Tổng hợp 5 cách điều trị mỡ máu tăng cao hiệu quả 2024
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Tổng hợp 5 cách điều trị mỡ máu tăng cao hiệu quả 2024

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    26/08/21

    Phương pháp điều trị mỡ máu tăng cao là vấn đề mà người bệnh luôn quan tâm. Bởi, nếu không kiểm soát được tình trạng bệnh, nhiều người sẽ đứng trước nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, gan nhiễm mỡ… Để rõ hơn về vấn đề này mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

    4.9/5 - (45 bình chọn)

    1. Mỡ máu tăng cao gây nguy hiểm như thế nào?

    Bệnh mỡ máu cao xảy ra sau quá trình âm thầm tích lũy. Khi lượng mỡ xấu trong máu tăng cao, đặc biệt là LDL-Cholesterol và Triglyceride thúc đẩy nhanh quá trình hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Lâu dần, lòng động mạch bị hẹp lại, cản trở dòng máu đi đến các cơ quan trong cơ thể gây ra hiện tượng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tê bì chân tay…

    Theo thời gian, xơ vữa động mạch có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu não gây tai biến mạch máu não. Bên cạnh đó, hiện tượng tắc nghẽn mạch máu nếu xảy ra ở tim, cản trở dòng máu đến tim sẽ gây nhồi máu cơ tim.

    Ngoài ra, bệnh mỡ máu cao còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

    • Viêm tụy
    • Tiểu đường tuýp 2
    • Huyết áp cao
    • Gan nhiễm mỡ

    Vì vậy, người bệnh nên thăm khám sức khỏe định kỳ, theo dõi các chỉ số mỡ máu để sớm phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời.

    >>>Xem thêm: Rối loạn lipid máu – Tham khảo triệu chứng để sớm phát hiện bệnh

    2. 5 cách điều trị mỡ máu tăng cao hiệu quả từ chuyên gia

    Kiểm soát mỡ máu hiệu quả là giải pháp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Tùy từng trường hợp, mức độ bệnh bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp như: sử dụng thuốc tây, thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên…

    mỡ máu tăng cao

    Mỡ máu tăng cao và cách điều trị

    2.1. Sử dụng thuốc tây điều trị mỡ máu cao

    Việc sử dụng thuốc phụ thuộc vào yếu tố tuổi tác, tình trạng bệnh, tác dụng phụ của thuốc. Do đó, trong thời gian dùng thuốc tây, người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

    2.1.1. Statin

    Statin có tác dụng ngăn chặn hoạt chất mà gan cần sử dụng để tổng hợp cholesterol, điều này giúp gan loại bỏ cholesterol trong máu. Đồng thời, nhóm thuốc này có công dụng giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, cải thiện bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim.

    Sử dụng thuốc Statin trong điều trị mỡ máu cao

    Sử dụng thuốc Statin trong điều trị mỡ máu cao

    Các thuốc thuộc nhóm statins được sử dụng phổ biến như:

    Theo Alan Carter, đau cơ là tác dụng phụ thường gặp do sử dụng statin, vì vậy người bệnh cần chú ý tác dụng phụ của thuốc. Một số biểu hiện thường gặp như:

    • Đau cơ bất thường, chuột rút
    • Mệt mỏi
    • Sốt
    • Nước tiểu đậm
    • Bệnh tiêu chảy

    2.1.2. Nhóm thuốc fibrat

    Fibrat được sử dụng nhằm mục đích giảm triglyceride, tăng HDL-Cholesterol. Đồng thời, loại thuốc này cũng có công dụng giúp ngăn ngừa nhồi máu cơ tim.

    Nhóm thuốc này là lựa chọn hàng đầu cho trường hợp triglyceride cao. Giúp giảm 40-60% chỉ số triglyceride.

    2.1.3. Nhóm Resins

    Gan sử dụng cholesterol để tạo axit mật – chất cần thiết cho tiêu hóa. Nhóm thuốc Resins có tác dụng giảm cholesterol gián tiếp bằng cách bám dính vào axit mật, thúc đẩy gan sử dụng cholesterol dư thừa. Từ đó, tạo axit mật nhiều hơn, giảm nồng độ cholesterol trong máu.

    Thuốc thuộc nhóm resins được sử dụng phổ biến như:

    • Cholestyramine
    • Colesevelam
    • Colestipol

    2.1.4. Nhóm thuốc điều trị mỡ máu cao Niacin

    Niacin là thuốc trong đó có 8 loại vitamin nhóm B, cụ thể là vitamin B3 có tác dụng hạ mỡ máu.

    Nhóm thuốc Niacin kết hợp với Statin giúp ức chế sản xuất lipoprotein tại gan, giảm chỉ số LDL, tăng HDL.

    */ Lưu ý: Các loại thuốc kể trên phải được sử dụng theo chỉ định bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua hoặc tăng, giảm liều lượng. Bởi, nếu lạm dụng người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng tới sức khỏe.

    2.2. Điều trị mỡ máu tăng cao bằng chế độ ăn uống

    Không riêng gì người béo phì, người có gen di truyền hay mắc các bệnh tiểu đường… Tất cả chúng ta, từ thanh niên tới người già, hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cụ thể:

    • Hạn chế sử dụng mỡ động vật: Đây là dạng chất béo no làm tăng mỡ xấu, cholesterol trong cơ thể. Thay vào đó, người bệnh có thể sử dụng dầu thực vật như dầu hướng dương, đậu nành, dầu cá…
    • Tránh ăn các thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như: nội tạng động vật, thịt đỏ, đồ ăn nhiều đường.
    • Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi nhiều màu sắc như: Rau bắp cải, rau muống, cải thảo, đỗ xanh, súp lơ, chuối, bơ, bưởi, cam…
    • Bổ sung chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan giúp giảm sự hấp thụ cholesterol trong máu. Chúng được tìm thấy trong bột yến mạch, đậu, táo…
    • Ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3: Axit omega-3 rất tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp giảm huyết áp, giảm xơ vữa động mạch. Người bị mỡ máu cao nên tăng cường thực phẩm chứa axit omega-3 trong cá thu, cá hồi, cá trích…
    Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

    Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

    2.3. Tăng cường vận động, thể dục thể thao

    Tập thể dục, thể thao không chỉ giúp giảm cholesterol mà còn cải thiện HDL- Cholesterol.

    Các chuyên gia khuyên người bệnh nên tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, thực hiện 5 lần/tuần. Hoặc tập các bài tập aerobic 3 lần/tuần.

    Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện các bài tập thể thao như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đánh cầu lông…

    2.4. Loại bỏ thói quen xấu

    • Loại bỏ thói quen hút thuốc lá giúp cải thiện chỉ số HDL-Cholesterol.
    • Hạn chế rượu bia, chất kích thích, bởi chúng là nguyên nhân làm tăng cholesterol trong máu.
    • Thực hiện giảm cân an toàn nếu thừa cân béo phì.

    2.5. Tinh chất thảo dược tự nhiên hỗ trợ kiểm soát mỡ máu

    Trước tác dụng phụ của tân dược ngày càng nhiều người có xu hướng lựa chọn thảo dược để đảm bảo an toàn và cho hiệu quả bền vững. Ngày nay, cùng với sự phát triển của y học hiện đại, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra giải pháp vượt trội trong hỗ trợ hạ mỡ máu, giảm nguy cơ từ các chiết xuất thảo dược. Điển hình cho xu hướng này là Cam Bergamot (chiết xuất Cam Địa Trung Hải) và Nanocurcumin dạng lỏng của CHLB Đức.

    2.5.1. Chiết cuất Cam Bergamot

    Theo thời gian, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra Cam Bergamot – thực vật đặc hữu ở Địa Trung Hải có công dụng hạ mỡ máu hiệu quả. Đã có hơn 440 nghiên cứu về tác dụng của loại thảo dược này.

    Cụ thể, Bergamot có công dụng giảm đồng thời 3 chỉ số mỡ xấu: Cholesterol toàn phần, Triglyceride, LDL-Cholesterol. Tăng cường chức năng gan, hạ men gan, giảm gan nhiễm mỡ. Đồng thời, ngăn ngừa bệnh lý về tim mạch.

    Chiết xuất Cam Bergamot - Thảo dược quý hỗ trợ hạ mỡ máu

    Chiết xuất Cam Bergamot – Thảo dược quý hỗ trợ hạ mỡ máu

    2.5.1. Tinh chất Nanocurcumin dạng lỏng của CHLB Đức

    Curcumin là hoạt chất chính được tìm thấy trong nghệ tươi. Chúng được biết đến với công dụng làm đẹp, giảm đau, chống viêm. Đồng thời, giúp tiêu mỡ, giảm cholesterol, bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan…

    Mặc dù có công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với người mỡ máu cao. Tuy nhiên, hoạt chất này có nhược điểm không tan trong nước. Do đó, cơ thể không hấp thu được. Để khắc phục nhược điểm này, các nhà nghiên cứu đã bào chế curucmin dưới dạng nano bột, tuy nhiên hiệu quả cũng chỉ đạt 7,5%.

    Về sau, các nhà khoa học CHLB Đức đã nghiên cứu ra công nghệ, bào chế dung dịch Nanocurcumin. Đây là công nghệ bào chế được cấp bằng sáng chế độc quyền của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO). Ưu điểm của Nanocurcumin dạng dung dịch là tan hoàn toàn trong nước, tăng khả năng hấp thu gấp 4 lần Nanocurcumin thông thường, gấp 185 lần curcumin truyền thống.

    Tinh chất Nanocurcumin dạng lỏng từ CHLB Đức

    Tinh chất Nanocurcumin dạng lỏng từ CHLB Đức

    3. Lời khuyên từ chuyên gia YHCT

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, mỡ máu cao là bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta hãy nêu cao tinh thần “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Để kiểm soát tình trạng mỡ máu hiệu quả, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần chú ý những lời khuyên sau đây:

    • Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm và kiểm soát kịp thời mỡ máu cao. Vì vậy, với những người thừa cân béo phì, gen di truyền, bệnh tuyến giáp, tiểu đường… nên thực hiện xét nghiệm mỡ máu 6 tháng/1 lần. Người bình thường có thể khám sức khỏe 1 năm/1 lần.
    • Không kiêng khem ăn uống quá mức khiến cơ thể không đủ dinh dưỡng, bệnh thêm trầm trọng.
    • Tuyệt đối không lạm dụng thuốc tây trong điều trị mỡ máu cao.
    • Duy trì cân nặng hợp lý, nếu thừa cân béo phì có thể thực hiện chế độ ăn kiêng, giảm cân lành mạnh.

    Bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng mỡ máu tăng cao. Đồng thời, cung cấp thêm thông tin về phương pháp điều trị, cách phòng ngừa. Hi vọng, chúng sẽ có ích cho gia đình bạn, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày này. Nếu còn băn khoăn thắc mắc nào về bệnh vui lòng liên hệ hotline 0865344349 để được hỗ trợ.

    Xem thêm:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    14 bình luận cho “Tổng hợp 5 cách điều trị mỡ máu tăng cao hiệu quả 2024”

    1. Hoàng Minh Thảo viết:

      Xin cho tôi biết cách đây 1 năm tôi đi xét nghiệm bị mỡ máu nhưng không cao bác sĩ nói không cần uống thuốc tôi đã rất cẩn thận không rượu bia, không ăn nhiều thịt đỏ chỉ rau củ luộc và ăn thịt lạc, nhưng gần đây tôi thấy người hay mệt đi lên cầu thang đánh trống ngực, đi xét nghiệm thì mỡ máu tăng rất cao hơn 7.0, tôi có cần uống thuốc tây trước không hay có thể bổ sung sản phẩm Mỡ Máu Tâm bình luôn?

      • Chào bạn trường hợp của bạn Mỡ máu tăng cao hơn 7,0 thì bạn nên sử dụng thuốc tây theo đúng liệu trình được bác sĩ kê. Ngoài ra bạn có thể uống bổ sung thêm TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình để hỗ trợ giảm mỡ máu. Bạn đã ăn uống kiêng khem là rất tốt tuy nhiên cũng lưu ý có chế độ tập luyện thể dục thể thao để hỗ trợ tiêu hao năng lượng, giảm mỡ thừa. Bạn cung cấp thêm số điện thoại để Tâm Bình hỗ trợ cụ thể hơn cho bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    2. Nguyễn Thị Hà viết:

      Tôi mới đi khám sức khỏe định kì bác sĩ nói mỡ máu cao mới chớm, chưa cần dùng thuốc, bác sĩ tư vấn tôi về nhà ăn uống điều độ, tôi muốn sử dụng sản phẩm này có được không? Có tác dụng phụ gì không?

      • Chào bạn, TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình giúp hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride; giảm mỡ gan và hỗ trợ thanh nhiệt giải độc, bảo vệ gan. Do sản phẩm có nhiều thảo dược nên khá an toàn, bạn có thể yên tâm sử dụng.
        Liều dùng thông thường của Mỡ máu Tâm Bình là ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 3 viên, có thể uống trước ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ trong trường hợp bạn có bệnh lý về dạ dày. Ngoài ra do mỡ máu còn phụ thuộc vào lượng mỡ trong thức ăn dung nạp vào cơ thể và chế độ sinh hoạt vận động nên bạn cũng cần lưu ý về chế độ ăn uống, tập luyện cho người bị mỡ máu để góp phần hỗ trợ tốt nhất nhé. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin ở đây:
        https://tambinh.vn/mo-mau-nen-an-gi-kieng-gi/
        https://tambinh.vn/bai-tap-the-duc-giam-cholesterol/
        Chúc bạn sức khỏe!

    3. Nguyễn Minh Hồng viết:

      Chào bác sĩ, con tôi 15 tuổi bị mỡ máu cao chỉ số cholesterol là 7.8mmol/l. Bác sĩ chỉ dặn ăn uống hạn chế đồ chiên rán. Tư vấn cho tôi.

    4. Mạnh Hùng viết:

      Chào bác sĩ, tôi năm nay 49 tuổi và đã hút thuốc nhiều năm. Tôi muốn hỏi việc hút thuốc có ảnh hưởng nhiều đến bệnh mỡ máu không?

      • Chào bạn, bản chất thuốc lá là 1 trong những nguyên nhân làm giảm HDL đồng thời tăng LDL. Bởi lẽ người hút thuốc càng nhiều thì lượng mỡ được đào thải càng kém khiến mỡ thừa trong máu tăng. Bạn nên hạn chế việc hút thuốc nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    5. Tuấn Minh viết:

      Chỉ số mỡ máu của tôi hơi cao, nhưng vì đặc thù công việc thường xuyên phải đi gặp khách hàng và sử dụng rượu bia. Tôi muốn hỏi vừa sử dụng mỡ máu và uống rượu bia có được không?

      • Chào bạn, bia rượu cũng là 1 trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chức năng gan và là yếu tố nguy cơ của bệnh rối loạn lipid máu (mỡ máu cao), vì vậy bạn nên hạn chế dùng rượu bia tối đa có thể.
        Chúc bạn sức khỏe!

    6. Nguyễn Linh Giang viết:

      Bác sĩ cho tôi lời khuyên về các phương pháp giảm mỡ máu mà không cần dùng đến thuốc tây. Xin cảm ơn!

    7. Đông viết:

      Tôi thấy đồng nghiệp ở cơ quan rất khen sản phẩm mỡ máu Tâm Bình. Tôi đang quan tâm đến sản phẩm và cần được các chuyên gia tư vấn giúp vì tôi đã bị mỡ máu nhiều năm.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Mỡ máu tăng ở người cao tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 01/07/21
      Tăng mỡ máu ở người cao tuổi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chất lượng sống của người bệnh. Tình…
      Phân biệt đột quỵ và tai biến: Rất nhiều người đang nhầm lẫn 26/03/24
      Tai biến, đột quỵ là 2 tên bệnh đang được nhiều người nhắc đến và lo sợ. Bởi lẽ, thực…
      Các cấp độ gan nhiễm mỡ – Dấu hiệu và phòng tránh đúng cách 03/06/21
      Bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng phổ biến, ảnh hưởng đến 25% dân số trên toàn cầu. Bệnh không chỉ…
      [Đánh giá] 5 loại thuốc tây chữa gan nhiễm mỡ chuyên dụng 02/06/21
      Thuốc tây chữa gan nhiễm mỡ giúp giảm lượng mỡ trong gan, ngăn ngừa sự phát triển của các mô…
      Xem thêm