Bệnh thống phong còn được gọi là bệnh gout nằm trong nhóm bệnh viêm khớp phổ biến thường gặp ở độ tuổi trung niên. Mặc dù đây là bệnh lành tính nhưng lại gây ra nhiều đau đớn và bất tiện cho người bệnh. Tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn gút thống phong là gì và cách chữa như thế nào.
1. Bệnh gút thống phong là gì?
Bệnh thống phong là tên gọi khác của bệnh gút, xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Chúng tích tụ, kết tủa thành các tinh thể muối urat sắc nhọn hình kim loại tại các khớp, gây nên tình trạng viêm sưng khớp.
Bệnh thống phong là tên gọi khác của bệnh gút
Theo Đông y, thống phong thuộc thể phong thấp nhiệt mà nguyên nhân là do khí huyết suy yếu, kém lưu thông, gây nghẽn tắc kinh lạc, sưng tấy, đau nhức các khớp, từ đó dẫn đến việc vận động, di chuyển khó khăn.
2. Nguyên nhân gây bệnh thống phong
Bệnh thống phong xuất hiện do rối loạn chuyển hoá purin trong thận, ức chế quá trình lọc bỏ axit uric trong máu. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do bạn thường xuyên tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa purin. Người càng tiêu thụ nhiều purin sẽ càng có nguy cơ cao mắc bệnh gút hay bệnh thống phong.
Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purin cao là nguyên nhân chính gây bệnh
Yếu tố nguy cơ:
- Sử dụng nhiều rượu, bia.
- Tiêu thụ thực phẩm, thức ăn chứa nhiều purin (nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, nấm, măng).
- Trong gia đình có người bị bệnh thống phong.
- Mắc các bệnh về chuyển hóa như: đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid…
- Người mắc bệnh thận, cao huyết áp, béo phì cũng có nguy cơ cao mắc thống phong.
3. Triệu chứng bệnh thống phong
Bệnh thống phong đặc trưng bởi những cơn đau xuất hiện đột ngột vào ban đêm, thường là ở khớp ngón chân cái. Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiện chỉ rõ ràng khi người bệnh đã vào giai đoạn cấp hoặc mãn tính.
Cơn đau xuất hiện đột ngột vào ban đêm thường ở khớp ngón chân cái
Các triệu chứng chính bao gồm:
- Khớp sưng tấy, đau dữ dội.
- Chỉ cần đụng nhẹ cũng cảm thấy rất đau.
- Vùng quanh khớp ấm lên, người bệnh có thể sốt nhẹ.
- Màu vùng khớp chuyển sang màu bóng đỏ.
Các biểu hiện của bệnh có thể kéo dài vài giờ trong một vài ngày. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, cơn đau có thể kéo dài vài tuần. Khi không được điều trị thường xuyên, các triệu chứng có thể nặng nề hơn.
4. Các giai đoạn của bệnh thống phong?
Bệnh thống phong được chia thành 3 giai đoạn. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm sẽ giúp công tác điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất:
Giai đoạn khởi phát: Axit uric trong máu đã tăng vượt ngưỡng an toàn nhưng chưa gây ra những triệu chứng cụ thể tại các khớp.
Giai đoạn tiến triển: Nồng độ axit uric đã ở mức rất cao dẫn đến hình thành các tinh thể hình mũi kim ở các khớp ngón chân. Bạn sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau không kéo dài, không dữ dội. Một thời gian sau, sẽ xuất hiện các triệu chứng khác của bệnh gout với cường độ và tần suất ngày càng gia tăng.
Giai đoạn nặng: Axit uric tấn công vào nhiều khớp. Xuất hiện các u cục nổi dưới da. Tình trạng này sẽ làm bạn bị đau nghiêm trọng hơn phá hủy sụn.
5. Phương pháp chẩn đoán
Bệnh thống phong được đánh giá là rất khó để chẩn đoán chính xác. Bởi triệu chứng giống với nhiều căn bệnh khác, đặc biệt là bệnh về xương khớp. Để khẳng định một người có bị thống phong hay không, bác sỹ sẽ tiến hành khám lâm sàng, xét nghiệm nồng độ axit uric trong máu.
Bác sĩ khám lâm sàng, xét nghiệm nồng độ axit uric để kiểm tra bệnh
Tuy nhiên, không phải ai bị tăng axit uric cũng bị gút. Do vậy, cách chắc chắn nhất chẩn đoán bệnh gút là chọc hút dịch ở khớp để kiểm tra xem có tinh thể muối urat hay không.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể tiến hành:
- Siêu âm khớp.
- Chụp Xquang khớp.
- Chụp CT scanner khớp.
6. Phương pháp chữa bệnh thống phong
Để giảm các triệu chứng đau nhức do thống phong gây ra, người bệnh có thể tham khảo một một số lời khuyên và cách chữa trị như sau:
6.1. Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống
Thường xuyên vận động cơ thể, tập thể dục thể thao và chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp đẩy lùi bệnh thống phong, hạn chế cơn đau tái phát:
- Người bệnh nên hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất đạm, nhiều purin như: gan, cá mòi, thịt đỏ, hải sản, phủ tạng động vật, nấm, đậu Hà Lan, rượi, bia
- Nên hạn chế các yếu tố thuận lợi gây ra cơn gút cấp: căng thẳng thần kinh, gắng sức, lo lắng thái quá. Duy trì chế độ tập luyện đều đặn, vừa sức.
- Bổ sung vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng, giảm viêm sưng hiệu quả.
- Sử dụng đường tinh luyện tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc.
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ, giúp lợi tiểu và đào thải purin như: dưa leo, sắn, cà chua.
- Uống đủ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày giúp thận đào thải purin.
6.2. Điều trị nội khoa
- Chỉ định thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như: Indomethacin và Naproxen để giảm đau khi triệu chứng mới xuất hiện.
- Dùng Corticosteroids trong một số trường hợp đặc biệt như viêm nhiều khớp do gút, không đáp ứng hoặc chống chỉ định với NSAIDs.
- Chỉ định colchicine đối với các trường hợp không đáp ứng cả Corticosteroids và NSAIDs.
- Thuốc làm giảm axit uric trong máu: allopurinol, thiopurinol,… sử dụng hàng ngày giúp ngăn chặn cơn đau nghiêm trọng tái phát trong tương lai.
Các thuốc này sẽ giúp giảm các cơn đau nghiêm trọng, giảm viêm sưng và giảm axit uric nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, tiêu chảy, đau dạ dày, nôn mửa,…
Sử dụng thuốc giúp giảm các cơn đau nhanh chóng
6.3. Điều trị ngoại khoa
Khi việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi trong một số trường hợp như:
- Gout kèm biến chứng loét
- Bội nhiễm nốt tophi
- Nốt tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động.
- Quá trình phẫu thuật cần sử dụng colchicin nhằm ngăn chặn sự khởi phát của bệnh và kết hợp thuốc hạ axit uric máu.
7. Biện pháp phòng tránh
Dưới đây là những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế sự phát triển và quay trở lại của bệnh:
- Nghe theo lời khuyên của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định cụ thể.
- Thường xuyên tái khám đúng lịch hẹn để biết được tình trạng bệnh cũng như vấn đề sức khoẻ của bản thân.
- Điều trị và kiểm soát các bệnh lý gây bện gout thứ phát như suy thận, bệnh lý chuyển hoá,…
- Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày, kiểm soát cân nặng hợp lý.
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý.
>> Xem chi tiết: Bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì để đầy lùi bệnh?
Với những thông tin trong chủ đề người bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì trên đây, hy vọng bạn đọc đã trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gút. Mọi thắc mắc cần được tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ 0865 344 349 để được giải đáp.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Luôn tâm niệm “Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi”, TTƯT Nguyễn Thị Hằng hiện là cố vấn y khoa tại Dược Phẩm Tâm Bình. Bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh lý về xương khớp (thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,...) và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa (viêm đại tràng, tiêu chảy, táo bón,…)
(**) Thời gian phát huy hiệu quả khi sử dụng sản phẩm tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người