Cứng khớp ngón tay là hiện tượng nhiều người gặp phải, gây ra những bất tiện trong sinh hoạt. Hơn nữa, tình trạng này kéo dài không loại trừ khả năng là tín hiệu cảnh báo các bệnh lý cần được điều trị kịp thời. Hãy cùng chuyên gia của chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng này trong bài viết dưới đây.
1. Cứng khớp ngón tay là gì?
Hiện tượng cứng khớp ngón tay có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, ở bất kỳ thời điểm nào. Bạn có thể gặp triệu chứng này với tần suất liên tục, đặc biệt tình trạng cứng khớp ngón tay buổi sáng. Cứng khớp có thể xuất hiện độc lập hoặc đi kèm với các triệu chứng khác.
Thông thường sẽ mất một khoảng thời gian từ vài phút tới cả giờ đồng hồ mới có thể cử động lại bình thường. Đôi khi, người bệnh bỏ qua tình trạng này mà không biết rằng đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý cần được điều trị kịp thời.
2. Triệu chứng cứng khớp ngón tay
Người bệnh có thể nhận diện tình trạng của bản thân qua các triệu chứng dưới đây. Thông thường hiện tượng cứng khớp sẽ đi kèm với một hoặc một vài dấu hiệu khác.
dấu hiệu | TRIỆU CHỨNG CỤ THỂ |
✅Cứng khớp | ⭐Vị trí bị cứng khớp thường ở bên tay thuận, tay vận động nhiều hơn
⭐Người thuận tay phải thường gặp tình trạng cứng khớp ngón tay cái, cứng khớp ngón tay trỏ nhiều hơn các ngón khác ⭐Thường cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy ⭐Khó khăn khi cử động, cầm nắm đồ vật, ngón tay không gập được, ngón tay không co lại được, ngón tay không duỗi ra được |
✅Đau nhức | ⭐Cơn đau tăng nặng hơn khi thời tiết thay đổi |
✅Tê buồn | ⭐Cảm giác như kiến bò dưới da |
✅Biến đổi hình dạng ngón tay | ⭐Ngón tay bị sưng, co quắp, teo nhỏ |
3. Nguyên nhân bị cứng khớp ngón tay
Khớp ngón tay bị cứng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Ngoài việc bắt nguồn từ lối sống, sinh hoạt hàng ngày, bệnh lý cũng có thể là lý do khiến bạn gặp phải tình trạng này.
3.1. Thói quen xấu trong sinh hoạt
Một số thói quen xấu trong sinh hoạt có thể gây cứng ngón tay. Đó có thể là thói quen bẻ khớp ngón tay, kê bàn tay dưới đầu khi nằm, dành nhiều thời gian lướt điện thoại…
3.2. Thiếu hụt canxi
Sự sụt giảm canxi xảy ra do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, đặc biệt là ở phụ nữ có bầu và sau sinh. Thiếu hụt canxi sẽ gây đau nhức xương khớp và cứng khớp. Đây là nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay ở bà bầu, cứng khớp ngón tay sau sinh.
3.3. Cứng khớp ngón tay do chấn thương
Đau cứng các khớp ngón tay có thể xuất hiện do ảnh hưởng của chấn thương. Trong sinh hoạt hàng ngày, chơi thể thao, tham gia giao thông, bạn có thể gặp phải các chấn thương do va chạm, té ngã. Chúng có thể là: gãy xương, bong gân, trật khớp ngón tay…
3.4. Viêm khớp ngón tay
Viêm khớp là câu trả lời đầu tiên cho cứng khớp ngón tay là bệnh gì. Một nghiên cứu năm 2018 chỉ ra rằng viêm xương khớp ảnh hưởng tới 60 – 70% dân số trên 65 tuổi. Tình trạng đau cứng khớp, sưng tấy, phù nề, khó cử động, ngón tay không co lại được, duỗi ra được sẽ ngày càng tăng nặng nếu bệnh không được điều trị kịp thời.
3.5. Viêm khớp dạng thấp
Đây là tình trạng hệ miễn dịch nhận diện nhầm các mô khớp là đối tượng cần tấn công. Sự “nhầm lẫn” này gây ra tình trạng viêm tại khớp, thường bắt đầu ở những khớp nhỏ, bao gồm cả khớp ngón tay. Trong trường hợp này cả hai bàn tay của người bệnh đều bị ảnh hưởng.
3.6. Thoái hóa khớp
Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau cứng khớp ngón tay. Khi mắc bệnh, sụn khớp bị bào mòn, dịch khớp suy giảm, gai xương hình thành chèn ép lên các dây thần kinh.
Có nhiều yếu tố kích thích và đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp. Trong đó, phổ biến hơn cả là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Bên cạnh đó thoái hóa khớp có thể xuất hiện sớm do:
- Chấn thương không được điều trị triệt để
- Thường xuyên tạo áp lực lớn lên ngón tay như: nâng vác vật nặng, chơi thể thao…
3.7. Bệnh Gout gây cứng khớp ngón tay
Bệnh gout xảy ra do hàm lượng acid uric trong máu tăng cao, gây ra lắng đọng muối urat tại khớp, dẫn tới viêm khớp. Bệnh có đặc trưng là những cơn đau đột ngột, sưng tấy, cứng ở các khớp đặc biệt các khớp ngón chân. Nhưng bệnh cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp ngón tay.
3.8. Viêm gân, viêm bao gân
Đây là 2 tình trạng tổn thương phổ biến ở gân ngón tay, gân cổ tay. Tình trạng này sẽ gây căng cứng, sưng, đau, giảm cảm giác ở ngón tay. Cơn đau có thể lan ra cả cánh tay.
3.9. Bệnh co thắt Dupuytren
Khi mắc phải căn bệnh này, dưới da ngón tay và lòng bàn tay sẽ xuất hiện các nốt sần, cục u, bướu nhỏ. Chúng khiến các ngón tay bị “mắc kẹt”, khó cử động. Bệnh thường xảy ra ở ngón áp út và ngón tay út, gây cứng khớp ngón tay út.
3.10. Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng này phổ biến ở giới văn phòng, đối tượng phải sử dụng nhiều cổ tay, bàn tay và ngón tay. Dây thần kinh giữa trong ống cổ tay bị chèn ép sẽ gây cứng khớp ngón tay giữa, đau khớp ngón tay trỏ và ngón cái. Tình trạng này cũng gây khó khăn cho quá trình cử động, cầm nắm đồ vật.
3.11. Hội chứng De Quervain
Hội chứng này thường gặp ở nữ nhiều hơn nam giới. Khi mắc phải hội chứng này, gân cơ tại ngón cái bị viêm đau. Cơn đau trở nên dữ dội hơn khi cầm nắm, xoay cổ tay.
3.12. Bệnh Lupus
Lupus khiến các khớp tay sưng viêm và tê cứng. Ngoài ra, những bệnh nhân lupus còn bị đau, tím tái ở ngón tay, ngón chân, tai và mũi. Đây gọi là hiện tượng Raynaud gây co thắt mạch máu tại các vị trí này.
3.13. Ung thư xương
Tuy hiếm gặp nhưng ung thư xương cũng được liệt kê là một trong những tác nhân gây tê cứng khớp ngón tay. Đây là một bệnh lý nghiêm trọng cần được can thiệp kịp thời vì nó đe dọa tới tính mạng của người bệnh.
4. Cứng khớp ngón tay có nguy hiểm không?
Tình trạng này sẽ gây khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt, đồng thời khiến người bệnh đau đớn, khó chịu. Nếu tình trạng này xuất phát từ bệnh lý mà không được chữa trị kịp thời sẽ diễn biến nghiêm trọng dẫn tới phá hủy các khớp, teo bàn tay, ngón tay biến dạng. Đặc biệt, nếu nguyên nhân là do ung thư xương thì có nguy cơ đe dọa tới tính mạng.
5. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh
Các đối tượng có nguy cơ gặp phải tình trạng này nhiều hơn những người khác là:
- Người từ độ tuổi trung niên trở lên, trong đó tỷ lệ nữ giới chiếm đa số. Nguyên nhân là do tuổi càng cao, tình trạng thoái hóa khớp càng diễn ra mạnh mẽ.
- Người làm việc nặng nhọc: Ngón tay thường xuyên phải chịu áp lực lớn, có nguy cơ cao gặp phải các chấn thương.
- Người sử dụng ngón tay thường xuyên: công nhân, nhân viên đánh máy…
- Người thừa cân, béo phì, lười vận động
- Người mắc các bệnh lý xương khớp
Dù không nằm trong nhóm có nguy cơ cao nhưng bạn cũng không nên chủ quan với tình trạng này.
6. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?
Không phải bất kỳ trường hợp nào người bệnh cũng lựa chọn cách tự điều trị tại nhà trước khi cần tới sự trợ giúp của bác sĩ. Trong nhiều trường hợp việc tới các cơ sở y tế là thực sự cần thiết. Nếu gặp phải các biểu hiện dưới đây, hãy tới gặp bác sĩ ngay:
- Đau cứng khớp liên tục hơn 1 giờ, kéo dài từ 3 ngày trở lên
- Sưng tấy khớp
- Khớp ngón tay nóng đỏ
- Tê buốt, mất cảm giác ở ngón tay
- Ngón tay co quắp, không cử động bình thường
7. Chẩn đoán
Để chẩn đoán, bác sĩ có thể hỏi về mức độ, triệu chứng cứng khớp, các chấn thương gặp phải gần đây và tiền sử bệnh. Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm tra phạm vi chuyển động của khớp ngón tay. Bên cạnh đó, một số chẩn đoán hình ảnh sẽ được thực hiện là:
- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI. Cung cấp hình ảnh về xương khớp và các cấu trúc xung quanh. Điều này giúp xác định chính xác những tổn thương về xương khớp.
- Xét nghiệm máu: Phát hiện tình trạng nhiễm trùng, tăng axit uric, bệnh lý hệ miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ.
8. Điều trị cứng khớp ngón tay
Việc lựa chọn cách chữa cứng khớp ngón tay thế nào cần dựa vào nguyên nhân cũng như tình trạng của người bệnh. Nếu xuất phát từ bệnh lý cần có phác đồ điều trị cụ thể các căn bệnh này.
Nếu cứng các khớp ngón tay chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và tần suất không nhiều, đây có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu chất. Bạn có thể bổ sung bằng chế độ ăn uống hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian để cải thiện.
8.1. Xoa bóp chữa cứng khớp ngón tay
Có thể kết hợp với tinh dầu, xoa bóp đều các ngón tay, bàn tay để các khớp ngón tay co duỗi linh hoạt hơn. Nên thực hiện thường xuyên, đặc biệt với tình trạng cứng khớp buổi sáng khi thức dậy. Bạn có thể massage các khớp ngón tay bằng tay không hoặc sử dụng tinh dầu.
8.2. Nẹp ngón tay
Khi bị cứng khớp do chấn thương, bạn nên hạn chế vận động để các tổn thương ở mô mềm, sụn khớp, dây chằng được hồi lại. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh sử dụng nẹp để kéo căng các khớp, giữ xương đúng vị trí.
Bạn không nên tự ý mua và sử dụng nẹp ngón tay vì có thể sẽ không phù hợp với mức độ tổn thương của bạn. Chỉ dùng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
8.3. Chườm giảm cứng khớp
Chườm đá thường được sử dụng trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện cơn đau hoặc sau chấn thương. Bạn có thể sử dụng túi đá hoặc khăn lạnh để chườm lên ngón tay trong 15 – 20 phút. Bạn có thể lặp lại 3 – 4 lần trong ngày. Lưu ý là không để đá tiếp xúc trực tiếp với da, đặc biệt là vùng da bị tổn thương. Nếu chườm đá trong tiết trời lạnh hãy đảm bảo giữ ấm cơ thể.
8.4. Thuốc tây trị cứng khớp ngón tay
Trong các trường hợp cứng khớp đi kèm với đau, sưng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để giảm bớt triệu chứng. Vậy cứng khớp ngón tay uống thuốc gì? Sau đây là một vài loại thuốc có thể được kê đơn:
- Thuốc giảm đau như Paracetamol. Loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau mà không có khả năng chống viêm.
- Thuốc chống viêm không steroid NSAIDs: Có khả năng kháng viêm từ đó giúp giảm đau.
- Tiêm steroid: Nó được chỉ định khi các thuốc trên không phát huy hiệu quả. Những mũi tiêm thẳng vào khớp sẽ giúp giảm tình trạng cứng, đau trong vài tuần. Tuy nhiên, số lần tiêm cần được giới hạn để tránh gặp phải tác dụng phụ.
- Miếng dán, gel bôi ngoài da: Salonpas, Voltaren gel, Capsaicin gel…
- Tiêm enzyme: Được áp dụng trong trường hợp mắc bệnh co thắt Dupuytren. Enzyme collagenase tiêm vào khớp sẽ làm cho các mô dày mềm và yếu đi.
Những loại thuốc kể trên có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đau dạ dày, ảnh hưởng xấu thới gan, thận… Lạm dụng thuốc cũng có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc. Do đó, chỉ sử dụng thuốc dưới chỉ định của bác sĩ. Thông báo với bác sĩ nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào.
8.5. Bài thuốc dân gian chữa cứng khớp ngón tay
Các bài thuốc dân gian có ưu điểm là tiết kiệm chi phí lại lành tính. Tuy nhiên, tác dụng chậm và thường chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ.
– Bài thuốc 1: Lấy dây đau xương, bưởi bung, đơn gối hạc, cỏ xước, mỗi loại 20g. Sắc các vị trên tới khi còn 1/3 lượng nước thì chắt lấy nước uống.
– Bài thuốc 2: Thái nhỏ, sao vàng lá lốt, rễ cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g. Sắc với 600ml nước đến khi còn 1/3. Chắt lấy nước chia làm 3 lần uống trong ngày.
– Bài thuốc 3: Lấy cỏ xước 40g, hy thiêm 30g, thổ phục linh 20g, cỏ mực 20g, ngải cứu 12g, ké đầu ngựa 12g. Sắc các nguyên liệu với 2 lít nước đến khi còn 2 bát. Chắt lấy nước uống trong ngày.
8.6. Bài tập chữa cứng khớp ngón tay
Một số bài tập đơn giản có thể hỗ trợ giảm tình trạng căng cứng, tăng độ linh hoạt cho ngón tay. Đây có thể coi là cách chữa cứng khớp ngón tay tại nhà đơn giản. Thậm chí, bạn có thể tập mọi lúc, mọi nơi.
8.6.1. Bài tập nắm tay giảm cứng khớp ngón tay
Bài tập này không chỉ giảm đau mà còn giúp bàn tay linh hoạt hơn.
- Nắm nhẹ bàn tay
- Mở từ từ bàn tay, xòe các ngón tay càng xa càng tốt
- Nắm bàn tay lại nhưng lần này ngón tay cái đặt lên trên. Giữ nguyên trong khoảng 30 giây
- Duỗi lần lượt các ngón tay và thả lỏng
- Lặp lại động tác 5 lần
8.6.2. Bài tập uốn ngón tay
Động tác này giúp thúc đẩy hoạt động của gân và cơ tại ngón và bàn tay. Bạn có thể làm ấm tay trước khi bắt đầu bài tập.
- Đặt cánh tay và bàn tay thẳng trên mặt bàn, lòng bàn tay hướng lên trên
- Giữ thẳng cổ tay, gập ngón tay từ từ về phía lòng bàn tay
- Từ từ duỗi thẳng ngón tay
- Lặp lại 10 lần
8.6.3. Bài tập chạm ngón tay
Bài tập này giúp cải thiện độ linh hoạt của ngón tay cái.
- Xòe rộng bàn tay
- Uốn ngón cái trên lòng bàn tay sau cho chạm vào gốc ngón út. Giữ tư thế trong 5 giây.
- Trở lại tư thế ban đầu rồi tiếp tục uốn ngón tay cái lần lượt vào gốc các ngón tay còn lại
- Lặp lại 5 lần
8.6.4. Bài tập trượt ngón tay
Đây cũng là một bài tập giúp cải thiện khả năng chuyển động của các ngón tay và giảm tình trạng co cứng.
- Xòe bàn tay, các ngón tay tách nhau
- Trượt ngón trỏ về phía ngón tay cái mà không uốn cong
- Tiếp tục trượt lần lượt các ngón tay còn lại về phía ngón cái
- Khi trượt tới ngón cuối cùng hãy trở về tư thế ban đầu.
8.6.5. Bài tập cầm bóng giảm cứng khớp ngón tay
Bài tập này dùng để tăng sức mạnh cầm nắm của bàn tay. Bạn cần một quả bóng nhỏ, mềm để hỗ trợ.
- Nắm chặt quả bóng trong lòng bàn tay. Giữ trong 3 giây rồi thả ra
- Lặp lại động tác này 10 lần mỗi bên tay.
8.7. Vật lý trị liệu
Đây là phương pháp dành cho những người có đủ thời gian và kiên trì. Bác sĩ sẽ xây dựng liệu trình phù hợp cho từng đối tượng. Người bệnh sẽ được tư vấn về những phối hợp cần thiết để quá trình điều trị đạt hiệu quả nhất.
Các phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp giảm đau, giảm cứng khớp và cải thiện khả năng vận động. Đó có thể là sóng ngắn trị liệu, điện xung, bài tập vận động…
8.8. Phẫu thuật
Phẫu thuật được thực hiện khi các phương pháp điều trị bảo tồn không phát huy tác dụng. Sau khi tiến hành phẫu thuật, có thể ngón tay sẽ được cố định bằng cách nẹp hoặc bó bột một thời gian. Khi kết thúc quá trình này, người bệnh cần thực hiện trị liệu phục hồi để lấy lại khả năng vận động bình thường.
9. Chăm sóc người bị cứng khớp ngón tay
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, tình trạng cứng khớp ngón tay sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và tần suất lặp lại lớn hơn nếu tiếp tục duy trì thói quen xấu. Vì vậy, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và rèn luyện sao cho hợp lý để hỗ trợ quá trình điều trị.
9.1. Cứng khớp ngón tay nên ăn gì, kiêng gì?
Duy trì một chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, lành mạnh là cần thiết. Điều này sẽ cung cấp cho xương, sụn khớp ở ngón tay đầy đủ dưỡng chất để duy trì hoạt động của các tổ chức mô, sản xuất dịch nhờn, tái tạo mô sụn.
Người bệnh có thể bổ sung các thực phẩm lành mạnh như: Rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu omega-3, đậu bắp, sữa và các chế phẩm từ sữa, khoai lang, ngũ cốc.
Bên cạnh đó, những thực phẩm không nên xuất hiện trên bàn ăn là: Nội tạng động vật, đồ ăn nhanh, đồ muối chua, thực phẩm cay nóng. Đặc biệt, người bệnh không nên dùng đồ uống có cồn, chất kích thích.
9.2. Chế độ sinh hoạt, rèn luyện
Ngoài việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học, người bệnh nên lưu ý tới lối sống sinh hoạt như:
- Lao động vừa sức, hạn chế mang vác vật nặng
- Dành 30 phút tập thể dục mỗi ngày, tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe
- Kiểm soát cân nặng, cải thiện độ dẻo dai của xương khớp
- Chú ý phòng ngủ không được quá lạnh, giữ ấm cơ thể vào mùa đông
- Tắm nước đủ ấm để thúc đẩy tuần hoàn máu và hạn chế co thắt cơ bắp.
10. Cách phòng tránh
Để giảm bớt khả năng gặp phải tình trạng này, bạn có thể thực hiện một số thay đổi trong sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học. Bạn có thể tham khảo về chế độ ăn ở phần chăm sóc người bệnh phía trên.
- Đối với những người có đặc thù công việc buộc phải thường xuyên sử dụng ngón tay hãy sắp xếp thời gian cho ngón tay nghỉ ngơi. Trong thời gian làm việc, thỉnh thoảng hãy dành vài phút để massage nhẹ nhàng ngón tay.
- Sử dụng dụng cụ, thiết bị bảo hộ bàn tay trong khi lao động, chơi thể thao. Đó có thể là băng thun, bao tay bảo vệ…
- Sử dụng sản phẩm bảo vệ xương khớp như các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
- Điều trị tích cực các bệnh lý có thế gây cứng ngón tay.
- Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý có liên quan.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng cứng khớp ngón tay cũng như những cách điều trị hiệu quả. Để tìm hiểu thêm về bệnh xương khớp, bạn có thể liên hệ qua hotline 0343 44 66 99.
XEM THÊM
- Viêm đau khớp ngón tay có nguy hiểm không? Lời đáp từ chuyên gia
- Các cách điều trị hiệu quả cho chứng tê đầu ngón tay
- Lo lắng vì ngón tay bị sưng – Đọc ngay bài viết này
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Các bài tập dễ dàng để ngăn ngừa chứng cứng tay
https://www.healthline.com/health/psoriatic-arthritis/prevent-
Tham Vấn Y Khoa
TTƯT Hoàng Khánh ToànĐại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”