Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH THOÁI HÓA KHỚP

    Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    05/10/21

    Thoái hóa khớp thường gặp ở những người ngoài 50 tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đây, số người trẻ tuổi mắc căn bệnh này ngày càng tăng. Việc hiểu rõ về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sẽ giúp mọi người có kiến thức cần thiết để phát hiện sớm bệnh và có phương pháp phòng ngừa hiệu quả.

    5/5 - (504 bình chọn)

    1. Thoái hóa khớp là gì?

    Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa ở khớp và quanh khớp, đặc biệt là sụn khớp. Bình thường sụn khớp sẽ rất trơn láng và giúp các đầu xương tại khớp có thể hoạt động dễ dàng mà không cọ xát vào nhau. Khi mắc bệnh, lớp sụn này trở nên mỏng đi hoặc thậm chí mất đi hoàn toàn. Do đó, các đầu xương sẽ cọ xát vào nhau, gây đau, sưng và hạn chế vận động. Qua thời gian, khớp sẽ bị mất đi hình dáng bình thường.

    thoái hóa khớp là gì

    2. Triệu chứng thoái hóa khớp

    Người bệnh sẽ gặp rất nhiều triệu chứng dai dẳng, kéo dài, gây hạn chế vận động, khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược. Dưới đây là một vài triệu chứng thường gặp.

    2.1. Đau nhức

    Cơn đau âm ỉ, tăng lên vào sáng sớm, buổi tối hoặc khi co duỗi các khớp. Khi vận động có tiếng lạo xạo ở đầu gối. Khi thời tiết thay đổi, nhất là lúc không khí lạnh tràn về, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

    2.2. Cứng khớp

    Cứng khớp vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy cũng là một trong những triệu chứng của bệnh.Trong thời gian ngủ, người bệnh không cử động khiến các khớp dần bị cứng lại. Lúc này bạn không thể thực hiện động tác co duỗi chân. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ giảm dần sau một vài phút xoa bóp, vận động.

    2.3. Hạn chế vận động

    Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong thực hiện các động tác hàng ngày như: đi lại, nhấc chân, đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, quay cổ,… Giai đoạn nặng, người bệnh còn bị mất thăng bằng và dễ ngã khi đi lại.

    2.4. Biến dạng khớp

    Triệu chứng này xảy ra khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng, sụn bị tổn thương nghiêm trọng, xuất hiện các gai xương. Tình trạng này khiến các khớp bị sưng to và biến dạng. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách thì người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ tàn phế.

    3. Khớp nào dễ bị thoái hóa?

    Hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa nhưng những khớp dễ bị thoái hóa hơn bao gồm: khớp gối, khớp háng, ngón tay, cột sống lưng và cổ, khớp vai, khớp cổ chân.

    3.1. Thoái hóa khớp gối

    Thoái hóa khớp gối rất phổ biến vì khớp này luôn phải chịu một áp lực lớn để giữ vững cơ thể và di chuyển. Biểu hiện thường gặp là đau ở phía trước và bên cạnh đầu gối. Khớp yếu đi khiến đầu gối khuỵu xuống khi phải chịu sức nặng. Đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, đi lại… rất khó khăn. Giai đoạn nặng sẽ khiến tê chân, biến dạng nhẹ ở khớp gối.

    3.2. Thoái hóa khớp háng

    Thoái hóa khớp háng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên. Khi phần xương dưới sụn bị rách làm cho hai chỏm xương cọ xát vào nhau. Người bệnh có cảm giác đau sâu bên trong, cũng có thể đau ở bên cạnh hoặc trước đùi. Cơn đau lan dần ra mông, đầu gối.

    Thoái hóa khớp háng

    Thoái hóa khớp háng

    3.3. Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay

    Bệnh thường tác động lên vùng gốc của ngón cái và đốt ngón tay. Điều này dẫn tới hình thành các nốt cứng, gồ ghề và cong nhẹ. Lúc này, bàn tay bị cứng lại, có tiếng rắc rắc khi cử động. Các động tác nắm, co duỗi tay khó thực hiện.

    >>Xem thêm: Cứng khớp ngón tay: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

    3.4. Thoái hóa cột sống lưng và cổ

    Thoái hóa cột sống lưng đôi khi ảnh hưởng đến thần kinh tọa. Người bệnh bị đau từ lưng xuống mặt trong đùi và chân. Đối với cổ sẽ là tình trạng đau tê vai gáy rồi lan xuống cánh tay hay lên đầu. Ban đầu chỉ là cảm giác đau mỏi bình thường. Lâu dần, cơn đau trở nên dữ dội hơn kèm theo cứng khớp, khó cử động.

    3.5. Thoái hóa khớp vai

    Việc ít cử động khớp vai khi làm việc khiến quá trình lưu thông máu chậm, thậm chí bị tắc nghẽn. Khớp vì thế bị thiếu chất dinh dưỡng, bị khô dẫn đến thoái hóa khớp vai. Bệnh thường xuất hiện ở dân văn phòng.

    3.6. Thoái hóa khớp cổ chân

    Bệnh thường gặp ở người cao tuổi và trung niên. Những người di chuyển càng nhiều thì sụn khớp càng dễ bị bào mòn và tổn thương. Bên cạnh đó, áp lực tại khớp cổ chân cũng tăng lên, thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

    4. Các giai đoạn thoái hóa khớp

    Bệnh thường trải qua 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn có các biểu hiện khác nhau. Việc nhận diện chính xác người bệnh đang ở giai đoạn này cũng hỗ trợ bác sĩ trong lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

    các giai đoạn thoái hóa khớp

    Bệnh thường trải qua 4 giai đoạn

    4.1. Giai đoạn 1: Biểu hiện không rõ ràng

    Ở giai đoạn này sụn khớp có thể bị ảnh hưởng nhẹ. Người bệnh chưa cảm thấy triệu chứng bệnh rõ nét, nếu có chỉ là cơn đau thoáng qua khi hoạt động quá nhiều. Chụp X-quang sẽ không phát hiện ra sự bất thường ở khớp.

    4.2. Giai đoạn 2: Biểu hiện nhẹ

    Giai đoạn này lớp sụn khớp bị tổn thương nhưng chưa nhiều. Tuy nhiên, gai xương nhỏ đã bắt đầu hình thành, chạm vào các mô trong khớp. Người bệnh sẽ cảm thấy xương khớp bị cứng, đau nhức khi ngủ dậy hoặc trời lạnh. Chụp X-quang sẽ thấy sụn khớp bắt đầu hao mòn, có gai xương và khe khớp hẹp đi.

    4.3. Giai đoạn 3: Biểu hiện trung bình

    Tổn thương của sụn khớp gia tăng, có nhiều gai xương kích thước vừa, xương dưới sụn có thể bị biến dạng bề mặt khớp. Dần dần các mô khớp sẽ bị viêm, gây sưng. Người bệnh cảm thấy đau, khó chịu khi hoạt động.

    4.4. Giai đoạn 4: Biểu hiện nặng

    Các triệu chứng xuất hiện rõ ràng, giai xương lớn, các đầu xương khớp bị bào mòn hoàn toàn hoặc còn lại rất ít, chất nhầy bao quanh khớp giảm rõ rệt. Người bệnh trong giai đoạn này sẽ bị cứng khớp, viêm, đau, đi lại khó khăn.

    5. Nguyên nhân thoái hóa khớp

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này. Đối với một đối tượng cụ thể đôi khi bệnh xuất hiện do sự tổng hòa của nhiều lý do. Đó có thể là nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan.

    5.1. Tuổi tác

    Do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể mà căn bệnh này thường gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên. Ở độ tuổi này, khả năng tái tạo và sản sinh các tế bào sụn bị giảm dần, chất lượng sụn khớp suy giảm. Dịch nhầy để bôi trơn cho các khớp cũng giảm sút. Theo thời gian, sụn khớp mất tính đàn hồi, bị khô cứng, nứt vỡ, bào mòn, gây đau và khó cử động.

    5.2. Tư thế sai trong sinh hoạt, lao động

    Đây là nguyên nhân làm gia tăng thoái hóa xương khớp ở người trẻ tuổi. Những người làm công việc đặc thù ngồi, đứng lâu ở một tư thế hoặc người mang vác vật nặng rất dễ mắc bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện do ngủ gối quá cao, hay cúi gập cổ xem điện thoại… Các tư thế không đúng sẽ tạo áp lực lớn lên sụn khớp và đĩa đệm, gây tổn thương phần sụn khớp, lâu dần xương khớp yếu đi và dễ bị thoái hóa.

    tư thế sai gây thoái hóa khớp

    Cúi gập cổ xem điện thoại có thể gây thoái hóa đốt sống cổ

    5.3. Tập thể dục thể thao quá độ

    Các môn thể thao như: bóng đá, nhảy xa, quần vợt,… gây sức ép lớn cho xương khớp. Đồng thời, chúng có nguy cơ gây ra các chấn thương như: giãn dây chằng, rạn xương, trật khớp,… Những tổn thương này khiến xương khớp bị thoái hóa nhanh hơn.

    5.4. Di truyền

    Không loại trừ khả năng nguyên nhân đến từ yếu tố di truyền. Nếu bạn có người thân trong gia đình bị thoái hóa khớp thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn bình thường.

    5.5. Dị tật bẩm sinh về cột sống

    Gù vẹo cột sống làm thay đổi một phần hình thái và diện tỳ nén bình thường của cột sống. Dị tật bẩm sinh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dần dần sẽ gây thoái hóa.

    5.6. Mắc các bệnh lý khác

    Đôi khi tình trạng thoái hóa khớp còn là hệ quả của một số bệnh lý khác. Người bệnh tiểu đường, bệnh gout, loãng xương… cần phải đề phòng nguy cơ mắc bệnh.

    Loãng xương gây thoái hóa khớp

    Loãng xương có thể là một nguyên nhân gây bệnh

    5.7. Chế độ ăn uống thiếu chất

    Một bộ phận không nhỏ người bệnh có chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng. Đặc biệt là sự thiếu hụt canxi, chondroitin – những chất cần thiết giúp xương khớp chắc khỏe. Đây cũng là một trong những nguyên nhân đẩy nhanh quá trình thoái hóa.

    5.8. Thừa cân

    Tăng cân không kiểm soát dẫn đến béo phì, khiến cột sống phải chịu nhiều áp lực hơn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, gây thoái hóa.

    Thừa cân

    Béo phì khiến cột sống phải chịu nhiều áp lực hơn

    5.9. Các nguyên nhân khác

    Phụ nữ sau sinh hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh là những đối tượng dễ mắc bệnh do thiếu hụt lượng lớn canxi mà không được bù đắp kịp thời. Bên cạnh đó, những người sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài cũng có thể bị thoái hóa cột sống sớm hơn.

    6. Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp

    Thông thường bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp để chẩn đoán bệnh:

    • Khám lâm sàng: Bác sỹ sẽ hỏi người bệnh, dựa vào triệu chứng, tiền sử bệnh để chẩn đoán sơ bộ.
    • Chụp X-quang thoái hóa khớp: cho hình ảnh các vị trí khớp có dấu hiệu bị bệnh, đau nhức.
    • Chụp MRI: cho thấy những tổn thương ở màng hoạt dịch, sụn khớp, dây chằng.
    • Nội soi khớp: giúp bác sĩ quan sát trực tiếp những tổn thương của khớp.
    • Xét nghiệm máu.

    7. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp

    Thoái hóa khớp có chữa được không là thắc mắc của không ít người. Tùy theo mức độ tổn thương khớp mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng đối tượng cụ thể như:

    7.1. Thuốc Tây điều trị thoái hóa khớp

    • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid: Loại thuốc phổ biến là Acetaminophen, Ibuprofen, Naproxen… Thuốc thường được dùng dưới dạng đường uống để giảm đau.
    • Thuốc giảm đau tại chỗ: Thuốc có dạng kem bôi, thuốc mỡ hoặc gel. Được dùng để bôi trực tiếp lên vùng khớp bị đau. Nó giúp giảm đau và cứng khớp. Bác sĩ có thể chỉ định: Menthol, Salicylat…
    • Tiêm Corticosteroid tại khớp: Loại thuốc này gồm Methylprednisolone, Hydrocortison acetat… Loại thuốc này chứa cortisone giúp giảm đau tại vị trí khớp được tiêm. Tác dụng của loại thuốc này sẽ kéo dài trong khoảng 2 – 3 tháng. Sau đó, người bệnh có thể phải tiêm liều tiếp theo. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cân nhắc khi áp dụng phương pháp này vì sử dụng lâu dài sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng tổn thương khớp.
    • Tiêm axit hyaluronic: Nó sẽ giúp bổ sung lượng dịch khớp thiếu hụt do quá trình thoái hóa. Từ đó giúp giảm đau, tăng khả năng vận động của khớp.
    • Thuốc kích thích tái tạo sụn

    *Lưu ý: Các loại thuốc tây này giúp giảm nhanh triệu chứng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ gây tác dụng phụ, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, hệ tiêu hóa… Việc sử dụng thuốc chữa thoái hóa khớp cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc để dùng.

    Thuốc tây trị thoái hóa khớp

    Ibuprofen giúp giảm đau cho người bệnh

    >>Xem thêm: Tiêm chất nhờn vào khớp gối liệu có nguy hiểm không?

    7.2. Sử dụng bài thuốc dân gian

    Các bài thuốc từ thảo dược được áp dụng nhiều bởi hiệu quả lâu dài và an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì sử dụng để thấy được kết quả rõ rệt.

    • Đắp lá lốt giúp giảm đau
    • Chườm ngải cứu sao nóng với muối để giảm sưng, đau tại khớp
    • Uống nước sắc rễ đinh lăng
    • Uống nước sắc rễ trinh nữ
    • Ngâm chân nước gừng, muối
    • Dùng hỗn hợp đu đủ xanh sắc cùng mễ nhân

    7.3. Vật lý trị liệu bệnh thoái hóa khớp

    Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị không xâm lấn đem lại những tác dụng nhất định. Nó giúp giảm đau, chống viêm, đem lại sự thư giãn cho người bệnh. Tùy từng tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp trị liệu khác nhau hoặc kết hợp nhiều phương pháp.

    • Chườm nóng: Sử dụng túi chườm, khăn ấm để chườm lên vùng bị đau do thoái hóa. Nó sẽ tăng cường lưu thông máu, giảm đau.
    • Xoa bóp bằng tay: Sử dụng bàn tay thực hiện các động tác tác động lên vùng bị thoái hóa.
    • Chiếu đèn hồng ngoại: Sử dụng hiệu ứng nhiệt của đèn hồng ngoại làm giãn mạch, tăng lưu thông máu, tăng chuyển hóa mô, giảm phù nề. Bên cạnh đó, nó cũng xoa dịu các đầu thụ cảm thần kinh có tác dụng giảm đau.
    • Điện xung trị liệu: Dùng dòng điện xung có tần số thấp, trung bình kích thích qua da để điều trị bệnh.
    • Sóng ngắn trị liệu: Sử dụng bước sóng từ 11 – 22m tác động vào vùng cần điều trị để làm giãn mạch, giảm viêm và giảm đau.

    7.4. Phẫu thuật

    Trường hợp các chỉ định điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, các khớp biến dạng nặng, không cử động được các bác sỹ sẽ tiến hành phẫu thuật.

    • Mổ nội soi khớp: Dạng phẫu thuật này giúp chữa trị các bề mặt khớp bị hư hỏng, các vết rách sụn.
    • Thay khớp: Loại bỏ khớp bị hư hỏng và thay thế bằng một khớp nhân tạo. Sau khi phẫu thuật người bệnh sẽ phải tập phục hồi chức năng.
    • Hợp nhất hai xương trên mỗi đầu của khớp: Được áp dụng khi khớp bị tổn thương nghiêm trọng, thay khớp không hiệu quả. Nó giúp việc hoạt động ổn định hơn.
    phẫu thuật trị thoái hóa khớp

    Phẫu thuật là biện pháp lựa chọn cuối cùng

    8. Hỗ trợ giảm triệu chứng thoái hóa khớp bằng tinh chất

    Ngoài các phương pháp kể trên, việc bổ sung một số tinh chất cũng góp phần hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh.

    • Glucosamine: Đây là một trong những thành phần tạo sụn tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên sau tuổi 30 quá trình tổng hợp Glucosamine suy giảm nên cần bổ sung để bù đắp lượng thiếu hụt. Glucosamine sẽ giúp tăng lượng chất nhầy bôi trơn khớp giúp khớp cử động linh hoạt hơn. Nó cũng kích thích khả năng tái tạo sụn và ngăn ngừa tổn thương sụn khớp.
    • AKBAMAX: Là tinh chất được chiết xuất từ nhựa cây nhũ hương, chứa hàm lượng AKBA cao. Nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh tinh chất này có khả năng giảm đau, kháng viêm.
    • Kollagen II-xs: Được chiết xuất từ sụn ức gà từ 6 – 8 tuần tuổi bằng công nghệ tách nước độc quyền được bảo hộ tại Mỹ. Kollagen II-xs có chứa Collagen type 2, Chondroitin sufate, Acid hyaluronic, Glucosamine với hàm lượng và chất lượng cao. Đây đều là các dưỡng chất cấu thành nên sụn khớp, bao hoạt dịch khớp. Kollagen Ii-xs giúp ngăn chặn quá trình hủy sụn, thúc đẩy tái tạo sụn khớp, bôi trơn khớp, cải thiện khả năng vận động của khớp. Tinh chất này cũng hỗ trợ giảm đau, chống viêm.

    hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp bằng tinh chất

    9. Phòng tránh thoái hóa khớp

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, song song với điều trị thoái hóa khớp bằng các phương pháp nội khoa, ngoại khoa, người bệnh nên kết hợp cả chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện để hỗ trợ cải thiện bệnh như:

    • Tăng cường thực phẩm giàu omega 3, canxi, trái cây, rau có màu xanh đậm
    • Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, chế biến sẵn, các loại thịt đỏ
    • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, nước uống có ga…
    • Hạn chế vận động mạnh, tập luyện vừa sức
    Yoga

    Yoga là môn thể thao thích hợp cho người gặp các vấn đề xương khớp

    • Không đứng ngồi quá lâu trong một tư thế
    • Hạn chế mang vác vật nặng hoặc mang vác đúng tư thế
    • Nên nghỉ ngơi hợp lý
    • Luyện tập những môn thể thao phù hợp như đi bộ, đạp xe đạp, yoga, bơi lội
    • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện tình trạng bệnh

    >> Đừng bỏ lỡ: Thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng gì? Tâm Bình giải đáp!

    Thoái hóa khớp không đe dọa tới tính mạng. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tàn phế. Do đó, khi có các dấu hiệu bệnh, bạn nên tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua hotline 0865344349.

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      {Gợi ý} 11+ bài tập thoái hóa khớp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà trong mùa covid 16/08/21
      Hỏi: Tôi bị thoái hóa khớp nhiều năm nay, hiện tại đang dùng sản phẩm thảo dược để cải thiện…
      Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân – Triệu chứng – Cách điều trị 21/11/23
      Thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh xương khớp nguy hiểm, thường xuất hiện ở người cao tuổi…
      7 phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa cột sống lưng và lưu ý 05/04/23
      Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống lưng giúp cải thiện khả năng vận động, giảm triệu chứng. Phương…
      TPBVSK Viên khớp Tâm Bình: Công dụng, thành phần và liều dùng 26/12/19
      Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Viên khớp Tâm Bình đã trở thành sản phẩm quen thuộc của hàng triệu…
      Xem thêm