Thoái hóa khớp vai là một bệnh lý về xương khớp, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của bả vai và cánh tay. Để có hướng điều trị hiệu quả, người bệnh cần tìm hiểu những kiến thức về thoái hóa khớp vai, nguyên nhân và cách phòng tránh.
1. Khái quát về bệnh thoái hóa khớp vai
1.1 Cấu tạo của vai
Vai được cấu tạo bởi 3 khớp chính:
– Khớp ức – đòn (sternoclavicular – SC joints): Đầu trong của xương đòn nối với xương ức.
– Khớp ổ chảo – cánh tay (glenohumeral – GH Joints): Là điểm nối giữa đỉnh của xương cánh tay và ổ chảo của xương bả vai.
– Khớp cùng vai đòn (acromioclavicular – AC Joints): Là điểm nối giữa xương đòn với xương bả vai.
1.2 Cấu tạo của khớp vai
Khớp vai là một khớp hoạt dịch, gồm: sụn khớp, khoang khớp, bao hoạt dịch, bao khớp và hệ thống các gân, cơ, dây chằng xung quanh. Đây là một trong những khớp quan trọng của cơ thể và thường xuyên phải cử động. Vì vậy, đây cũng là khớp dễ bị thoái hóa.
1.3 Thoái hóa khớp vai là bệnh gì?
Thoái hóa khớp vai là tình trạng tổn thương mạn tính ở sụn khớp và mô xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm và giảm lượng dịch khớp. Bệnh thường xảy ra ở khớp AC, gây ra những cơn đau mỏi khó chịu, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt.
Người bị thoái hóa khớp vai nếu không được điều trị kịp thời còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như biến dạng khớp, vôi hóa khớp vai, tê liệt cổ, vai, lưng…
2. Triệu chứng
Để phát hiện kịp thời các triệu chứng của thoái hóa khớp vai, người bệnh cần chú ý đến sức khỏe của mình để có biện pháp điều trị từ sớm. Thông thường, thoái hóa khớp vai sẽ có các triệu chứng sau:
2.1 Đau khớp vai
Người bệnh thường xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, nặng hơn khi vận động và giảm lúc nghỉ ngơi. Đau nhức xảy ra tại khớp vai sau đó lan xuống bả vai, ức và cổ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
2.2 Sưng khớp vai
Khớp vai khi bị viêm, các bộ phận gần khớp sẽ bị tổn thương theo gây ra hiện tượng sưng và nóng hơn bình thường ở các mô mềm xung quanh. Người bệnh nhận thấy rõ khi sờ nắn.
2.3 Cứng khớp vai
Cùng với hiện tượng sưng đau, người bị thoái hóa khớp vai còn có cảm giác cứng xung quanh khớp vai, giảm sự linh hoạt của đôi vai, thậm chí gây bất động nếu bệnh tiến triển nặng.
Dấu hiệu này rất dễ nhận biết khi người bệnh cố gắng vận động cánh tay hoặc cử động đôi vai, cảm giác đau và tê cứng, khó khăn khi vòng tay qua phía sau, nhấc cánh tay, xoay bả vai…
2.4 Phát ra tiếng kêu
Khi xoay vai có thể nghe thấy tiếng kêu “lục khục”, là dấu hiệu cảnh báo tình trạng giảm thiểu dịch ổ khớp, sụn khớp đã bị bào mòn và xương không được bảo vệ tạo ra sự ma sát.
2.5 Hạn chế vận động
Thoái hóa khớp vai làm hạn chế khả năng cử động như xoay vai, giơ tay lên cao hoặc cúi xuống…
Giai đoạn đầu khi mới bị bệnh do chưa ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động nên nhiều người không chú ý. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn thì các cơn đau, tê, cứng sẽ xuất hiện thường xuyên, nhất là khi người bệnh hoạt động với cường độ cao.
2.6 Vai yếu và teo cơ
Nếu bạn bị thoái hóa khớp vai, bạn sẽ cảm thấy vai của mình yếu đi. Trong trường hợp bệnh đã tiến triển thì vai còn bị teo cơ, không còn rắn chắc như bình thường.
2.7 Viêm quanh khớp vai
Viêm quanh khớp vai là một trong những bệnh cơ xương khớp khá phổ biến hiện nay. Không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận động của hai tay, viêm quanh khớp vai còn dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
>> Tìm hiểu thêm: Điểm mặt 4 “thủ phạm” gây đau xương bả vai
3. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai
Cũng giống như các bệnh lý về xương khớp khác, có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai. Việc tìm ra được nguyên nhân sẽ giúp cho người bệnh có hướng điều trị kịp thời.
3.1 Tuổi tác
Theo thời gian, càng lớn tuổi chúng ta càng phải đối mặt với bệnh thoái hóa xương khớp. Đối với bệnh thoái hóa khớp vai thường xảy ra ở những người từ 40 tuổi trở lên.
3.2 Dị tật bẩm sinh
Một số người sinh ra có cấu trúc xương kém làm gia tăng nguy cơ bị trật khớp vai, lâu dần dễ dẫn đến thoái khóa. Các yếu tố bẩm sinh khác hoặc viêm khớp nhiễm trùng cũng làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh này.
3.3 Chấn thương
Trật khớp, gãy xương, tập luyện quá sức hay chấn thương trong quá trình lao động, tập luyện thể thao có thể gây tổn thương cho khớp vai, lâu ngày dẫn tới bị viêm nhiễm và thoái hóa.
3.4 Thói quen sinh hoạt và lao động
Công nhân, lao động thường xuyên phải mang vác nặng là đối tượng dễ bị tổn thương do khớp vai phải chịu nhiều áp lực. Xương và sụn khớp vai ngày càng chịu nhiều sức ép, lâu dần bị bào mòn và sinh ra đau nhức, thoái hóa.
Ngồi làm việc lâu hoặc nằm ngủ sai tư thế, chế độ ăn uống thiếu khoa học, hút nhiều thuốc lá, sử dụng nhiều rượu, bia và các chất kích thích cũng là nguyên nhân gây thoái hóa.
3.5 Giới tính
Một số trường hợp mắc bệnh là do sự thay đổi nội tiết tố sinh dục nữ.
4. Chuẩn đoán thoái hóa khớp vai
Để chuẩn đoán chính xác tình trạng khớp vai bị thoái hóa ở mức độ nào, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng đồng thời tiến hành các xét nghiệm cần thiết.
4.1 Chụp X-quang
Chụp X-quang để kiểm tra bên trong khớp vai, từ đó có thể đưa ra kết luận về các tổn thương xung quanh khớp và gai xương.
4.2 Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Chụp cộng hưởng từ giúp bác sĩ xác định tình trạng của các dây chằng, cơ, gân, khớp cũng như sức khỏe của xương. Tuy nhiên, MRI chỉ được chỉ định khi kết quả X-quang không cho kết luận chính xác về bệnh lý.
4.3 Chụp CT
Chụp cắt lớp vi tính CT giúp bác sĩ quan sát nhiều mặt cắt ngang bên trong cấu trúc xương. Kết quả này có thể xác định các tổn thương hoặc khiếm khuyết xương vai của người bệnh.
4.4 Siêu âm
Siêu âm giúp bác sĩ kiểm tra các tổn thương ở mô mềm, rách hay bong gân hoặc dịch tụ dưới các lớp dây chằng, độ dày mỏng của túi hoạt dịch.
4.5 Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu thường được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ tình trạng viêm khớp dạng thấp. Bên cạnh đó, xét nghiệm máu được thực hiện để loại trừ các bệnh lý liên quan khác.
5. Cách điều trị thoái hóa khớp vai
5.1 Chăm sóc tại nhà
Người bị thoái hóa khớp vai ở giai đoạn đầu, chưa nghiêm trọng có thể tự chăm sóc tại nhà như:
– Chườm nóng hoặc lạnh: Chườm nóng giúp cải thiện tình trạng cứng khớp, còn chườm lạnh giúp giảm sưng và đau.
– Dành thời gian nghỉ ngơi: Thoái hóa khớp vai có thể gây khó chịu vào buổi sáng hoặc khi người bệnh luyện tập thể thao, lao động nặng. Vì vậy, người bệnh nên dừng các hoạt động, công việc để khớp vai được nghỉ ngơi.
5.2 Vật lý trị liệu
Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trị liệu hoặc bác sĩ chuyên môn để xây dựng các bài tập từ nhẹ đến nặng, không ảnh hưởng đến chức năng vai.
– Co duỗi vai: giúp tăng cường sự linh hoạt của vai và các cơ xung quanh.
– Tập aerobic với động tác nhẹ nhàng: hỗ trợ lưu thông máu đi khắp cơ thể và ngăn ngừa tình trạng đau nhức, cứng khớp vai.
5.3 Điều trị thoái hóa khớp vai bằng thuốc Tây
Trong một số trường hợp cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc Tây để giảm các triệu chứng như cứng, sưng và đau khớp. Tuy nhiên, trước khi sử dụng người bệnh cần tìm hiểu kỹ tác dụng phụ có thể gây ra do sử dụng thuốc tây.
– Thuốc giảm đau: Co-codamol, Paracetamol… giúp ngăn chặn cơn đau nhanh chóng.
– Thuốc chống viêm: Ibuprofen, Indomethacin, Aspirin… giúp hạn chế sự tiến triển và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tại khớp.
– Thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm… giúp thư giãn cơ bắp, giải tỏa co cứng khớp hiệu quả, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân cấp tính.
– Glucosamin: kích thích chọn lọc tế bào sụn cần sửa chữa, ức chế enzym tiêu hủy protein và cải thiện sự thu nhận canxi vào xương.
5.4 Tiêm ngoài màng cứng
Tiêm ngoài màng cứng được chỉ định trong trường hợp đau nghiêm trọng và các loại thuốc điều trị không mang lại hiệu quả. Hai loại thuốc được chỉ định tiêm là:
– Steroid: Giúp giảm viêm, giảm sưng vai, cứng khớp và cải thiện các cơn đau.
– Axit Hyaluronic: Hoạt chất này có thể cung cấp bôi trơn nhân tạo cho khớp vai. Điều này hạn chế tình trạng ma sát gây hao mòn tự nhiên và ngăn ngừa thoái hóa khớp.
Lưu ý, khi tiêm thuốc cần tiêm đúng vị trí bị thoái hóa. Một số bác sĩ có thể sử dụng siêu âm hoặc soi huỳnh quang trong quá trình tiêm thuốc để đảm bảo chính xác.
5.5 Phẫu thuật
Trường hợp người bệnh đã thực hiện tất cả các phương pháp trên nhưng không đạt hiệu quả buộc phải tiến hành phẫu thuật khớp vai. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn rủi ro nên chỉ được chỉ định cho những bệnh nhân từ trung bình đến nặng.
Các loại phẫu thuật được đề nghị thực hiện còn phải tùy thuộc vào tuổi tác của từng bệnh nhân.
5.6 Thay khớp vai
Người bệnh sẽ được thay thế toàn bộ khớp vai bằng khớp nhân tạo. Phương pháp này được áp dụng để điều trị thoái hóa khớp Glenohumeral. Thay thế khớp vai là một phẫu thuật phức tạp đòi hỏi quá trình phục hồi lâu dài và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
5.7 Cắt bỏ xương vai
Đây là phẫu thuật loại bỏ một phần xương ra khỏi khớp vai. Mục đích nhằm giảm ma sát giữa các khớp trong quá trình chuyển động của vai. Phương pháp này được thực hiện để điều trị thoái hóa khớp AC và những vấn đề liên quan đến không gian khớp.
5.8 Tái tạo sụn
Phẫu thuật này hỗ trợ thúc đẩy quá trình phát triển của mô sụn mới. Bác sĩ phẫu thuật có thể kích thích sự phát triển sụn mới bằng cách thực hiện những vết cắt nhỏ ở xương bên dưới sụn bị tổn thương.
6. Phòng ngừa thoái hóa khớp vai
Để phòng ngừa bệnh lý này có thể xảy ra sớm cũng như giảm nhẹ các triệu chứng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
6.1 Kiểm soát cân nặng
Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố có thể gây thoái hóa khớp, trong đó có khớp vai. Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng là một trong những biện pháp đơn giản để giảm nguy cơ mắc bệnh lý về xương khớp.
6.2 Thường xuyên tập thể dục thể thao
Tập luyện thể dục thể thao không chỉ tốt đối với khớp vai mà còn cải thiện sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa thoái hóa.
6.3 Dành thời gian nghỉ ngơi và tái tạo sức lao động
Trong một số trường hợp, việc sử dụng khớp vai để lao động, làm việc là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, sau những ngày lao động và làm việc nên dành thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động. Nếu khớp vai đã bị tổn thương nên tránh sử dụng ít nhất từ 12 – 24 giờ. Việc phục hồi tốt có thể hỗ trợ giảm nguy cơ phát triển thoái hóa khớp.
6.4 Kiểm soát lượng đường trong máu
Nồng độ glucose cao có thể làm tăng tốc độ hình thành các phân tử làm cho sụn cứng và kích hoạt phản ứng viêm, dẫn đến tổn thương sụn cũng như làm tăng nguy cơ thoái hóa. Vì vậy, người bệnh cần kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
6.5 Chế độ ăn uống hợp lý
Một số loại thực phẩm có thể giảm nguy cơ hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của thoái hóa khớp vai. Người bệnh nên thường xuyên bổ sung axit béo Omega-3 (quả óc chó, cải dầu, đậu nành, hạt lanh và ô liu) và vitamin D (cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, sữa, ngũ cốc, trứng)…
Bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện về bệnh thoái hóa khớp vai. Đồng thời, để phòng tránh bệnh lý này, bảo vệ xương khớp của bạn và gia đình, ngay từ bây giờ bạn có thể lựa chọn các sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, vừa an toàn vừa có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ.
Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về bệnh thoái hóa khớp vai cũng như các sản phẩm bảo vệ xương khớp, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0865 344 349 để các chuyên gia tư vấn và giải đáp.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.