thuốc ngừa thai cấp tốc 2 viên trên thị trường:
- Postinor-2: 2 viên nén chứa lenonorgestrel 0,75mg/viên
- Happynor: 2 viên nén chứa levonorgestrel 0,75mg/viên
- Posinight 2: 2 viên nén chứa llevonorgestrel 0,75mg/viên
4. Tác dụng phụ khi uống thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai hàng ngày hay khẩn cấp đều gây ra một số tác dụng phụ tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà mức độ nặng hay nhẹ. Một số tác dụng phụ thường gặp như:
- Xuất huyết âm đạo bất thường
- Buồn nôn, nôn
- Căng tức ngực
- Đau đầu
- Tăng cân
- Thay đổi tâm trạng
- Trễ kinh hoặc mất kinh
- Thay đổi dịch tiết âm đạo
- Giảm hoặc tăng ham muốn tình dục
- Về lâu dài có thể gây ra các vấn đề tim mạch, nguy cơ u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư vú, ung thư cổ tử cung…
5. Lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai cho chị em phụ nữ
Thuốc tránh thai không nên sử dụng bừa bãi, trường hợp muốn tránh thai hoặc bổ sung nội tiết tố bằng thuốc tránh thai cần tham khảo kĩ bác sĩ chuyên môn, không nên quá lạm dụng thuốc tránh thai.
Bên cạnh đó chị em nên chú ý:
Lựa chọn thuốc tránh thai của các nhà sản xuất uy tín, có thương hiệu trên thị trường
- Nên uống thuốc tránh thai vào một khung giờ nhất định
- Khi gặp tác dụng phụ nên hỏi kĩ bác sĩ hoặc người có chuyên môn
- Khi có sẵn bệnh lý nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn
- Không sử dụng trong trường hợp mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
Trên đây là một số thông tin về cách sử dụng thuốc tránh thai và những lưu ý cần thiết. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343446699 để được tư vấn giải đáp.
XEM THÊM:
- Thuốc tránh thai nào không làm giảm ham muốn? Xem ngay
- Uống thuốc tránh thai gây khô hạn đúng hay sai? Thực hư thế nào?
- Chữa rong kinh bằng thuốc tránh thai – không phải ai cũng biết!
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.