Chữa bệnh gout bằng đậu xanh có hiệu quả không và có những bài thuốc nào là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc. Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
1. Công dụng của đậu xanh trong chữa bệnh gout
Theo chuyên gia dinh dưỡng, đậu xanh rất tốt cho cơ thể nhờ chứa các loại axit béo không no, axit folic cùng nhiều vitamin nhóm B, vitamin C, E, tiền Vitamin K và các khoáng chất cần thiết là canxi, natri, kali, sắt, kẽm, protein…
Cụ thể, theo Healthline, trong một cốc khoảng 202g đậu xanh chín có hàm lượng chất dinh dưỡng như sau:
- Calo: 212
- Chất béo: 0,8 gram
- Protein: 14,2 gram
- Carbs: 38,7 gram
- Chất xơ: 15,4 gram
- Folate (B9): 80% lượng tiêu thụ hàng ngày tham chiếu (RDI)
- Mangan: 30% RDI
- Magiê: 24% RDI
- Vitamin B1: 22% RDI
- Photpho: 20% RDI
- Sắt: 16% RDI
- Đồng: 16% RDI
- Kali: 15% RDI
- Kẽm: 11% RDI
- Vitamin B2, B3, B5, B6 và selen
Đông y ghi nhận đậu xanh có vị ngọt, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt và trừ phiền nhiệt, làm dịu nhanh những cơn đau nhức, làm lành những tổn thương, khắc phục tình trạng viêm. Nhờ đó, giúp cải thiện một số triệu chứng của các bệnh như: đái tháo đường, mỡ máu cao, huyết áp cao, viêm gan mạn tính và bệnh gout.
: Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả
2. Chữa bệnh gout bằng đậu xanh có hiệu quả không?
Đậu xanh là bài thuốc chữa bệnh gút của người Sán Dìu, đã được áp dụng và mang lại hiệu quả. Tác dụng giảm triệu chứng của bệnh gout chủ yếu đến từ vỏ của đậu xanh, do chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, giảm sự hình thành axit uric trong cơ thể. Ngoài ra, đậu xanh cũng đào thải axit uric nhanh chóng nhờ vào đặc tính thanh nhiệt, giải độc, giúp thận hoạt động với hiệu suất cao hơn.
Bên cạnh đó, một số tài liệu còn cho rằng đậu xanh có tác dụng giảm viêm, hạn chế đau nhức do gout nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa, flavonoid… Để đạt hiệu quả từ bài thuốc này, người bệnh cần thực hiện đều đặn mỗi ngày.
Vậy chữa bệnh gout theo bài thuốc của người Sán Dìu ra sao?
3. Các cách chữa bệnh gout bằng đậu xanh theo bài thuốc chữa bệnh gút của người Sán Dìu
3.1. Chữa bệnh gút bằng đậu xanh ninh nhừ
Người bệnh có thể tham khảo sử dụng đậu xanh hằng ngày với cách chế biến sau:
Nguyên liệu:
150g đậu xanh
Thực hiện:
- Rửa sạch đậu xanh và ngâm trong nước khoảng 1 giờ
- Đem ninh nhừ với nước (lượng nước có thể cho theo ý muốn)
- Đến khi đậu mềm thì tắt bếp, không cho bất cứ gia vị nào
Sử dụng 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối, ăn cả phần cái lẫn phần nước. Duy trì trong khoảng 30 ngày để đạt hiệu quả thuyên giảm các triệu chứng.
3.2. Sử dụng đậu xanh rang chữa bệnh gout
Công dụng:
- Nước đậu xanh rang có tác dụng làm mát cơ thể, điều hòa, thanh nhiệt, thúc đẩy quá trình đào thải và bài tiết của thận đồng thời ngăn chặn tốt quá trình tích tụ acid uric hiệu quả, thanh lọc bớt nồng độ acid uric trong cơ thể.
Nguyên liệu:
- 1 nắm đậu xanh
- 2 lít nước
Thực hiện:
- Đậu xanh rửa sạch và rang khô
- Đến khi hơi vàng và dậy mùi thơm thì tắt bếp
- Đổ vào 2 lít nước và đem nấu sôi
Dùng nước đậu xanh rang uống mỗi ngày thay nước lọc và có thể tận dụng phần bã đậu xanh để ăn trực tiếp.
3.3. Giảm triệu chứng gout từ cháo đậu xanh
Nguyên liệu:
- 100g đậu xanh cả vỏ
- 1 nắm gạo nhỏ
Cách thực hiện:
- Đậu xanh rửa sạch, gạo vo với nước để loại bỏ bụi bẩn.
- Cho cả đậu và gạo vào nồi, cho lượng nước vừa đủ và ninh nhừ
- Sau khi cả đậu và gạo chín, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Cách sử dụng:
- Ăn hai bát cháo đậu xanh mỗi ngày vào buổi sáng và chiều
- Nên thực hiện trong vòng 30 ngày để thấy tác dụng của đậu xanh.
3.4. Sữa đậu xanh chữa bệnh gout
Bên cạnh các bài thuốc từ ninh, rang hoặc nấu cháo đậu, bạn có thể thay đổi khẩu vị bằng sữa đậu xanh.
Nguyên liệu:
- Đậu xanh
- Nước cốt dừa hoặc sữa
- Đường
Cách thực hiện
- Ninh nhừ đậu xanh sau đó xay nhuyễn cả nước và cái hỗn hợp đậu xanh sau khi ninh.
- Cho thêm sữa hoặc nước cốt dừa.
- Đổ hỗn hợp vừa xay vào nồi đun sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp
- Có thể nêm nếm đường cho vừa vị
3.5. Sử dụng ngũ cốc đậu xanh chữa bệnh gout theo người Sán Dìu
Nguyên liệu:
- Đậu xanh
- Đậu nành
- Đậu đỏ
- Đậu đen
- Gạo lứt
Cách thực hiện:
- Rang chín các nguyên liệu trên
- Nghiền thành bột mịn
- Cho vào hũ bảo quản kín và sử dụng dần
Cách sử dụng:
- Pha bột ngũ cốc đậu xanh với nước, có thể thêm đường, sữa nếu muốn
- Uống vào mỗi buổi sáng và chiều tối.
4. Lưu ý khi sử dụng đậu xanh chữa bệnh gout
Theo ThS.Bs Nguyễn Thị Hằng, chữa bệnh gout bằng đậu xanh là một trong những bài thuốc chữa gút hiệu quả của người Sán Dìu. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, người bệnh nên lưu ý những đặc điểm dưới đây để bài thuốc phát huy hết công dụng.
Cụ thể:
Những người bị huyết áp thấp nên cẩn thận khi sử dụng phương thuốc này, nếu thấy tình trạng không ổn định nên dừng lại do đậu xanh có tính mát và hạ huyết.
- Trong quá trình sử dụng đậu xanh hỗ trợ điều trị bệnh gout không nên dùng chung các bài thuốc dân gian theo Đông y vì đậu xanh làm giã thuốc, làm mất tác dụng của thuốc.
- Ngoài sử dụng hai lần sáng tối, bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn trong thực đơn mỗi ngày.
- Lưu ý không nên ăn đậu xanh khi đói vì đậu xanh có tính hàn, nếu ăn khi bụng đói sẽ gây lạnh bụng không tốt cho dạ dày.
- Có thể thay đổi linh hoạt các bài thuốc từ đậu xanh, tránh nhàm chán.
- Bài thuốc chữa bệnh gout bằng đậu xanh có thể mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh cao nhưng chỉ phù hợp với những người bệnh ở thể nhẹ đến trung bình (giai đoạn 1, 2), bệnh chưa có những tiến triển nghiêm trọng, chưa hình thành những biến chứng nguy hiểm.
- Hiệu quả chữa bệnh sẽ tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
- Nên kiên trì sử dụng trong thời gian dài để thấy được hiệu quả
- Đối với bệnh nhân đã ở thể nặng, người bệnh nên chủ động thăm khám để đưa ra phương pháp điều trị chuyên sâu.
5. Lời khuyên từ chuyên gia
Bệnh gout là bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, bên cạnh việc sử dụng đậu xanh chữa bệnh gout, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ khoa học để đẩy lùi bệnh như:
- Bổ sung thực phẩm ít nhân purin, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ
- Ưu tiên các món hấp luộc, hạn chế tối đa món chiên, xào nhiều dầu mỡ
- Uống đủ nước mỗi ngày hỗ trợ quá trình đào thải axit uric.
- Hạn chế ăn thực phẩm không tốt cho người bệnh gout như thịt đỏ, hải sản, các loại nấm, nội tạng động vật.
- Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, chất kích thích có hại cho sức khỏe đồng thời làm tăng acid uric trong máu.
- Thường xuyên tập luyện những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, ngồi thiền, yoga để cải thiện chức năng và độ dẻo dai của xương khớp.
- Duy trì cân nặng phù hợp
Trên đây là công dụng và cách chữa bệnh gout bằng đậu xanh theo bài thuốc chữa bệnh gút của người Sán Dìu. Hy vọng bạn sẽ có thêm những bài thuốc hữu hiệu để đẩy lùi những cơn đau do gout gây nên. Nếu có bất kì thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn, giải đáp cụ thể.
Xem thêm:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.
Bác sĩ cho tôi hỏi có thật sự đậu xanh có tác dụng làm giảm acid Uric trong máu không ạ.
Chào bạn, đậu xanh là bài thuốc chữa bệnh gút của người Sán Dìu, đã được áp dụng và mang lại hiệu quả do vỏ của đậu xanh chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, giảm sự hình thành axit uric trong cơ thể. Tuy nhiên đây là giải pháp hỗ trợ, phù hợp với những người bệnh ở thể nhẹ đến trung bình (giai đoạn 1, 2), bệnh chưa có những tiến triển nghiêm trọng, chưa hình thành những biến chứng nguy hiểm và hiệu quả sẽ phụ thuộc vào cơ địa mỗi người nên ngoài việc áp dụng đậu xanh, bạn nên tham khảo thêm lời khuyên đã được chia sẻ cuối bài viết để kết quả điều trị được hiệu quả hơn.
Chúc bạn sức khỏe!