Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì kiêng gì? Thử ngay 15 thực phẩm này!
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • NỘI TIẾT TỐ NỮ

    Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì kiêng gì? Thử ngay 15 thực phẩm này!

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    03/11/23

    Rất nhiều chị em không chú ý đến chế độ ăn uống của mình nhất là khi bị rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên chế độ ăn uống góp phần quan trọng trong việc cải thiện tình trạng này. Vậy rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì kiêng gì, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Bác sĩ sẽ đưa ra một số lời khuyên hữu ích dưới đây.

    5/5 - (4 bình chọn)

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống với rối loạn kinh nguyệt

    tầm quan trọng của chế độ ăn uống và chu kỳ kinh nguyệt

    Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng khi bị rối loạn kinh nguyệt.

    Rối loạn kinh nguyệt hiểu đơn giản là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều, dài hoặc ngắn hơn so với chu kỳ trung bình là 28 ngày. Kinh nguyệt không đều có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của chị em phụ nữ. Nhiều chị em còn gặp tình trạng lượng máu kinh nguyệt nặng, rụng trứng không đều hoặc đau bụng kinh.

    Chế độ ăn uống có thể cải thiện tình trạng rong kinh. Chúng không chỉ tốt cho phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt mà một số thực phẩm cũng giúp ích cho những người bị kinh nguyệt không đều.

    Việc duy trì chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp chị em chúng mình có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn cũng như cải thiện sức khỏe.

    Vậy có những thực phẩm nào tốt, rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì kiêng gì, hãy cùng đến với những phân tích của Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng ngay dưới đây.

    2. Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì?

    rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì kiêng gì

    Chị em hãy đưa ngay các thực phẩm này trong chế độ ăn

    Nếu thắc mắc kinh nguyệt không đều nên ăn gì thì chị em không thể bỏ qua những tips hữu ích mà chúng tôi cung cấp dưới đây.

    2.1. Đưa cá béo vào chế độ ăn

    Các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá trích rất giàu axit béo omega-3. Omega-3 giúp điều hòa hormone, là thực phẩm tốt nhất giúp điều hòa kinh nguyệt không đều và cải thiện sức khỏe kinh nguyệt.

    2.2. Tăng cường ngũ cốc nguyên hạt

    Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp chất xơ, vitamin nhóm B, khoáng chất dồi dào. Các dưỡng chất này góp phần điều hòa hormone, giảm tình trạng rối loạn kinh nguyệt do rối loạn nội tiết tố nữ Estrogen.

    Đây cũng là những thực phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.

    Chị em có thể tham khảo các loại ngũ cốc nguyên hạt như:

    • Yến mạch, lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen
    • Gạo lứt, ngô, hạt kê, hạt quinoa, hạt kiều mạch
    • Nên chọn những loại hạt thô, còn nguyên cám sẽ tốt cho sức khỏe.

    2.3. Rối loạn kinh nguyệt nên ăn các loại quả mọng

    quả mọng điều hòa kinh nguyệt

    Các loại quả mọng góp phần điều hòa kinh nguyệt

    Nghiên cứu chỉ ra, chị em đang trải qua hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), các phản ứng viêm tăng cao và tình trạng chống oxy hóa thấp. Vì vậy, chị em cần bổ sung các thực phẩm chống oxy hóa trong chế độ dinh dưỡng của mình.

    Trong quả mọng rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin, giúp cân bằng hormone và giảm tình trạng kinh nguyệt thất thường cũng như dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt.

    Chị em nên đưa vào chế độ ăn của mình bằng các loại thực phẩm như:

    • Việt quất đen, việt quất xanh
    • Nam việt quất
    • Quả mâm xôi (phúc bồn tử)
    • Quả dâu tây
    • Câu kỷ tử

    2.4. Ăn đu đủ trong thời kỳ kinh nguyệt

    Nhiều chị em khi mang thai thường kháo nhau ăn đu đủ xanh sẽ gây co bóp tử cung. Cũng chính vì lý do này mà đối với chị em rối loạn kinh nguyệt, bế kinh hay rong kinh nên tìm hiểu để thêm ngay đu đủ xanh vào món tráng miệng hàng ngày nhé.

    Trong đu đủ xanh có chứa papain. Đây là chất có hoạt động như prostaglandin và oxytocin gây ra các cơn co thắt. Phụ nữ mang thai trong thời gian đầu thai kỳ cần tránh nhưng khi bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn.

    Bạn có biết đu đủ xanh có những lợi ích như:

    • Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giúp ngăn ngừa tình trạng thiểu kinh, chậm kinh
    • Điều hòa nội tiết tố Estrogen nhờ lycopene
    • Tăng cường cơ tử cung: cải thiện lưu lượng máu đến cơ tử cung

    Tuy nhiên trong những ngày hành kinh nên hạn chế ăn đu đủ xanh nếu chị em đang gặp phải các cơn đau bụng kinh.

    2.5. Điều hòa kinh nguyệt bằng gừng tươi

    Trong gừng tươi có tính ấm, có chứa magie và vitamin C giúp giảm đau, tăng co bóp tử cung để thúc đẩy máu kinh ra ngoài, từ đó cải thiện tình trạng rong kinh, điều hòa kinh nguyệt.

    Mách nhỏ chị em nên uống một cốc trà gừng vào buổi sáng, có thể thêm một chút mật ong cho dễ uống nhé.

    2.6. Trị rối loạn kinh nguyệt bằng quế

    Bên cạnh gừng tươi thì khi rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì kiêng gì không thể bỏ qua được một loại gia vị là quế.

    Quế cũng có tính ấm. Trong Đông y Quế được sử dụng để cải thiện rối loạn kinh nguyệt, giúp điều tiết chu kỳ kinh hiệu quả. Cũng nhờ vào tính ấm mà quế giúp lưu thông máu dễ dàng hơn, giảm các cơn đau bụng kinh và giúp kinh nguyệt ra đều.

    Để dùng quế đúng cách, chị em có thể lấy một vài miếng quế nhỏ, pha với nước ấm như pha trà uống mỗi khi đau bụng kinh hoặc khi hành kinh.

    2.7. Tinh bột nghệ giúp điều hòa kinh nguyệt

    Nếu kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bị rối loạn chị em không thể bỏ qua gia vị nghệ trong các món ăn.

    Nghệ có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, chống oxy hóa cao và có lợi cho tình trạng kinh nguyệt không đều.

    Chị em có thể pha nghệ với nước ấm và một chút mật ong để cải thiện.

    2.8. Ăn dứa giảm đau bụng kinh

    rối loạn kinh nguyệt nên ăn dứa

    Ăn dứa giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

    Trễ kinh, rong kinh kéo dài hay đau bụng kinh thì chị em đừng nên bỏ qua một thực phẩm tốt như dứa.

    Trong dứa có chứa enzyme bromelanin giúp làm mềm niêm mạc tử cung. Bromelanin cũng giúp giảm đau, giảm tình trạng đau bụng kinh.

    Vì vậy hãy thêm dứa vào trong chế độ ăn bằng cách:

    • Ăn dứa như một món tráng miệng
    • Thử ngay một cốc sinh tố dứa hoặc nước ép dứa bạn nhé
    • Các món canh, xào từ dứa
    • Thử làm món cơm dứa nướng

    2.9. Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì? Thử ngay socola đen

    Socola đen rất giàu magie và chất chống oxy hóa. Trong đó magie giúp thư giãn cơ bắp và ngăn chặn việc sản xuất các hợp chất báo hiệu chứng chuột rút gây đau bụng kinh.

    Vậy chị em đừng chần chờ gì, hãy thử ngay socola đen trong những ngày “đèn đỏ” nhé.

    2.10. Tỏi điều hòa kinh nguyệt

    Nghiên cứu cho thấy, tỏi cũng là một trong những thực phẩm góp phần điều hòa kinh nguyệt. Tỏi có các chất tự nhiên giúp giảm căng thẳng do co bóp tử cung nến có thể kích thích kinh nguyệt ra đều.

    Ngoài ra, tỏi còn giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt nhờ tác dụng cân bằng estrogen mà không gây ra tác dụng phụ.

    Vì vậy chị em hãy ăn một vài tép tỏi sống hoặc thử món tỏi ngâm mật ong để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt nhé.

    2.11. Ăn nho chữa kinh nguyệt không đều

    Phụ nữ bị kinh nguyệt không đều có thể tham khảo ngay nho trong chế độ ăn.

    Nho rất giàu vitamin A, đồng, kali, vitamin C, pectin, axit pantothenic, vitamin B và chất xơ. Uống một ly nước ép nho chỉ hai tuần trước kỳ kinh nguyệt có thể giúp bạn giảm nguy cơ trễ kinh.

    Hơn nữa, nho có thể giúp bạn bình thường hóa chu kỳ kinh nguyệt của mình.

    2.12. Cà rốt giúp điều hòa kinh nguyệt

    Nghe có vẻ khó tin nhưng cà rốt lại là một trong những trợ thủ đắc lực giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều. Chị em có thể ăn cà rốt để điều hòa kinh nguyệt.

    Trong cà rốt có chứa kali, vitamin A, chất xơ, vitamin C, mangan, vitamin B2, sắt, đồng, niacin…

    Chị em nên uống 2 ly nước ép cà rốt mỗi ngày, đều đặn trong 3 tháng để có kết quả như mong muốn nhé.

    2.13. Ăn bơ giảm đau bụng kinh rối loạn kinh nguyệt

    ăn bơ giảm đau bụng kinh rối loạn kinh nguyệt

    Ăn bơ có nhiều lợi ích đối với người rối loạn kinh nguyệt

    Bơ chính là câu trả lời chính xác cho rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì kiêng gì. Trong quả bơ có chứa rất nhiều dưỡng chất như magie, giúp giảm đau bụng kinh, thư giãn cơ trơn tử cung, giảm tình trạng chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt.

    Bên cạnh đó, bơ cũng chứa chất béo lành mạnh omega-3, vitamin E, B6 giúp cân bằng nội tiết tố.

    Vì vậy, không có lý do gì chị em không đưa bơ vào danh sách những thực phẩm hàng đầu giảm rối loạn kinh nguyệt.

    Mách cho chị em một số cách để đổi món cho bơ nhé:

    • Bơ ăn không như món tráng miệng
    • Bơ ăn cùng bánh mì nướng
    • Sinh tố bơ, sinh tố bơ chuối, sinh tố bơ sữa đậu nành
    • Salad với bơ
    • Chè bơ
    • Kem bơ sữa dừa

    2.15. Bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn sữa chua

    Nghe có vẻ hơi khó tin vì sữa chua thường dành cho đường ruột bị rối loạn hệ vi sinh vật. Tuy nhiên sữa chua cũng là một trong những loại thực phẩm phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn.

    Bên cạnh việc cải thiện hệ vi sinh đường ruột, sữa chua còn có nhiều lợi khuẩn góp phần giảm tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, làm dịu các cơn đau và giúp kinh nguyệt ra đều.

    Chị em nên bổ sung sữa chua mỗi ngày để cải thiện các vấn đề sức khỏe nhé.

    3. Rối loạn kinh nguyệt nên kiêng gì?

    Khi bị rối loạn kinh nguyệt nên kiêng gì? Chị em thường không quan tâm đến các thực phẩm nên tránh trong những ngày “bà dì” ghé thăm. Vậy bạn đã thực sự quan tâm hay chưa? Chúng tôi sẽ đưa ra một số danh sách những thực phẩm nên hạn chế khi chị em bị rối loạn kinh nguyệt:

    3.1. Hạn chế đồ uống có chứa caffeine

    tránh uống cà phê trong chu kỳ kinh nguyệt

    Hạn chế uống cà phê sẽ giảm tình trạng đầy hơi

    Đồ uống có chứa caffeine là một trong những đồ uống nên tránh trong kỳ kinh nguyệt.

    Giảm tiêu thụ đồ uống có chứa caffeine có thể làm giảm đau và đầy hơi.

    3.2. Tránh rượu bia những ngày rối loạn kinh nguyệt

    Đồ uống có chứa cồn cũng nên tránh trong thời kỳ kinh nguyệt. Rượu có thể làm tăng sản xuất estrogen và testosterone trong cơ thể.

    Do việc sản xuất quá nhiều estrogen và testosterone có thể khiến tâm trạng thay đổi thất thường.

    Rượu cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu, khiến cơ thể cảm thấy yếu và chóng mặt.

    3.3. Hạn chế đồ uống có chứa nhiều đường

    Đồ uống có ga hoặc đồ uống chứa nhiều đường cũng nên tránh trong thời kỳ kinh nguyệt.

    Đồ uống có ga có thể khiến bụng bạn đầy hơi, khiến bạn cảm thấy khó chịu trong kỳ kinh nguyệt.

    3.4. Tránh ăn đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ

    Những thực phẩm này góp phần gây nên các cơn khó chịu khi bị rối loạn kinh nguyệt như khiến tình trạng tiền kinh nguyệt trở nên nặng nề hơn, dễ đầy bụng…

    Vì vậy, chị em hãy tránh xa những thực phẩm này, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh hơn nhé.

    3.5. Hạn chế các món ăn có tính hàn, đồ tái sống

    Những thực phẩm này cũng góp phần khiến rối loạn kinh nguyệt thêm trầm trọng. Vì vậy nếu rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì kiêng gì thì chị em nên tránh các đồ ăn như gỏi cá, gỏi tái sống, các món ốc, trai

    4. Uống gì giảm rối loạn kinh nguyệt?

    uống gì giảm rối loạn kinh nguyệt

    Hãy bổ sung ngay các loại đồ uống này

    Khi bị rối loạn kinh nguyệt, bên cạnh các loại thực phẩm nên ăn và cần tránh, chị em hãy tham khảo ngay những thức uống tốt cho chu kỳ kinh nguyệt ngay dưới đây nhé!

    4.1. Thử ngay một cốc nước ấm

    Một thức uống tự nhiên có thể giúp giảm đau khi hành kinh, rối loạn kinh nguyệt chính là nước ấm. Nước ấm được cho giúp cải thiện đau bụng kinh.

    Ngoài ra chị em cần uống nước ấm để cơ thể không bị mất nước.

    4.2. Rối loạn kinh nguyệt nên uống trà gừng

    Nước gừng ấm cũng là phương pháp tự nhiên giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. Thay vì là gia vị trong các món ăn, chị em có thể uống một cốc nước gừng ẩm để giảm đau.

    Cách thực hiện như sau:

    • Gừng rửa sạch vỏ, thái lát mỏng
    • Cho các lát gừng mỏng vào nước sôi và ủ trong khoảng 10 phút trước khi uống
    • Có thể thêm một chút mật ong cho dễ uống

    4.3. Uống nước nghệ trị rối loạn kinh nguyệt

    Nghệ được cho là thức uống có tác dụng giảm đau hiệu quả trong thời kỳ đèn đỏ. Thức uống này hiện nay được bào chế dưới nhiều dạng như tinh bột nghệ, nano nghệ rất dễ sử dụng.

    Vì vậy chị em có thể tìm mua tinh bột nghệ hoặc nano curcumin dạng lỏng để tăng khả năng hấp thu, cho hiệu quả cao nhé.

    Ngoài ra, nếu muốn dùng nghệ tươi thì chị em đừng bỏ qua cách pha chế này:

    • Cạo sạch vỏ nghệ sau đó rửa sạch
    • Cắt nghệ thành nhiều miếng mỏng
    • Đem xay nhuyễn nghệ và pha với nước đun sôi
    • Thêm một chút me để nghệ dễ uống hơn
    • Uống khi còn ấm

    4.4. Cải thiện kinh nguyệt không đều bằng trà hoa cúc

    Trà hoa cúc có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả. Trong trà hoa cúc có chứa hợp chất hippurate và glycine, giúp giảm có thắt cơ và thư giãn tử cung.

    Cũng giống như gừng, trà hoa cúc còn có tác dụng chống viêm, giảm chứng chuột rút ở vùng bụng dưới. Ngoài ra, hoa cúc còn có đặc tính an thần, tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, giúp xoa dịu tâm trạng trong thời kỳ kinh nguyệt.

    Chị em có thể tự làm trà hoa cúc tại nhà hoặc mua các loại đóng gói sẵn.

    Nếu tự làm hãy thử ngay cách của chúng tôi nhé:

    • Hoa cúc khô tráng qua một lượt với nước nóng
    • Thả hoa cúc vào trong cốc và thêm nước sôi ủ trong 10 phút
    • Dùng khi còn ấm

    5. Lời khuyên từ chuyên gia

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, chế độ ăn uống cần được duy trì không chỉ trong những ngày bị rối loạn kinh nguyệt mà chị em nên thiết lập hàng ngày.

    Bởi những thực phẩm này ngoài điều hòa kinh nguyệt, góp phần cân bằng nội tiết tố còn giúp bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức khỏe cho chị em phụ nữ.

    Biết được chế độ ăn, chị em cần biết ăn sao cho đúng, để các dưỡng chất phát huy tác dụng. Bằng cách:

    • Nên chọn các thực phẩm còn tươi, không dập nát
    • Nên ăn ngay không nên để thực phẩm quá lâu
    • Chế biến thực phẩm đúng cách theo từng loại. Ví dụ như có các thực phẩm kiêng kị không nên kết hợp với nhau
    • Thực hiện ăn chín uống sôi
    • Kết hợp các loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nếu nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt do mất cân bằng nội tiết

    Trên đây là một số thông tin về rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì kiêng gì chị em có thể tham khảo.

    Nếu có thắc mắc cần giải đáp chị em đừng ngần ngại liên hệ qua hotline 0363446699.

    XEM THÊM: 

     

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viganam Tâm Bình - Hỗ trợ tăng cường sinh lý nam, tăng testosterone, sức khỏe nam giới, giảm tiểu đêm

    290.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Hồi Xuân Tâm Bình - Hỗ trợ bổ huyết, tăng cường nội tiết tố nữ Estrogen. Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ.

    168.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [GÓC CHIA SẺ] Rối loạn kinh nguyệt 1 tháng có kinh 2 lần có sao không? 21/12/22
      “Tôi bị rối loạn kinh nguyệt, 1 tháng có kinh 2 lần. Xin hỏi bác sĩ hiện tượng này có…
      Đau bụng kinh nên ăn gì kiêng gì? Gợi ý thực phẩm hữu ích ngày đèn đỏ 20/06/22
      Đau bụng kinh nên ăn gì kiêng gì để giảm đau và giúp chị em thoải mái hơn trong những…
      Gợi ý 15+ mẹo vặt chữa rong kinh tại nhà hiệu quả dễ áp dụng 07/11/22
      Chào chuyên gia, tôi muốn hỏi về các mẹo vặt chữa rong kinh tại nhà nhanh nhất, hiệu quả nhất.…
      Top 20+ cách giảm đau bụng kinh tại nhà dễ áp dụng trong ngày “đèn đỏ” 06/06/22
      Cháu bị đau bụng kinh từ khi lên cấp 3, trong những ngày đầu đèn đỏ, cháu bị đau bụng…
      Xem tất cả bài viết